Đại lý hải quan là gì? Có vai trò, nhiệm vụ như thế nào?

x Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa muốn quá trình thông quan được thuận lợi nên cần sự hỗ trợ của đại lý cũng như muốn biết rõ đại lý hải quan là gì?
x Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về vai trò, nhiệm vụ, công việc và quyền hạn của Đại lý làm thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu?
x Hay đơn vị bạn đang là Forwarder muốn biết điều kiện CẦN và ĐỦ để trở thành một Đại lý hải quan chuyên nghiệp tại Việt Nam?

Muốn biết Đại lý hải quan là gì, có vai trò và nhiệm vụ gì trong suốt quá trình khai báo hải quan, nếu không sử dụng Đại lý hải quan trong xuất nhập khẩu có gặp rủi ro gì không,…Hãy cùng Proship.vn chúng tôi tìm đọc thông tin bạn quan tâm dưới đây để sớm có câu trả lời nhé.

Đại lý hải quan là gì? Có vai trò, quyền hạn gì?

Đại lý hải quan là gì?

Đại lý hải quan là gì? Đó chính là những Công ty chuyên làm Dịch vụ hải quan theo Hợp đồng đại lý. Họ đứng tên đại lý trên tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu của mình vào ô người khai hải quan (với phần mềm ECUS4), hoặc dùng chữ ký số của mình để truyền tờ khai (ECUS5 – VNACCS).

Đại lý hải quan là gì? Có vai trò, nhiệm vụ như thế nào?
Đại lý hải quan là những Công ty thay mặt doanh nghiệp làm các Dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý, có quyền hạn nhất định trong KBHQ hàng xuất, nhập.

Vai trò, quyền hạn của Đại lý hải quan

Đại lý hoạt động dựa trên Hợp đồng ủy quyền với chủ hàng và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền. Các quyền hạn của Đại lý hải quan:

  • Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
  • Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa đã cung cấp đủ thông tin cho cơ quan hải quan;
  • Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại hàng hóa, trường hợp không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan khi hàng hóa chưa được thông quan;
  • Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi thực hiện khai hải quan để đảm bảo việc kê khai thông tin chính xác;
  • Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan, vận chuyển hàng hóa và tiến hành các thủ tục liên quan đến các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
  • Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan.
Có thể bạn quan tâm  House Bill là gì? Tất cả thông tin liên quan tới House Bill

Tại sao cần sử dụng Dịch vụ Đại lý hải quan?

Hiện có 2 hình thức của Dịch vụ thủ tục hải quan, đó là Đại lý hải quan và người khai thuê hải quan:

Trách nhiệm, công việc của Đại lý Hải quan

Trách nhiệm, công việc của Đại lý hải quan đó là:

  • PHẢI CÓ bằng cấp nghiệp vụ hải quan của Tổng cục hải quan mới được cấp phép làm đại lý hải quan;
  • Đại lý hải quan sẽ thay mặt doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm các thủ tục để xuất nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên;
  • Đại lý hải quan dùng chữ ký số của mình để khai báo hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung khai trên tờ khai hải quan cùng với doanh nghiệp xuất nhập khẩu;
  • Tên và mã số của đại lý hải quan sẽ thể hiện trên tờ khai và trên hệ thống hải quan.
Đại lý hải quan là gì? Có vai trò, nhiệm vụ như thế nào?
Giữa Đại lý hải quan và Người khai thuê hải quan có một vài điểm khác biệt nhất định về quyền hạn, trách nhiệm, vai trò, công việc hỗ trợ doanh nghiệp.

Trách nhiệm, công việc của người Khai thuê hải quan

Trách nhiệm, công việc của người khai thuê hải quan đó là:

  • KHÔNG CẦN CÓ bằng cấp nghiệp vụ hải quan, chỉ là người có kinh nghiệm khai hải quan;
  • Người khai thuê hải quan sẽ thay mặt doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm các thủ tục để xuất nhập khẩu hàng hóa;
  • Người khai thuê hải quan dùng chữ ký số của doanh nghiệp xuất nghiệp khẩu để khai báo hải quan và không chịu trách nhiệm về nội dung khai trên tờ khai hải quan;
  • Trên hệ thống hải quan và tờ khai hải quan chỉ thể hiện thông tin doanh nghiệp XNK. Hải quan sẽ tự hiểu là doanh nghiệp tự đi làm thủ tục.
Có thể bạn quan tâm  Lss là phí gì? Được tính như thế nào, ai phải trả mức phí này?

Trường hợp rủi ro xảy ra nếu không dùng Đại lý hải quan

Một số người khai thuê hải quan lợi dụng lòng tin của doanh nghiệp, với kinh nghiệm của bản thân đã dùng chữ ký số của doanh nghiệp để tự nhập khẩu những lô hàng của cá nhân về. Điều này rất nguy hiểm vì những đơn hàng đó có thể là HÀNG CẤM. Doanh nghiệp chỉ phát hiện khi nhận thông báo từ Hải quan/ hoặc công an và rất khó chứng minh lô hàng cấm đó có phải là doanh nghiệp tự nhập về hay không.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Một số Khai thuê hải quan vì không ràng buộc trách nhiệm nên cố tình tư vấn khai sai tên hàng / số lượng / không đúng sự thật và gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi bị kiểm tra sau thông quan hoặc quản lý thị trường kiểm tra.

Đại lý hải quan bị ràng buộc trách nhiệm với công việc nên không thể tư vấn cho khách sai thông tin nên doanh nghiệp đỡ bị rủi ro về kiểm tra sau thông quan / quản lý thị trường.

Điều kiện để trở thành Đại lý Hải Quan là gì? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?

Điều kiện làm Đại lý hải quan

Điều kiện để trở thành Đại lý hải quan là gì? Để trở thành đại lý thủ tục Hải Quan, một Công ty dịch vụ phải có ít nhất  là 1 nhân viên được đào tạo và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai Hải Quan. Nhân viên đó phải tham gia khóa đào tạo theo quy định Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính tại những cơ sở đào tạo được Tổng cục Hải Quan cho phép như: Học viện tài chính; Trường Cao đẳng Tài chính Hải Quan, Trường Đại học Tài chính – Marketing,…

Có thể bạn quan tâm  Trị giá hải quan là gì? Được xác định như thế nào?

Khóa học phải đủ 4 học phần, học trong khoảng 8-10 tuần thì xong, sau đó dự kỳ thi do Tổng cục Hải Quan tổ chức. Điểm cả 4 học phần đều trên 5 mới được cấp chứng chỉ.

Khoản 1 Điều 20 Luật Hải Quan quy định điều kiện là đại lý làm thủ tục Hải Quan:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục Hải Quan;
b) Có nhân viên đại lý làm thủ tục Hải Quan;
c) Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai Hải Quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.

Đại lý hải quan là gì? Có vai trò, nhiệm vụ như thế nào?
Muốn làm Đại lý hải quan, nhân viên đơn vị đó phải có chứng chỉ nghiệp vụ hải quan, hoàn thành các khóa đào tạo tại các cơ sở trực thuộc Tổng cục Hải quan.

Hồ sơ đăng ký làm Đại lý hải quan

Để làm thủ tục đăng ký hải quan, doanh nghiệp cần cung cấp bộ hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Thông báo ĐỦ ĐIỀU KIỆN hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan;
  • Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Các chứng từ bản chụp do Giám đốc đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận.

Proship Logistics đã giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc liên quan tới Đại lý hải quan là gì, có vai trò và trách nhiệm ra sao cũng như cần điều kiện gì để trở thành một Đại lý làm thủ tục hải quan Việt Nam. Proship tự hào là Đại lý hải quan và đơn vị Ủy thác xuất nhập khẩu, Khai thuê hải quan chuyên nghiệp, uy tín, quý khách có thể liên hệ 0909 344 247 khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn