MSDS là gì? Viết tắt của từ gì? Sử dụng MSDS như thế nào?

x Doanh nghiệp bạn có kế hoạch chuyển gửi hóa chất nguy hiểm, cần tìm hiểu MSDS là gì?
x Bạn muốn biết cách sử dụng MSDS như thế nào trong vận chuyển hóa chất?
x Bạn cần tìm Công ty vận chuyển hóa chất/chất lỏng an toàn, chuyên nghiệp, giá rẻ?

MSDS là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Data Safety Sheets) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Proship.vn dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có sẽ làm rõ khái niệm MSDS là gì? Cách sử dụng MSDS như thế nào chuẩn nhất?,…Đồng thời, khi quý khách có nhu cầu chuyển gửi hàng hóa có tính chất đặc thù như chất lỏng, các loại hóa chất nguy hiểm đi Quốc tế bằng phương tiện chuyên dụng có thể cân nhắc lựa chọn chúng tôi làm đơn vị gửi hàng uy tín giá rẻ.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

MSDS là gì? Viết tắt của từ gì?

Trong lĩnh vực vận chuyển Quốc tế sẽ có rất nhiều loại hàng hóa đặc thù cần đến MSDS. Thế nên nhiều người thắc mắc MSDS là gì? Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất Material Safety Data Sheet (gọi tắt là MSDS) thường được gặp rất nhiều khi làm các thủ tục xuất nhập hàng hóa thông qua đường hàng không. Thông qua bảng MSDS, người vận chuyển cùng các nhân viên hiện trường sẽ biết được bản thân đang làm việc với những hàng hóa nào và cần có lưu ý gì khi giao nhận. Bảng chỉ dẫn MSDS được chia làm 4 section cơ bản: Chemical Product and Company Identification (thông tin sản phẩm và nhà sản xuất), Ingredient (Thành phần sản phẩm), Hazzards Identification (Những ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngắn hoặc dài hạn), First Aid Measures (Các chỉ tiêu đo lường).

MSDS là gì? Viết tắt của từ gì? Sử dụng MSDS như thế nào?
Material Safety Data Sheet (MSDS) là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, thường phổ biến khi thực hiện các thủ tục XNK hàng đường hàng không.

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS,…tên của nhà sản xuất,  nhà cung cấp, địa chỉ, số điện thoại khẩn cấp
  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ,…
  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
  • Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích,…) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Thông tin vận chuyển: tên vận chuyển, hạng nguy hiểm, số UN, nhóm gói.
  • Kiểm soát phơi nhiễm / Bảo vệ cá nhân: phần này thường chứa các giới hạn phơi nhiễm cho mỗi quốc gia (được phân loại theo hình thức phơi nhiễm hoặc tiếp xúc quá mức), cũng như các thiết bị bảo vệ cá nhân được pháp luật khuyến nghị.
Có thể bạn quan tâm  Lệ phí cầu đường - cầu cảng là gì?

=> Hiện nay, với các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc thực phẩm dạng bột tuy không phải là hàng hóa chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển thì hầu hết các hãng hàng không quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay sẽ đều yêu cầu phải có MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không. Vì thế, khi bạn muốn xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm, bắt buộc phải xuất trình MSDS thì người vận chuyển mới xem xét có nhận vận chuyển hay không.

Sử dụng MSDS như thế nào chuẩn nhất?

Trong cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay, việc đảm bảo an toàn lao đồng, an toàn về vật liệu xây dựng đặc biệt là đảm bảo an toàn vật liệu bằng hóa chất có ảnh hưởng đến sức khỏe con người thường được chúng ta đặt lên hàng đầu vì nó rất quan trọng. Để có thể làm được bộ MSDS thì các bạn phải hiểu biết đầy đủ về các thành phần của sản phẩm và mỗi Công ty đều có bộ phần kỹ sư hóa chất để tham gia lập MSDS. Bên cạnh đó, ở nhiều quốc gia có nhiều Công ty không thể có điều kiện thí nghiệm chi tiết nên họ sẽ tham khảo từ nhiều nguồn kế hoạch MSDS của các Công ty khác gần giống lĩnh vực ngành họ đang thực hiện.

Một MSDS phải có đầy đủ các mục và Công ty phải ký tên đóng dấu chịu trách nhiệm trước pháp luật. Một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể làm một MSDS đó chính là tham khảo tại website Sciencelab.com để có thể tìm được MSDS phù hợp nhất với sản phẩm của công ty bạn đang sản xuất thực hiện. Dưới đây là các bước hướng dẫn các bạn tra MSDS có sẵn tại Sciencelab, toàn bộ tài liệu bằng tiếng anh nên các bạn có thể sử dụng công cụ dịch ra để tham khảo:

  • Bước 1: Truy cập vào đường link sau: http//www.sciencelab.com/msdsList.php
  • Bước 2: Sau khi truy cập website sẽ hiển thị mục rất nhiều MSDS nên bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl+F để tìm theo tên sản phẩm phù hợp với Công ty của bạn bằng Tiếng Anh
  • Bước 3: Sau đó download file PDF và sử dụng công cụ dịch thuật để chuyển sang tiếng việt rồi tham khảo.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Mục đích của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Mục đích chung của việc thực hiện MSDS để giúp cảnh báo độ nguy hiểm của các vật liệu bằng các ghi chú của người thực hiện đảm bảo an toàn và có tác dụng tiếp theo đó chính là giúp cho người lap động biết được sự nguy hại nguy hiểm của sản phẩm hoặc vật liệu đang sử dụng để có biện pháp sơ cứu kịp thời trong trường hợp cần thiết. Đối với một bảng MSDS thì thường đề cập đến trách nhiệm của các bên tham gia trong đó bao gồm người nhập khẩu, người xuất khẩu và người lao động.

Có thể bạn quan tâm  Phytosanitary là gì? Tất cả những thông tin về Phytosanitary

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Đối với người xuất khẩu

  • Điều đầu tiên đối với người xuất khẩu là phải có MSDS để thực hiện quá trình kiểm soát xuất nhập khẩu sản phẩm đang sử dụng;
  • MSDS phải phù hợp với từng sản phẩm khác nhau, phải cung cấp đầy đủ thông tin độc hại chính xác và bộ tài liệu về MSDS không được bị quá hạn các bạn nên lưu ý điều này. Thời hạn thương không quá 3 năm kể từ ngày làm MSDS;
  • Người xuất khẩu cũng phải đảm bảo rằng người mua phải có bảng MSDS tại thời điểm giao hàng hoặc trước thời điểm người mua nhận hàng để đảm bảo tính an toàn;
  • Người xuất khẩu phải thực hiện cung cấp đầy đủ các thông tin kể cả thông tin về bí mật thương mại khi các y bác sĩ thực hiện cấp cứu người trong tình trạng khẩn cấp. Bên cạnh đó người bán được phép giữ lại các thông tin bí mật thương mại như nồng đồ và các công thức pha chế theo đúng quy định của pháp luật.
MSDS là gì? Viết tắt của từ gì? Sử dụng MSDS như thế nào?
MSDS Material Safety Data Sheet quy định trách nhiệm rõ ràng đối với người XNK, người lao động nên các bên liên quan cần nắm rõ để thực hiện đúng.

Đối với người nhập khẩu

  • Người nhập khẩu phải đảm bảo MSDS được lấy từ bản gốc của nhà cung cấp đầu tiên để đảm bảo được tính xác thực của lô hàng;
  • Đặc biệt người mua phải lưu ý thật kỹ các thông tin trong MSDS phải có thời gian cập nhật cụ thể,trong trường hợp nếu có thay đổi về hóa chất thì phải có bản cập nhật mới trước 90 ngày kể từ ngày thay đổi và cứ mỗi 3 năm phải thực hiện bản cập nhật mới một lần;
  • Đương nhiên về người mua phải có yêu cầu bảng MSDS cho chính người mua;
  • Tại những nơi làm việc thì người mua phải có những bản sao MSDS để đảm bảo tính an toàn khi tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc;
  • Người mua có thể thực hiện thêm các thông tin trong MSDS nhưng phải đảm bảo không ít thông tin hơn bảng MSDS đầu tiên.

Với người lao động

  • Đối với người lao động phải thực hiện theo dõi các thông tin an toàn về biện pháp phòng ngừa theo chỉ dẫn tại nơi làm việc.
  • Người lao động phải hiểu được các mục trong MSDS để có thể xử lý kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra.

>>Xem thêm: Pre-carriage là gì?

Đơn vị nào nhận chuyển gửi các loại hóa chất đi Bắc Nam/Quốc tế an toàn, chuyên nghiệp tốt nhất hiện nay?

Trước nhu cầu vận chuyển các loại hàng đặc thù đi Bắc Nam và Quốc tế như hóa chất nguy hiểm, chất lỏng tăng cao để phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp,…PROSHIP.VN với năng lực vận tải cùng kinh nghiệm XNK thường xuyên mặt hàng đặc thù này, chúng tôi cung cấp ra thị trường dịch vụ gửi hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình luân chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đặc biệt, nhân viên Proship hiểu rất rõ thuật ngữ MSDS là gì cũng như tính thiết yếu cần có của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này nên sẽ giải đáp cho khách gửi hàng mọi thắc mắc liên quan trước khi chính thức ký kết Hợp đồng vận chuyển – xuất nhập khẩu hóa chất. Quý khách có nhu cầu gửi hàng tuyến Việt – Trung, Mỹ, Đức, Úc, Nga, Ba Lan, Ý, Hà Lan,…và nhiều thị trường khác bằng đường sắt, đường bộ, đường biển, hãy liên hệ để nhận báo giá tốt nhất.

Thêm nữa, Proship còn có nhận hỗ trợ các Dịch vụ Logistics khác như: Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, Dịch vụ kho bãi,…Nhất là luôn có sự kết nối chặt chẽ với các đơn vị liên quan, cơ sở hạ tầng, phương tiện đầy đủ, nhân lực hùng hậu giàu kinh nghiệm giúp kế hoạch vận chuyển hàng hóa chất/chất lỏng xuất nhập khẩu được diễn ra thành công tốt đẹp. Khi gửi hàng tại đây, bạn cứ hoàn toàn an tâm bởi nhân sự thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất và phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho hàng hóa của quý khách.

Có thể bạn quan tâm  House Bill là gì? Tất cả thông tin liên quan tới House Bill
MSDS là gì? Viết tắt của từ gì? Sử dụng MSDS như thế nào?
Proship.vn là một trong những Đơn vị vận chuyển hóa chất đi Quốc tế/Nội địa bằng container/xe chuyên dụng an toàn, chuyên nghiệp, uy tín tốt nhất.

Các loại hóa chất Proship nhận vận chuyển đi Bắc Nam/Quốc tế

  • Chloramine B;
  • Xút (NaOH);
  • Amoniac lỏng và dung dịch (NH3);
  • Axit Sunfuric (H2SO4);
  • Axit Photphoric (H3PO4);
  • Axit Clohydric (HCl);
  • Axit Nitric (HNO3);
  • Javen,…

Địa điểm gom hàng/giao hàng tận nơi tại các tỉnh, thành Việt Nam

  • Miền Nam: TPHCM; Đồng Nai; Bình Phước; Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Bà Rịa- Vũng Tàu; Đồng Tháp; Tiền Giang; An Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Kiên Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ;
  • Miền Trung: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận;
  • Miền Bắc: Hà Nội; Lào Cai; Yên Bái; Điện Biên; Hòa Bình; Lai Châu; Sơn La; Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Giang; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Hà Nam; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Vĩnh Phúc;
  • Khu vực Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk ; Đăk Nông; Lâm Đồng;
  • Hoặc giao tại các KCN lớn ở Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hoà, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành, Tàu thủy Soài Rạp, Khai Quang Vĩnh Phúc, Gián Khẩu, KCN Thạnh Đức, KCN Sông Công 2, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Thuận Yên,…và các Khu chế xuất, Cụm Công nghiệp tiềm năng trải dài từ Bắc chí Nam.

Các phương thức nhận và giao hàng tại Proship

  • Nhận tận nơi, giao tận nơi (Door to Door): Mọi hoạt động vận chuyển chất lỏng/hóa chất được Proship đảm nhiệm. Chúng tôi sẽ nhận và giao hàng tận nơi tại địa chỉ yêu cầu;
  • Nhận tận nơi, giao tại kho: Proship sẽ điều xe đến nhận hàng tận nơi, tập kết tại kho và vận chuyển đến kho gần địa chỉ giao hàng. Sau đó, khách đến kho Proship để nhận hàng;
  • Nhận tại kho, giao tận nơi: Quý khách sẽ chuyển mặt hàng đặc thù này đến kho Proship. Sau đó, chúng tôi tiến hành giao hàng tận nơi theo yêu cầu;
  • Nhận tại kho, giao tại kho: Quý khách sẽ vận chuyển hàng đến kho Proship. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành vận chuyển đến kho hàng Proship tại vị trí gần với địa chỉ giao hàng. Sau đó, khách hàng sẽ đến kho chúng tôi nhận hàng về.

Proship đã tổng hợp những kiến thức cần biết để làm rõ khái niệm MSDS là gì cũng như cách sử dụng MSDS như thế nào chuẩn nhất. Từ đây, nếu Đơn vị/Doanh nghiệp nào có nhu cầu vận chuyển mặt hàng đặc thù như hóa chất/chất lỏng có thể lưu lại thông tin để đối chiếu và áp dụng hiệu quả trong một số trường hợp cần thiết. Ngoài ra, khi quý vị cần thuê Dịch vụ vận chuyển hóa chất bằng đường sắt, đường bộ, đường biển đảm bảo quy trình an toàn, cẩn thận trong mọi khâu với cước phí rẻ phải chăng. Hãy nhanh chóng liên hệ với Công ty Cổ phần Proship theo Hotline bên dưới để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Bài viết này được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn