x Bạn là chủ hàng, người gửi hàng, doanh nghiệp,…có lô hàng lẻ cần tìm hiểu hàng Consol vận chuyển để tiết kiệm chi phí?
x Bạn thắc mắc hình thức vận chuyển hàng Consol có nên hay không? Ưu nhược điểm khi gửi hàng Consol là gì?
x Bạn chưa phân biệt được giữa hàng LCL và hàng Consol? Vai trò, lợi ích của Co-Loading trong giao nhận hàng hóa là gì?
Trong vận tải hàng hóa đường biển, vận chuyển hàng Consol (Consolidation Cargo) là phương thức vận chuyển khá phổ biến và hiệu quả. Vậy cụ thể, hàng Consol là gì? Proship.vn chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời và qua đây bạn cũng dễ dàng phân biệt được nó với hàng LCL. Cùng với đó là ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng Consol mà các bên liên quan cần nắm rõ.
Hàng consol là gì? Master consolidator là gì?
Cùng Proship tìm hiểu xem hàng Consol, Master consolidator là gì sau đây:
Hàng Consol là gì?
Hàng consol là gì? Hàng Consol (hàng lẻ, LCL) là viết tắt của cụm từ “Less than container load”, được hiểu là chủ hàng không đủ hàng để đóng một container, mà cần phải ghép chung với một số lô hàng của chủ hàng khác.
Sau khi chủ hàng chuẩn bị xong cho lô hàng, Công ty đóng ghép hàng lẻ (LCL) sẽ sắp xếp, phân loại và đóng hàng vào container chung với các chủ hàng khác. sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp đến cảng đích. việc đóng chung hàng như vậy gọi là gom hàng (consolidator).
Master consolidator là gì?
Master consolidator là người mua lại chỗ trên tàu và cont để thu gom hàng lẻ từ các doanh nghiệp xuất khẩu và các công ty forwarder nhỏ lẻ. Sau đó, Master consolidator sẽ sắp xếp hàng hóa và đóng chúng lại thành một full cont và vận chuyển đến cảng chuyển tải. Hàng hóa sẽ được dỡ ra lần nữa tại cảng transit để sắp xếp lại theo cùng cảng đích và đóng vào cùng một cont trước khi chuyển đến cảng cuối cùng.
Tất tần tật thông tin cần biết về hàng Consol
Định nghĩa hàng consol là gì đã được giải đáp như trên. Tiếp theo đây sẽ là tất tần tật kiến thức khác cần biết về hàng consol:
Phân biệt hàng LCL và hàng Consol
Hàng LCL
Các hãng tàu, hãng vận chuyển sẽ gom những lô hàng lẻ này từ nhiều Chủ hàng (Shipper) và đóng thành một container nguyên (FCL). Trong những trường hợp này, dù hàng hóa sẽ được đóng vào nguyên một container, nhưng do có nhiều chủ hàng (Shipper), hãng vận chuyển sẽ phát hành vận đơn riêng cho các chủ hàng khác nhau. Nghĩa là trách nhiệm hãng vận tải sẽ chịu bắt đầu từ lúc nhận hàng ở kho CFS (Container Freight Station) tại cảng bốc hàng (Port of Loading) và hoàn thành tại kho CFS tại cảng dỡ hàng (Port of Discharge).
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Cước phí vận chuyển cho các lô hàng lẻ này được hãng tàu tính (charge) trực tiếp cho người nhận hàng tương ứng với số lượng hàng hoá mà họ đã nhận được từ người gửi hàng (Shipper). Song ở một số quốc gia, các hãng tàu không cung cấp dịch vụ vận tải biển với hàng lẻ LCL mà các dịch vụ này được xử lý bởi các Đơn vị khai thác hàng lẻ (Groupage Operators).
Đóng hàng Consol
Việc thu gom hàng LCL từ các chủ hàng khác nhau và đóng chung một cont được thực hiện bởi Bên gom hàng Consolidators (Groupage Operators). Trường hợp hàng consol, bên gom hàng (consolidator) phát hành vận đơn thứ cấp (House BL) cho các chủ hàng và giữ Vận đơn chủ (master BL) từ hãng tàu (Lines) cho container FCL họ đặt booking với hãng tàu và thể hiện họ (Consolidator) là người gửi hàng (Shipper) trên vận đơn. Phí vận chuyển được hãng tàu tính cho Bên gom hàng, và các chi phí đó được Bên gom hàng tính riêng với khách gửi hàng.
Ưu nhược điểm của vận tải hàng Consol
Ưu điểm của vận tải hàng Consol
Ưu điểm của vận chuyển hàng Consol phải kể đến như:
- Tối ưu chi phí:
Khi vận chuyển nhiều lô hàng LCL cùng chung một tuyến đường, chi phí vận chuyển sẽ được giảm thiểu đáng kể so với việc chuyển từng lô hàng riêng lẻ. Khách hàng cũng được hưởng chi phí thấp vì chỉ phải chi trả cho phần không gian trong container mà mình sử dụng, không phải nguyên một container.
- Rút ngắn thời gian giao hàng:
Ngày càng có nhiều tuyến hàng consol được mở đi trực tiếp từ cảng đi đến cảng đích, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng nhanh chóng của Quý khách hàng.
- Tăng tỷ lệ lấp đầy container:
Kết hợp nhiều lô hàng LCL đóng trong cùng một cont lúc giúp tăng tỷ lệ lấp đầy khoảng trống trong cont, nâng cao hiệu suất vận chuyển hàng hóa.
- Đơn giản hóa quy trình:
Vận chuyển hàng Consol giảm nhiều thủ tục cho khách hàng so với vận chuyển nguyên container (FCL) như: Lấy container rỗng từ depot của hãng tàu, đảm bảo container nguyên vẹn, đóng hàng vào container tại kho riêng, sắp xếp nhân công đóng hàng, thanh lý hải quan, vào sổ tàu,…Điều này giúp đơn giản hóa quy trình vận chuyển, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Nhược điểm của vận tải hàng Consol
Một trong những nhược điểm chính của vận chuyển hàng Consol là tính linh hoạt bị hạn chế. Khi vận chuyển hàng Consol, các lô hàng thường được gom lại và vận chuyển cùng nhau nên không thể đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của từng đối tượng khách hàng.
Lộ trình hàng Consol sẽ không đa dạng và không có nhiều lựa chọn. Nhiều trường hợp hàng Consol đi chuyển tải, thời gian vận chuyển sẽ lâu hơn so với lịch trình hàng nguyên container.
Co-load và vai trò của Co-Loading trong giao nhận hàng
Khi xuất khẩu hàng lẻ, không phải lúc nào hàng trong container cũng đến cùng một cảng đích mà có thể đi đến nhiều cảng đích khác nhau. Để tiết kiệm thời gian nhằm đạt hiệu quả cao cho chủ hàng, hàng hóa sẽ được dỡ ra và chuyển sang một container khác, quy trình này gọi là các Co-load.
Vai trò Co-Loading trong giao nhận hàng hóa:
- Forwarder không đủ hàng để tự mình mở Container Consol. Nhưng phải cho hàng đi kịp chuyến đúng lịch tàu đã Booking với khách hàng;
- Forwarder muốn có giá cước và dịch vụ tốt hơn. Hoặc nhận được tiền Refund cao hơn từ Master Consolidator;
- Forwarder tránh được lãng phí hoặc bị lỗ nếu tự mở Container Consol, khi lượng hàng ít và cần phải giữ uy tín với khách hàng;
- Forwarder có thể nhận vận chuyển hàng hóa đến các điểm đích mà họ không có dịch vụ.
Quy trình vận tải hàng Consol
Để vận chuyển hàng consol, các shipper cần gửi hàng hóa đến các điểm tập kết gọi là Container Freight Station (CFS), nơi được vận hành bởi các hãng tàu hoặc consolidator. Tại CFS, hàng hóa sẽ được phân loại theo đặc điểm chung như tính chất hàng hóa, cảng đích, và sau đó được đóng chung vào một container.
Master consolidator là người chịu trách nhiệm mua chỗ trên tàu và container để thu gom hàng lẻ từ các doanh nghiệp xuất khẩu và các công ty forwarder nhỏ lẻ, sau đó sắp xếp và vận chuyển chúng đến cảng chuyển tải.
Lưu ý cần biết khi gửi hàng Consol, Co-load
Khi gửi hàng theo hình thức Consol hoặc Co-load, chủ hàng cần lưu ý điều sau để đảm bảo quá trình vận chuyển được suôn sẻ và hiệu quả:
- Đảm bảo uy tín của Đơn vị vận chuyển: Nên chọn các Đơn vị vận chuyển uy tín để tránh tình trạng hàng hóa không được xử lý tốt, gây căng thẳng cho chủ hàng;
- Chi phí cước vận chuyển: Hàng consol thường có sự chênh lệch lớn về cước phí, vì vậy chủ hàng cần hiểu rõ về các mức giá và lựa chọn dịch vụ phù hợp để tránh bất ngờ về chi phí;
- Phí phát sinh: Hàng lẻ có thể phát sinh nhiều loại chi phí tại kho gom hàng, bao gồm phí lưu kho bãi và phí đóng hàng. Chủ hàng nên nắm rõ những khoản phí này để lên kế hoạch tài chính hợp lý;
- Thời gian chờ đợi: Co-loader thường phải chờ hàng từ nhiều nguồn khác nhau nên có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ và phát sinh phí lưu kho, cần dự kiến thời gian cho việc gom hàng.
Với những thông tin, kiến thức đã cung cấp như trên, Proship Logistics đã giúp bạn hiểu được hàng consol là gì, ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng này là gì, hàng consol có gì khác so với hàng LCL. Từ đây, các doanh nghiệp, chủ hàng có thể cân nhắc chọn cho mình một hình thức gửi hàng phù hợp, tối ưu chi phí, công sức lẫn thời gian nhất. Mọi thắc mắc, liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp.