x Bạn đang tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và cần tìm hiểu nhiều thuật ngữ chuyên ngành, trong đó có Partial Shipment?
x Bạn chưa hiểu rõ Partial Shipment nghĩa là gì? Có cần điều kiện gì không? Thủ tục tiến hành Partial Shipment thế nào?
x Bạn muốn biết ngoài Partial Shipment còn có thuật ngữ nào khác liên quan tới giao hàng không?
Partial Shipment là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sau đây, Proship.vn chúng tôi sẽ tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn nhằm giải đáp thắc mắc Partial Shipment là gì, Partial Shipment quy định về các điều khoản thế nào, Partial Shipment đóng vai trò quan trọng ra sao,…và những thủ tục cần thực hiện trong tiến trình Partial Shipment.
Partial shipment là gì? Cần điều kiện gì và có vai trò gì trong xuất nhập khẩu?
Cùng Proship tìm hiểu xem Partial Shipment nghĩa là gì và cần có những điều kiện gì để thực hiện nhé:
Khái niệm Partial Shipment
Partial Shipment là gì? Thuật ngữ Partial shipment nghĩa là “Giao hàng từng phần” là việc giao một đơn hàng thành nhiều lô hàng. Khi người mua đặt hàng, tất cả hàng hóa không được vận chuyển cùng một lúc mà được gửi đến người mua theo từng phần.

Điều kiện giao hàng từng phần
Hai bên trong hợp đồng cần thỏa thuận rõ ràng các điều kiện:
- Chi tiết thông tin giao hàng: Tần suất, số lần, số lượng mỗi lần giao hàng, chất lượng sản phẩm,…;
- Địa điểm giao hàng mỗi lần ở đâu?
- Thời gian giao hàng mỗi lần khi nào?
- Phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán;
- Thông báo giữa các bên khi giao hàng gồm những nội dung gì?
- Xử lý vi phạm về thời gian giao hàng, chất lượng hàng hóa, phạt đền thanh toán đã thỏa thuận;
- Nếu bên bán giao hàng không đúng thời hạn hoặc bên mua nhận hàng không đúng thời gian đã thỏa thuận phải chịu trách nhiệm theo quy định.
Vai trò của Partial Shipment trong xuất nhập khẩu
Vai trò nổi bật của Partial shipment trong xuất nhập khẩu phải kể đến:
- Gia tăng tính linh hoạt: Partial shipment cho phép người mua và người bán linh hoạt trong vận chuyển hàng hóa, cho phép gửi hàng từng lô nhỏ.
- Quản lý hàng hóa dễ dàng: Partial shipment sẽ giúp người bán kiểm soát, quản lý hàng hóa dễ dàng. Thay vì chuyển toàn bộ thì người bán chỉ cần tập trung từng phần hàng hóa.
- Tiết kiệm thời gian hiệu quả: Với partial shipment hàng hóa sẽ được vận chuyển khi có hàng thay vì phải đợi lô hàng hoàn thành.
- Giảm thiểu rủi ro, chi phí: Partial shipment có thể giảm rủi ro, chi phí trong vận chuyển.
Quy định, điều khoản trong giao hàng từng phần Partial Shipment
Các điều khoản trong Partial Shipment là gì? Proship đã tổng hợp và chia sẻ các quy định, điều khoản liên quan tới giao hàng từng phần như sau:
Quy định về thời gian giao hàng (kết hợp với việc ràng buộc thanh toán)
Một số lưu ý cho người mua và người bán đó là:
Thứ nhất, người bán không nên chấp nhận giao hàng vào một ngày chính xác. Người mua không nên ép người bán giao hàng vào một ngày chính xác. Thông tin thể hiện trên chứng từ:
- On 16th May 20**
- In May 20**
- At the beginning/middle/end of May 20**
- In the first/second week of May 20**
Thứ hai, người mua nên chủ động báo cho người bán biết tầm quan trọng của ngày ETA với người mua để hai bên điều chỉnh lịch giao hàng.
- ETD: Estimated time of Departure = Ngày giao hàng dự kiến = Ngày giao hàng quy định = Ngày tàu chạy.
- ETA: Estimated time of Arrival = Ngày hàng đến dự kiến = Ngày hàng đến quy định = Ngày tàu đến.
Thứ ba, người bán hãy cẩn thận và tránh hứa hẹn ngày giao hàng theo ETD – hoặc theo ETA vào những mốc thời gian mang ý nghĩa chuyển giao như cuối tháng, cuối quý, cuối năm tài chính.
Quy định về địa điểm giao hàng
Nếu giao từ cảng đi tới cảng đích, chỉ cần ghi trên hợp đồng:
- Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging;
- Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading.
Nếu giao từ sân bay đi tới sân bay đích, chỉ cần ghi:
- Tên sân bay đi = Loading Airport;
- Tên sân bay đến = Discharging Airport.
Nếu giao hàng kiểu EXW hay DDP nên ghi:
- Nơi nhận hàng để chở = Pick-up place;
- Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging;
- Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading;
- Điểm đến cuối cùng = Final Destincation.

Quy định về phương thức giao hàng
Giao hàng từng phần (Partial shipment) là hai bên tách nhỏ lô hàng để giao làm nhiều đợt trong quá trình thực hiện hợp đồng, thay vì chỉ giao một lần (deliver in one lot). Nếu người mua cho phép giao hàng từng phần, hai bên thoả thuận:
- Lịch giao hàng với số lượng cụ thể của từng lần;
- Chế tài/Phạm khi vi phạm nếu người bán không tuân thủ lịch giao hàng hoặc người mua không tuân thủ lịch nhận hàng như đã thỏa thuận.
Quy định về thông báo giữa hai bên trong giao hàng
Là sự trao đổi thông tin giữa hai bên, nhằm cập nhật tình hình vận chuyển của lô hàng. Thông thường, hai bên cần làm rõ các nội dung:
- Bao giờ người bán gửi booking cho người mua/hoặc ngược lại?
- Bao giờ người mua phải gửi S/I cho người bán?
- Sau tàu chạy, người bán phải báo cho người mua biết?
- Hàng đến, người mua nhận được hàng sẽ báo cho người bán biết tình trạng hàng?
Thủ tục cần thực hiện trong Partial Shipment
Các thủ tục thực hiện trong Partial shipment gồm:
Bước 1 – Đăng ký giấy tờ hải quan
Các việc cần thực hiện:
- Đăng ký và chuẩn bị đủ giấy tờ hải quan cho từng phần của lô hàng;
- Các giấy tờ này được điền đủ thông tin và tuân thủ các quy định hải quan hiện hành.
Bước 2 – Kiểm tra hệ thống quản lý báo rủi ro
Các việc cần thực hiện:
- Lãnh đạo Cục hải quan thực hiện kiểm tra và đánh giá mức độ kiểm tra hệ thống quản lý báo rủi ro trong quá trình đăng ký giấy tờ hải quan;
- Đảm bảo rằng hệ thống này phản ánh đúng và đầy đủ mức độ rủi ro của từng phần giao hàng.
Bước 3 – Thực hiện thủ tục hải quan
Các việc cần thực hiện:
- Người trực tiếp thực hiện hải quan cần thực hiện đủ các loại giấy tờ quy định được đề ra với loại hình XNK;
- Các thủ tục hải quan phải được thực hiện chuẩn xác và kịp thời để tránh trục trặc trong giao hàng.
Một số cách giao hàng khác ngoài Partial shipment
Ngoài giao hàng từng phần còn có các phương thức giao hàng khác như:
- Tàu đi thẳng (direct hoặc straight): Tàu vận chuyển hàng trực tiếp từ cảng gốc đến cảng đích mà không dừng chân hoặc đi qua các trung gian;
- Giao hàng theo hình thức đầy cont (FCL): Hàng hóa được gửi trong một cont đầy đủ, thường là của một chủ hàng duy nhất;

- Giao hàng theo hình thức chuyển tải (Transhipment): Hàng hóa được chuyển từ một tàu sang tàu khác tại một số điểm cảng trung chuyển;
- Giao hàng theo hình thức LCL (Less than Container Load): Hàng hóa được gửi lẻ không đầy container và container có thể chứa hàng của nhiều chủ hàng khác nhau.
Như trên, các bên liên quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa đã hiểu được Partial Shipment là gì, giao hàng từng phần quy định gì, điều kiện trong giao hàng từng phần cần có là gì…Từ đây, người bán và người mua có thể tham khảo để biết được cần thực hiện các thủ tục gì cho phương thức giao hàng Partial Shipment. Ngoài ra, Quý khách hàng cần sử dụng các Dịch vụ vận chuyển đa phương thức trọn gói, liên hệ ngay cho Proship qua 0909 344 247 để được hỗ trợ cung cấp dịch vụ giá tốt nhất.