AWB là phí gì? Được tính như thế nào? Ai chịu phí này?

x Bạn là doanh nghiệp hoặc cá nhân có kế hoạch gửi hàng bằng máy bay và muốn biết rõ các loại phí vận tải hàng không như phí AWB?
x Bạn cần cập nhật nội dung, form mẫu, cách tính phí AWB trong vận tải hàng không?
x Bạn thắc mắc cách tra cứu phí vận đơn hàng không AWB như thế nào?

Hãy cùng Proship.vn chúng tôi tìm hiểu xem AWB là phí gì, AWB bao gồm nội dung gì, đóng vai trò quan trọng ra sao, làm sao để tra cứu vận đơn hàng không nhanh nhất,…ngay sau đây trước khi chọn phương thức vận chuyển này.

Phí AWB là phí gì? Cách tính cước vận tải hàng không ra sao?

Phí AWB là gì, ai trả phí này?

AWB là phí gì? Phí AWB (Air Waybill Fee) là phí phát sinh khi lập vận đơn hàng không. Là chứng từ quan trọng do Hãng vận chuyển hàng không cấp trực tiếp hoặc thông qua Đại lý được ủy quyền, đóng vai trò như Hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và hãng vận chuyển.

AWB cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng gồm người gửi, người nhận, nguồn gốc, đích đên, chi tiết hàng hóa cũng như các điều khoản liên quan đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

AWB là phí gì? Được tính như thế nào? Ai chịu phí này?
AWB là cước phí vận đơn hàng không, viết tắt của cụm từ Air Waybill, là khoản phí phát sinh khi thiết lập vận đơn hàng không.

Ai chịu phí AWB? AWB là khoản phí bao gồm các chi phí liên quan đến việc lập, phát hành và quản lý vận đơn, cung cấp thông tin cần thiết cho việc vận chuyển mà người gửi hoặc người nhận hàng phải trả cho hãng hàng không hoặc đơn vị vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Có thể bạn quan tâm  Nhận gửi hàng xuất khẩu đến cảng Chân Mây với mức giá phải chăng và ổn định

Cách tính cước vận tải hàng không quốc tế

Công thức cước phí vận tải hàng không quốc tế:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

* Trong đó:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Đơn giá cước là chi phí doanh nghiệp phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng hàng hóa. Tùy khối lượng hàng mà cước phí sẽ thay đổi. Khối lượng hàng hóa được phân chia thành các nhóm sau:

  • Dưới 45kg;
  • Từ 45 đến dưới 100kg;
  • Từ 100 đến dưới 250kg;
  • Từ 250 đến dưới 500kg;
  • Từ 500 đến dưới 1000kg.

Khối lượng hàng thường được viết tắt như -45, +45, +100, +250, +500kg,…Nói chung, tùy hãng hàng không, tuyến đường, loại hàng hóa,..mà mức phí AWB có thể khác nhau.

Nội dung và các thuật ngữ có trong AWB

IATA quy định mẫu vận đơn hàng không AWB. Trên mặt trước của mẫu vận đơn hàng không (AWB) ở trên có một số nội dung chi tiết và thuật ngữ, cần lưu ý:

  • AWB number: Mã số của vận đơn;
  • Airport of departure: Tên sân bay xuất phát;
  • Issuing carrier’s name and address: Tên, địa chỉ của người phát hành ra vận đơn;
  • Shipper: Người gửi hàng;
  • Consignee: Người nhận hàng;
  • Routine: Tuyến đường;
  • Accounting information: Thông tin thanh toán;
  • Charges codes: Mã thanh toán;
  • Currency: Loại tiền tệ;
  • Charges: Chi phí và cước phí;
AWB là phí gì? Được tính như thế nào? Ai chịu phí này?
Mẫu vận đơn hàng không AWB với các nội dung liên quan mà các bên tham gia cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết.
  • Declare value for carriage: Giá trị kê khai khi vận chuyển;
  • Declare value for customs: Giá trị khai báo với hải quan;
  • Amount of insurance: Tiền bảo hiểm;
  • Handling information: Xử lý thông tin;
  • Number of pieces: Số lượng kiện hàng;
  • Other charges: Chi phí khác;
  • Prepaid: Cước cùng chi phí trả trước;
  • Collect: Cước cùng chi phí trả sau;
  • Shipper of certification box: Bên gửi hàng ký.

Vai trò của phí AWB trong Logistics là gì?

Phí AWB đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt trong vận tải hàng không. Phí AWB thường được tính khi vận đơn hàng không được phát hành. AWB có vai trò sau:

  • Quản lý và theo dõi lô hàng:
Có thể bạn quan tâm  Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ra sao? Có dễ không?

Vận đơn hàng không AWB cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng, giúp quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển một cách minh bạch và chính xác.

  • Xác nhận quá trình vận chuyển:

Phí AWB đi kèm với vận đơn, giúp hãng vận chuyển và người gửi xác nhận rằng lô hàng đã được giao đúng theo hợp đồng.

  • Giải quyết tranh chấp:

Trong trường hợp có sự cố hoặc tranh chấp liên quan đến lô hàng, AWB là tài liệu chính giúp giải quyết các vấn đề này.

Tuy phí AWB không phải là khoản phí lớn so với tổng chi phí logistics, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Việc hiểu rõ và tính toán chính xác phí AWB giúp doanh nghiệp quản lý chi phí vận chuyển hiệu quả hơn, đồng thời tránh được những rủi ro không đáng có.

Các loại phí, phụ phí trong vận tải hàng không

Ngoài phí AWB, trong vận tải hàng đường hàng không còn có các loại phí và phụ phí sau:

  • AMS (Automatic Manifest System):

Phí truyền dữ liệu hải quan vào một số QG như US, Canada, China,…

  • Phí THC (Terminal Handling Charge):

Là phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải.

  • Phí D/O (Delivery Order):

Phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng đến sân bay và hãng hàng không/forwarder làm D/O lệnh giao hàng để consignee mang D/O này ra sân bay xuất trình với hải quan để lấy hàng.

  • SCC (Security Charge):

Phí soi an ninh: X-ray fee và Security, chi trả cho các hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay và có chi phí rất thấp.

  • FHL:

Phí truyền dữ liệu thông tin một cửa quốc gia cho vận đơn phụ.

  • FWB (Forward Bill):

Phí truyền dữ liệu thông tin một cửa quốc gia cho vận đơn chính.

Có thể bạn quan tâm  Xuất khẩu tại chỗ là gì? Quy định, thủ tục như thế nào?

Làm thế nào để tra cứu vận đơn hàng không?

Cách kiểm tra hàng hóa vào kho

* Đối với kho hàng TCS – Tân Sơn Nhất:

AWB là phí gì? Được tính như thế nào? Ai chịu phí này?
Cách tra cứu hàng hóa vào kho TCS (SB Tân Sơn Nhất) trên Website chính thức.
  • Bước 1: Bạn truy cập vào Trang web của Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) với đường link https://www.tcs.com.vn/
  • Bước 2: Chọn mục “Tra cứu vận đơn” → Điền số không vận đơn vào ô + nhập mã xác thực → Tra cứu

* Đối với kho hàng SCSC – Tân Sơn Nhất:

AWB là phí gì? Được tính như thế nào? Ai chịu phí này?
Giao diện cách tra cứu hàng vào kho SCSC trên Website chính thức.
  • Bước 1:  Bạn truy cập vào trang web của SCSC tại đường link https://scsc.vn/index.aspx
  • Bước 2: Tìm mục “AWB Info” ở góc phải → Điền số không vận đơn → Tra cứu.

Cách kiểm tra hàng hóa bay đi bay về

Để kiểm tra thông tin vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không (air cargo), bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang Web https://www.track-trace.com/aircargo
  • Bước 2: Tại trang web track-trace, tìm ô tìm kiếm hoặc phần “Air cargo tracking” để nhập số vận đơn (air waybill number) của bạn.
AWB là phí gì? Được tính như thế nào? Ai chịu phí này?
Cách kiểm tra hàng bay đi bay về với các bước hướng dẫn tra cứu nhanh đơn giản.
  • Bước 3: Sau khi nhập số vận đơn, bạn cần chọn một trong hai tùy chọn: “option” hoặc “direct”, tùy vào yêu cầu cụ thể của bạn đối với việc theo dõi đường hàng không của mình.
  • Bước 4: Nhấn vào nút tìm kiếm hoặc “Track” để tiến hành tra cứu thông tin vận chuyển của chuyến bay tương ứng.

Hệ thống sẽ hiển thị chi tiết về trạng thái vận chuyển của hàng hóa, thông tin về chuyến bay và các thông tin khác liên quan để bạn có thể theo dõi tình trạng vận chuyển một cách dễ dàng.

AWB là phí gì và những kiến thức liên quan tới vận đơn đường hàng không đã được chia sẻ bởi Proship Logistics. Theo đó, nếu các doanh nghiệp hoặc cá nhân đang có kiện hàng/đơn hàng/lô hàng vận chuyển bằng máy bay nhưng chưa nắm rõ một số loại phí, phụ phí hàng không thì nên lưu lại bài viết này. Hoặc liên hệ qua 0909 344 247 để chúng tôi tư vấn trực tiếp đến bạn các giải pháp gửi hàng, vận tải hàng tối ưu chi phí lẫn thời gian nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn