Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện như thế nào? Có phức tạp không?

x Các Tư nhân, Nhà máy, Xí nghiệp, DN, Xưởng sản xuất,…đang có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn dây cáp điện về Việt Nam?
x Bạn chưa rành về thủ tục, quy trình, cách chuẩn bị hồ sơ chứng từ kiểm tra chất lượng dây điện/dây cáp điện nhập khẩu,…?
x Bạn cần tìm một Đơn vị chuyên lo thủ tục nhập khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có dây cáp điện? Có đội ngũ nhân viên rành về nghiệp vụ hải quan – thông quan hàng hóa – vận chuyển – giao hàng tận nơi trọn gói giá rẻ, uy tín tốt nhất?

Proship.vn sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan tới Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện từ nước ngoài về Việt Nam. Mọi vướng mắc mà Quý Doanh nghiệp, Cá nhân, Tổ chức quan tâm đặt ra ở trên cũng được chia sẻ từ A – Z như mã HS Code, thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu, các bước quy trình kiểm tra chất lượng dây điện,…Đồng thời qua đây, chúng tôi cũng muốn giới thiệu Dịch vụ khai hải quan nhập khẩu dây cáp điện và các mặt hàng khác với cước phí rẻ tiết kiệm, chuẩn xác, uy tín hỗ trợ hiệu quả cho việc nhập khẩu hàng từ nước ngoài về Việt Nam của Doanh nghiệp.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Nhu cầu nhập khẩu dây cáp điện hiện nay ra sao?

Trong mỗi hệ thống điện, cáp điện được xem là thiết bị quan trọng không thể thiếu. Với nhiều ứng trong thực tiễn đặc biệt là nhiệm vụ truyền dẫn điện trong hệ thống và để đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng nên thiết bị này được khá nhiều Doanh nghiệp XNK quan tâm. Cũng chính vì đây là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống, sản xuất, xây dựng,…nên nhu cầu nhập khẩu dây cáp điện cũng ngày càng gia tăng.

Dây cáp điện là loại dây dẫn gồm lõi dẫn điện bằng kim loại, bên ngoài là lớp vỏ bảo vệ, lớp vỏ cách điện. Lớp vỏ ngoài làm bằng PVC hoặc XLPE giúp ngăn chặn các tác động tiêu cực từ như nhiệt độ, va đập mạnh, mưa gió,…Cấu tạo cụ thể gồm:

  • Ruột dẫn điện;
  • Lớp cách điện;
  • Chất độn;
  • Băng quấn;
  • Lớp vỏ bọc trong;
  • Giáp kim loại bảo vệ;
  • Lớp vỏ bọc ngoài.

Dây cáp điện là mặt hàng không chỉ được sản xuất trong nước mà còn nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc,…nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu của thị trường.

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện như thế nào? Có phức tạp không?
Dây cáp điện với cấu tạo đặc trưng gồm ruột dẫn điện, lớp cách điện, chất độn, băng quấn, lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài,…dùng để truyền tải điện hoặc đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.

Do người tiêu dùng thường lựa chọn các loại dây điện nhập khẩu vì an tâm hơn về chất lượng, nguồn gốc. Nhận thấy nhu cầu ấy, các Doanh nghiệp cũng nhập về nhều loại dây cáp để kinh doanh. Song do tính chất phức tạp, đa dạng của dây cáp điện nên việc nhập khẩu mặt hàng này cần có cơ chế kiểm soát nhất định.

Dây điện, cáp điện nhập khẩu có nhiều loại được phân loại và định danh trong biểu thuế theo công dụng và điện áp định danh, chất liệu vỏ bọc và đã lắp đầu nối hay chưa. Do đó tùy loại dây, cáp điện mà DN nhập khẩu phải tiến hành thủ tục nhập khẩu dây cáp điện bình thường hoặc bắt buộc kiểm tra chuyên ngành theo quy định…Muốn biết cụ thể ra sao, hãy cùng Proship theo dõi, cập nhật nội dung tiếp theo.

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện có phức tạp không? Quy trình nhập khẩu thế nào?

PROSHIP LOGISTICS nhận thấy nhu cầu nhập khẩu dây cáp điện về Việt Nam gia tăng nên đã tổng hợp kiến thức, thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy để làm rõ những vấn đề liên quan tới thủ tục nhập khẩu dây cáp điện như Căn cứ pháp lý, Quy định chính sách, Mã HS Code, Biểu thuế nhập khẩu, Quy trình thủ tục nhập các loại dây điện/cáp điện…Bạn quan tâm mời tham khảo nội dung sau đây:

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo về Việt Nam năm 2024 như thế nào?

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Các loại dây cáp điện cần và không cần kiểm tra chuyên ngành

Các loại dây cáp điện CẦN PHẢI kiểm tra chuyên ngành

Theo Thông tư 22/2011/TT-BKHCN: Mặt hàng dây điện bọc nhự PVC có điện áp định danh đến và bằng 450/750V khi nhập về Việt Nam để kinh doanh phải kiểm tra chất lượng theo Bộ KHCN yêu cầu.

Theo Thông tư 27/2012/TT-BKHCN: mặt hàng dây điện bọc nhựa PVC có điện áp bọc nhựa PVC có điện áp định danh đến và bằng 450/750V khi nhập hàng về Việt Nam sẽ phải kiểm tra chất lượng khi:  Hàng hóa nhập khẩu là hành lý các nhân, hàng hóa ngoại giao, hàng triển lãm hội chợ, quà biếu, hàng hóa vật tư tạm nhập – tái xuất, hàng quá cảnh, các vật tư thiết bị máy phục vụ dự án đầu tư, hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của Pháp luật.

Các loại dây cáp điện KHÔNG CẦN PHẢI kiểm tra chuyên ngành

Các loại dây cáp KHÔNG CẦN thực hiện kiểm tra chuyên ngành gồm:

  • Dây điện bọc chất cách điện khác (không phải bọc nhựa PVC) thì không phải đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Doanh nghiệp phải thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa theo quy định trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường;
  • Dây cáp điện đã lắp sẵn đầu nối dùng để lắp nối trong các thiết bị điện là sản phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh của một quá trình sản xuất;
  • Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, do đó khi nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành.

Căn cứ pháp lý và quy định pháp luật nhập khẩu dây điện, cáp điện

Dưới đây là những căn cứ pháp lý và quy định hiện hành về việc nhập khẩu dây điện, cáp điện về Việt Nam:

  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, quản lý các mặt hàng cấm kinh doanh xuất nhập khẩu;
  • Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ KHCN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN;
  • Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2018 Quy định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GTVT.

Mã HS Code và biểu thuế nhập khẩu

Sau đây là mã HS Code và biểu thuế nhập khẩu của một vài loại cáp điện cần biết:

Mã HS

Mô tả sản phẩm

NK thông thường (%)

NK ưu đãi (%)

VAT (%)

8544

Dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối.

Dây đơn dạng cuộn:

854411

Bằng đồng:

85441120

Có một lớp phủ ngoài hoặc bọc bằng giấy, vật liệu dệt hoặc poly(vinyl clorua)

22.5

15

10

85441130

Có lớp phủ ngoài bằng dầu bóng (lacquer)

22.5

15

10

85441140

Có lớp phủ ngoài bằng men tráng (enamel)

22.5

15

10

85441190

Loại khác

15

10

10

85441900

Loại khác

7.5

5

10

854420

Cáp đồng trục và các dây dẫn điện đồng trục khác:

Cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:

85442011

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

15

10

10

85442019

Loại khác

15

10

10

Cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:

85442021

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

15

10

10

85442029

Loại khác

15

10

10

Cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:

85442031

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

5

0

10

85442039

Loại khác

3

2

10

Cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:

85442041

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

5

0

10

85442049

Loại khác

3

2

10

854430

Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác loại sử dụng cho xe, phương tiện bay hoặc tàu thuyền:

Bộ dây điện cho xe có động cơ:

Cách điện bằng cao su hoặc plastic:

85443012

Loại dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

30

20

10

85443013

Loại khác

30

20

10

Loại khác:

85443014

Loại dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

30

20

10

85443019

Loại khác

30

20

10

Loại khác:

85443091

Cách điện bằng cao su hoặc plastic

7.5

5

10

85443099

Loại khác

7.5

5

10

Dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp không quá 1.000V:

854442

Đã lắp với đầu nối điện:

Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80V:

85444211

Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

5

0

10

85444213

Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

5

0

10

85444219

Loại khác

5

0

10

Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80V nhưng không quá 1.000V:

85444221

Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

5

0

10

85444223

Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

5

0

10

85444229

Loại khác

5

0

10

Cáp ắc quy:

Cách điện bằng cao su hoặc plastic:

85444232

Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

22.5

15

10

85444233

Loại khác

22.5

15

10

Loại khác:

85444234

Cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11

22.5

15

10

85444239

Loại khác

22.5

15

10

Loại khác:

85444294

Cáp điện cách điện bằng plastic, có đường kính lõi không quá 5 mm

25.5

17

10

85444295

Cáp điện cách điện bằng plastic, có đường kính lõi trên 5mm nhưng không quá 19,5 mm

25.5

17

10

85444296

Cáp điện khác cách điện bằng plastic

25.5

17

10

85444297

Cáp điện cách điện bằng cao su hoặc giấy

15

10

10

85444298

Cáp dữ liệu dạng dẹt có hai sợi hoặc hơn

15

10

10

85444299

Loại khác

15

10

10

Quy trình, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

Quy trình các bước khi nhập khẩu dây cáp điện về Việt Nam được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ để làm kiểm tra chất lượng

Bộ chứng từ bao gồm:

  • Sales contract (Hợp đồng ngoại thương);
  • Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • CO (certificate of original)
  • CQ (Certificate of Quality)
  • Hình ảnh sản phẩm
  • Thông tin nhãn phụ
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS.

Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Hiện nay, việc đăng ký kiểm tra chất lượng rất thuận tiện và dễ dàng. Đối với hàng dây cáp điện nhập khẩu để đăng ký kiểm tra chất lượng, bạn đăng ký trên cổng thông tin một cửa quốc gia tại trang web: https://vnsw.gov.vn/

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện như thế nào? Có phức tạp không?
Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện về Việt Nam cần đảm bảo về điều kiện, chính sách quy định, cách khai báo kiểm tra chất lượng, mở tờ khai hải quan,…theo quy định hiện hành.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan

Sau khi đã có số đăng ký kiểm tra chất lượng doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai hải quan như lô hàng bình thường và đính kèm số kiểm tra chất lượng trên phần mềm Ecuss Vnaccs. Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm:

  • Sales contract (Hợp đồng ngoại thương);
  • Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • CO (certificate of original)

Bước 4: Đưa hàng về kho bảo quản và mang mẫu đi test

Sau khi truyền tờ khai có kết quả phân luồng, doanh nghiệp làm thủ tục thông quan đưa hàng về kho bảo quản và mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được bộ khoa học công nghệ chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp lưu ý trong thời gian mang mẫu đi test hàng hóa sẽ không được mang ra thị trường kinh doanh mà cần phải đợi kết quả kiểm tra chất lượng thì mới có thể đưa ra thị trường kinh doanh.

Bước 5: Trả kết quả kiểm tra chất lượng trên hệ thống thông tin một cửa

Sau khi có kết quả đạt kiểm tra chất lượng dây cáp điện nhập khẩu đạt hiệu chuẩn, doanh nghiệp mới có thể đưa sản phẩm ra thị trường để kinh doanh. Kết quả kiểm tra chất lượng được thông báo trên trang hệ thống thông tin một cửa quốc gia.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Những lưu ý khi nhập khẩu dây cáp điện về Việt Nam

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không phải các loại dây điện đều phải kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;
  • Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước;
  • Kiểm tra chất lượng dây điện nhập khẩu tiến hành theo từng lô hàng. Nhập lần nào kiểm tra lần đó;
  • Dây điện đã qua sử dụng thuộc vào mặt hàng cấm nhập khẩu. Nếu muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu dưới dạng phế liệu.

>>Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Proship Logistics nhận nhập khẩu, làm thủ tục hải quan cho dây cáp điện và các mặt hàng khác Uy tín, Chuyên nghiệp, Tiết kiệm chi phí

Công ty Cổ phần Proship tự tin là Đơn vị vận chuyển kiêm cung cấp Dịch vụ khai thuê hải quan/Đại lý hải quan/Đơn vị Ủy thác XNK Chuyên nghiệp, Uy tín nhất hiện nay. Phía chúng tôi sẽ hỗ trợ các Tư nhân/Doanh nghiệp giải quyết mọi thủ tục thông quan lô hàng mau chóng và chuẩn xác. Đối với Dịch vụ khai hải quan – Ủy thác XNK, Proship Logistics sẽ thay mặt Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục nhập khẩu dây cáp điện nói riêng và thủ tục XNK các mặt hàng khác nói chung. Cụ thể như sau:

  • Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương;
  • Thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa;
  • Khai và nộp các loại thuế: Thuế XNK, thuế VAT,…cho hàng xuất nhập khẩu;
  • Lưu giữ bộ chứng từ XNK: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói.

Đối với vai trò là Đơn vị khai thuê hải quan, Proship sẽ KHÔNG XUẤT HIỆN trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ khai quan. Nhiệm vụ của Đơn vị thực hiện khai thuê HQ chúng tôi là lên tờ khai bằng phần mềm riêng rồi dùng Token Khách hàng để ký tờ khai, dùng giấy giới thiệu của chủ hàng làm thủ tục HQ. Phía Chủ hàng/DN phải dùng CHỮ KÝ SỐ của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống,…Đối với Cơ quan hải quan, Đơn vị khai thuê hàng xuất nhập khẩu chúng tôi là Người của Chủ hàng.

Và trong vai trò là Đại lý khai báo hải quan, phía chúng tôi sẽ dùng CHỮ KÝ SỐ hợp lệ để khai hải quan và chịu trách nhiệm nội dung khai trên tờ khai cùng với Doanh nghiệp XNK; Thay mặt DN làm thủ tục xuất nhập hàng hóa theo Hợp đồng KBHQ cửa khẩu/sân bay/cảng biển ký kết giữa 2 bên; Tên, mã số của Đại lý hải quan Proship được thể hiện trên tờ khai và trên hệ thống hải quan.

Khách hàng mục tiêu mà Proship hướng tới phục vụ, đó là: Khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Hải quan Logistics trọn gói; Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu vào ra các Khu công nghiệp, Khu phi thuế quan; Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu qua các Cửa khẩu, Sân bay, Cảng biển Việt Nam và Quốc tế.

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện như thế nào? Có phức tạp không?
Proship Logistics chuyên vận tải và làm thủ tục HQ nhiều mặt hàng, trong đó có dây cáp điện với quy trình KBHQ chuyên nghiệp giúp đẩy nhanh tiến trình thông quan hàng hóa.

Các loại dây cáp điện nhận nhập khẩu về Việt Nam

Các loại dây cáp điện Proship nhận nhập khẩu về Việt Nam với số lượng lớn như:

  • Dây trần;
  • Dây và cáp điện lực hạ thế;
  • Dây điện từ;
  • Cáp điều khiển, cáp chống thấm;
  • Dây điện dân dụng;
  • Cáp vặn xoắn;
  • Cáp trung thế;
  • Cáp đồng trục;
  • Cáp chống cháy;
  • Cáp điện thoại;
  • Cáp điện kế, rẽ quạt,…

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận khai hải quan trọn gói tại cửa khẩu, sân bay, cảng biển nhiều mặt hàng như:

  • Nhóm mặt hàng máy móc ĐÃ QUA SỬ DỤNG (là mặt hàng dễ làm thủ tục hải quan, chứng từ): Máy công nghiệp và dân dụng, xe xúc, đào, ủi, máy tiện, máy phay…;
  • Nhóm hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
  • Nhóm hàng thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, thức an gia cầm;
  • Nhóm mặt hàng thiết bị chuyên dụng: Thiết bị Y tế, thiết bị CN, Thiết bị ngành hàng không, quốc phòng, Thiết bị máy in màu, ngành in ấn;
  • Hàng thủ công mỹ nghệ: mây tre đan…;
  • Linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc công nghiệp;
  • Mặt hàng phân bón, đồ chơi trẻ em, thang máy, thang cuốn, vât liệu xây dựng, bồn cầu, chén,…

Các loại hình khai hải quan sân bay, cửa khẩu, cảng biển

Các loại hình khai hải quan tại Sân bay

Proship đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai hải quan sau tại sân bay:

  • Dịch vụ khai báo loại hình kinh doanh, phi mậu dịch;
  • Dịch vụ khai báo loại hình sản xuất xuất khẩu, loại hình gia công, đầu tư, xuất nhập khẩu tại chỗ;
  • Dịch vụ khai báo loại hình quá cảnh, hàng đầu tư miễn thuế;
  • Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, nhập và xuất vào khu công nghiệp, miễn thuế,…

Các loại hình khai hải quan tại Cửa khẩu

Proship đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai hải quan sau tại cửa khẩu:

  • Loại hình quá cảnh;
  • Loại hình nhập khẩu gia công;
  • Loại hình nhập khẩu quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch;
  • Loại hình xuất nhập khẩu sản xuất xuất khẩu;
  • Loại hình xuất khẩu kinh doanh;
  • Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ;
  • Loại hình tạm xuất tái nhập;
  • Loại hình tạm nhập tái xuất;
  • Loại hình xuất khẩu đầu tư có thuế, miễn thuế.

Các loại hình khai hải quan tại Cảng biển

Proship đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai hải quan sau tại cảng biển:

  • Dịch vụ khai báo hải quan loại hình sản xuất xuất khẩu, đầu tư – gia công;
  • Dịch vụ khai báo hải quan loại hình nhập kinh doanh – A11, nhập phi mậu dịch – H11,…;
  • Loại hình xuất kinh doanh: B11;
  • Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (bán hàng vào khu chế xuất)…;
  • Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,…

Dịch vụ khác Proship cung cấp khi khai hải quan trọn gói

Proship nhận tư vấn, cung cấp dịch vụ khác với mức giá hợp lý, phải chăng như:

  • Phân tích phân loại hàng hóa;
  • Dịch vụ kiểm dịch thực vật/động vật (khoảng 700.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Dịch vụ kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa;
  • Dịch vụ xin chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin – C/O) (khoảng từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy (khoảng 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin công bố mỹ phẩm (khoảng 2.500.000 triệu – 3.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin công bố thực phẩm thông thường (khoảng 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin giấy phép các bộ ngành;
  • Dịch vụ hun trùng (khoảng 350.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường).

Proship Logistics đã thông tin nhanh về Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện về Việt Nam chi tiết nhất 2023. Theo đó, Doanh nghiệp bạn nếu có nhu cầu nhập dây điện, cáp điện có thể tham khảo và lưu lại thông tin để vận dụng hiệu quả trong quá trình đưa dây điện về nước kinh doanh, sản xuất…Liên hệ ngay 0909 344 247 hoặc Hotline bên dưới để được tư vấn Dịch vụ khai hải quan – thông quan hàng hóa nhanh kịp thời nhất.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục nhập khẩu máy in về Việt Nam như thế nào? Có khó không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn