Quy trình mở LC như thế nào? Các bước thực hiện chi tiết nhất

x Các bên mua, bên bán mới tham gia vào giao dịch thanh toán quốc tế cần hiểu rõ quy trình mở L/C được tiến hành theo trình tự nào?
x Bạn muốn biết chi tiết về nhiệm vụ các bên khi tham gia L/C là gì và gồm những ai?
x Bạn thắc mắc việc mở L/C mang lại lợi ích gì cho các bên tham gia? Thư tín dụng L/C gồm nội dung gì?

Hãy cùng Proship.vn chúng tôi cập nhật kiến thức về thủ tục, quy trình mở LC, cần lưu ý gì khi áp dụng quy trình mở LC nhập khẩu,…Song song đó, Proship Logistics cũng chỉ rõ lợi ích khi mở LC với người bán, người mua lẫn ngân hàng cho các bên tham gia trong giao dịch quốc tế nắm rõ.

L/C là gì?

L/C hay L/C nhập khẩu (Letter of Credit – Thư tín dụng) là một cam kết của Ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu về việc sẽ thanh toán cho Nhà xuất khẩu tại một thời điểm cụ thể khi nhà xuất khẩu xuất trình Bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản được nêu trong Thư tín dụng.

Quy trình mở LC như thế nào? Các bước thực hiện chi tiết nhất
L/C (Letter of Credit) còn gọi là Thư tín dụng, là phương thức thanh toán quốc tế khá phổ biến hiện nay.

Hiện nay, L/C nhập khẩu đang là hình thức thanh toán phổ biến trong các giao dịch, thanh toán quốc tế.

Có thể bạn quan tâm  Tìm hiểu về ký hiệu các loại Container

Nội dung của Thư tín dụng L/C gồm những gì?

Thư tín dụng chứng từ (L/C) trong phương thức thanh toán L/C thường gồm các nội dung chủ yếu sau:

Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C

Nội dung về số hiệu, địa điểm, ngày mở LC gồm:

  • Số hiệu: Được ghi rõ để xác định thư tín dụng.
  • Địa điểm mở L/C: Nơi ngân hàng phát hành thư tín dụng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu.
  • Ngày mở: Ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, cũng là thời điểm tính thời hạn hiệu lực của L/C và cơ sở để kiểm tra việc người nhập khẩu mở L/C đúng hạn theo hợp đồng.

Loại thư tín dụng

Tùy từng loại L/C, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ khác nhau. Việc xác định đúng loại L/C rất quan trọng trong phương thức thanh toán L/C.

Tên, địa chỉ người thụ hưởng

Thông tin này liên quan trực tiếp đến người bán hoặc người xuất khẩu trong giao dịch sử dụng phương thức thanh toán L/C.

Số tiền của thư tín dụng

Ghi số tiền rõ ràng, cả bằng số và bằng chữ, hoặc có thể chỉ ghi bằng số. Đồng tiền thanh toán phải được quy định cụ thể. Nếu có biên độ xê dịch (tối đa 10%) phải được thể hiện rõ, tránh những cụm từ không rõ ràng như “khoảng chừng.”

Thời hạn hiệu lực

Là khoảng thời gian mà ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán nếu người xuất khẩu cung cấp đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó, đúng theo các yêu cầu trong L/C.

Thời hạn trả tiền của L/C

Xác định thời gian thanh toán, có thể là trả ngay hay trả sau. Thông tin này liên quan chặt chẽ với hối phiếu và thời hạn giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Thời hạn giao hàng

Thời gian cụ thể mà bên bán phải chuyển giao hàng hóa cho bên mua, tính từ khi L/C có hiệu lực.

Mô tả hàng hóa

Gồm thông tin chi tiết về hàng hóa như tên, số lượng, trọng lượng (có thể có sai lệch cho phép), giá cả, quy cách, và phẩm chất.

Điều kiện vận tải

Các điều khoản liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

Chứng từ cần xuất trình

Danh sách chứng từ mà người xuất khẩu phải cung cấp để chứng minh đã thực hiện đúng nghĩa vụ, là yếu tố quyết định trong phương thức thanh toán L/C.

Có thể bạn quan tâm  General Average là gì trong XNK? Được áp dụng ra sao?

Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C

Ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, ràng buộc trách nhiệm rõ ràng.

Điều kiện đặc biệt khác

Các yêu cầu cụ thể như phí ngân hàng, hướng dẫn cho ngân hàng chiết khấu và tham chiếu đến các quy tắc UCP.

Chữ ký của ngân hàng mở L/C

Xác nhận chính thức của ngân hàng, làm cho thư tín dụng có hiệu lực pháp lý.

Những nội dung này đều là thành phần cốt lõi trong phương thức thanh toán L/C, đảm bảo an toàn và minh bạch trong các giao dịch quốc tế.

Các bên tham gia trong L/C gồm những ai?

Các bên tham gia trong quy trình mở LC nhập khẩu gồm:

Người nhập khẩu (importer)

Là người yêu cầu mở L/C (the Applicant). Là bên mua hàng hoặc dịch vụ từ bên xuất khẩu, có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ.

Ngân hàng thông báo L/C

Thực hiện vai trò cầu nối giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng (bên xuất khẩu) để thông báo những vấn đề liên quan, kiểm tra chứng từ, cung cấp các dịch vụ tư vấn,…

Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank)

Là ngân hàng nhận yêu cầu mở L/C từ người nhập khẩu và cam kết thanh toán cho người hưởng, tức là người bán hàng.

Người hưởng L/C (Beneficiary)

Là người hưởng L/C (the beneficiary). Là bên bán hàng, có quyền nhận tiền từ ngân hàng phát hành L/C.

Mở L/C trong thanh toán quốc tế có lợi ích gì?

Mở L/C cho việc nhập khẩu mang lại lợi ích cho cả người bán, người mua lẫn các ngân hàng tham gia. Cụ thể:

Lợi ích mở LC đối với người mua

Với người mua, mở LC giúp:

  • Thanh toán chỉ khi nhận được hàng, đảm bảo an tâm và tránh rủi ro thanh toán trước;
  • Được hỗ trợ vốn vay từ ngân hàng để thanh toán khi đến hạn;
  • Kiểm soát quá trình giao dịch và từ chối thanh toán nếu không có chứng từ hợp lệ.
Quy trình mở LC như thế nào? Các bước thực hiện chi tiết nhất
Mở LC trong giao dịch thanh toán quốc tế không chỉ có lợi cho người bán mà còn có lợi cho cả người bán lẫn ngân hàng phát hành.

Lợi ích mở LC đối với người bán

Với người bán, mở LC giúp:

  • Giảm thiểu thời gian chờ đợi và có thể nhận tiền trước bằng cách chiết khấu L/C, tạo thuận lợi tài chính;
  • Đảm bảo được thanh toán theo cam kết trong L/C, giảm thiểu rủi ro không nhận được tiền.
Có thể bạn quan tâm  Qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Lợi ích mở LC đối với ngân hàng

Với ngân hàng, mở LC giúp:

  • Mở rộng mối quan hệ doanh nghiệp và tăng cường uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế;
  • Tăng thu nhập từ các khoản phí dịch vụ L/C, gia tăng lợi nhuận từ thanh toán quốc tế.

Thủ tục, quy trình thực hiện thanh toán L/C

Quy trình mở LC nhập khẩu được tiến hành theo trình tự:

Hồ sơ để phát hành L/C

Để phát hành LC cần chuẩn bị:

  • Đơn yêu cầu mở L/C;
  • Hợp đồng ngoại thương;
  • Hồ sơ bảo hiểm vận tải (nếu có);
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cần có Giấy phép nhập khẩu).

Quy trình phát hành L/C

Quy trình mở LC như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
  • Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại ngân hàng;
  • Bước 3: Ngân hàng thực hiện thẩm định hồ sơ;
  • Bước 4: Ngân hàng phát hành L/C nhập khẩu;
  • Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện nộp phí mở L/C.
Quy trình mở LC như thế nào? Các bước thực hiện chi tiết nhất
Quy trình mở và thanh toán LC trong các giao dịch mua bán quốc tế mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hiểu rõ.

Quy trình thanh toán L/C

Quy trình thanh toán LC như sau:

  • Bước 1: Người bán xuất trình bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu đến Ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra Bộ chứng từ;
  • Bước 2: Ngân hàng phát hành thông báo tình trạng Bộ chứng từ cho Người mua;
  • Bước 3: Ngân hàng phát hành thực hiện thanh toán cho Người bán nếu Bộ chứng từ hợp lệ, được người mua chấp nhận thanh toán.

Quy trình mở LC hay thủ tục, quy trình mở LC nhập khẩu, các bên tham gia trong thanh toán và mở LC, lợi ích đối với các bên khi mở LC,…đã được Proship Logistics chuyển tải một cách đầy đủ, chi tiết nhất cho người bán, người mua trong giao dịch quốc tế nắm rõ. Mọi thắc mắc liên quan hoặc nếu có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, mở tờ khai hải quan,…liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn và báo giá dịch vụ tốt nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn