Báo cáo Logistics Việt Nam 2024: Cơ hội, thách thức, giải pháp phát triển Khu thương mại tự do FTZ

x Các chủ hàng, doanh nghiệp XNK cần cập nhật Báo cáo logistics Việt Nam trong năm qua nhằm phục vụ hiệu quả cho việc kinh doanh, sản xuất, cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu,…?
x Bạn cần cập nhật tổng quan chi tiết về tình hình logistics Việt Nam nói chung và sự phát triển của Khu thương mại tự do FTZ trong bối cảnh toàn cầu hóa logistics?
x Các nhà đầu tư quan tâm và muốn biết tiềm năng, giải pháp phát triển Khu thương mại tự do là gì?

PROSHIP.VN chúng tôi sẽ cập nhật Báo cáo logistics Việt Nam 2024 mới công bố chính thức của Bộ Công thương. Trong báo cáo logistics Việt Nam lần này cũng đề cập sâu rộng tới mô hình Khu thương mại tự do, cơ hội, thách thức cùng giải pháp phát triển ngành logistics Việt Nam thông qua FTZ,…

Tình hình XNK hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam và xu hướng thị trường Logistics toàn cầu

Logistics Việt Nam hiện đang là một trong những ngành nghề cực hot và trong năm 2024 đã ghi nhận nhiều thành tựu trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nói chung. Cụ thể số liệu thống kê như sau:

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam

Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu tăng 15,4%; nhập khẩu tăng 17,3%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD.

  • Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 năm 2024 sơ bộ đạt 34,05 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,39 tỷ USD, giảm 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,66 tỷ USD, giảm 8,1%.

Có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%). Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2024, hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất, sơ bộ đạt 263,47 tỷ USD, chiếm 87,9% tổng giá trị hàng xuất khẩu.

  • Nhập khẩu:

9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 100,85 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 177,99 tỷ USD, tăng 16,5%. Có 40 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm 91,5% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 261,5 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 47,3%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 46,5%.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch ước đạt 105 tỷ USD.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024: Cơ hội, thách thức, giải pháp phát triển Khu thương mại tự do FTZ
Tỷ trọng xuất, nhập khẩu ở lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong năm 2024 có nhiều tín hiệu tăng trưởng khả quan.

Tình hình xuất, nhập khẩu dịch vụ

Tính chung 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 17,4 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, dịch vụ du lịch đạt 8,8 tỷ USD (chiếm 50,6% tổng kim ngạch), tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ vận tải đạt 4,9 tỷ USD (chiếm 28,1%), tăng 7,9%.

Có thể bạn quan tâm  Freight Collect là gì? Phân biệt Freight Prepaid and Freight Collect

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng năm 2024 ước đạt 26,6 tỷ USD (trong đó, đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng nhập khẩu là 8,8 tỷ USD), tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, dịch vụ vận tải đạt 10,7 tỷ USD (chiếm 40,2% tổng kim ngạch), tăng 17,7%; dịch vụ du lịch đạt 9,3 tỷ USD (chiếm 34,7%), tăng 68%. Nhập siêu dịch vụ 9 tháng năm 2024 là 9,2 tỷ USD.

Các xu hướng của thị trường logistics toàn cầu

Thứ nhất, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và TMĐT. Sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử toàn cầu, vốn là một trong những động lực lớn nhất của thị trường logistics lại càng cộng hưởng lớn hơn khi các giải pháp logistics sử dụng AI. AI cho phép các nền tảng thương mại điện tử phân tích quy mô dữ liệu lớn, tối ưu chiến lược giá và tăng cường sự trải nghiệm và sự trung thành của khách hàng.

Thứ hai, phát triển logistics xanh và bền vững. Đây là một trong những xu thế nổi bật trong thời gian tới của ngành logistics, thông qua sử dụng các loại nhiên liệu thay thế, phương tiện vận chuyển điện và các chương trình cắt giảm khí thải carbon.

Thứ ba, các chiến lược reshore và nearshore vẫn tiếp tục định hình chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ ít manh mún và phân tán về mặt địa lý. Xu hướng này có thể xảy ra đối với các ngành công nghệ cao, liên quan nhiều đến chuỗi cung ứng như máy móc, điện tử và công nghiệp ôtô.

Thứ tư, năm 2024 các nhà cung cấp sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiến hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản thiết yếu, do một số thách thức đang hội tụ, bao gồm giá các yếu tố đầu vào tăng cao, lo ngại về lợi nhuận của nhà nông, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với tiềm năng phát triển ngành Logistics thông qua Khu thương mại tự do

Proship chúng tôi đã ghi nhận Báo cáo logistics mới nhất 2024 tại Việt Nam với những nội dung tóm lược như sau:

Tóm lược báo cáo logistics Việt Nam năm 2024

Báo cáo logistics Việt Nam 2024 được kết cấu bao gồm 07 chương. Cụ thể:

  • Chương 1: Môi trường kinh doanh dịch vụ logistics;
  • Chương 2: Hạ tầng logistics;
  • Chương 3: Dịch vụ logistics;
  • Chương 4: Logistics tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
  • Chương 5: Các hoạt động liên quan đến logistics;
  • Chương 6: Phát triển logistics ở địa phương;
  • Chương 7: Chuyên đề: Khu thương mại tự do.

Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của các Chuyên gia từ các Bộ, ngành, hiệp hội, các tổ chức đào tạo và nghiên cứu,…trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và kết quả khảo sát thực tế.

Bản báo cáo logistics này nhằm hoạch định kế hoạch, định hướng và đưa ra những giải pháp cho những năm tiếp theo, từ đó đưa toàn ngành Logistics Việt Nam hòa vào dòng chảy thương mại hàng hóa trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam,…

Báo cáo logistics với chủ đề Khu thương mại tự do

Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200, bắt đầu từ năm 2017, Bộ Công Thương phối hợp cùng các Chuyên gia logistics xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên quan,…góp phần phục vụ công tác quản lý Nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics.

Ngày 26/6/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng. Theo đó, Quốc hội đồng ý thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm  Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt quốc tế R/F chi tiết
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024: Cơ hội, thách thức, giải pháp phát triển Khu thương mại tự do FTZ
Báo cáo logistics năm 2024 của Bộ Công Thương với định hướng phát triển khu thương mại tự do tại Việt Nam.

Cùng với đó, khu thương mại tự do cũng được đề xuất trong quy hoạch của nhiều tỉnh, thành. Với sự mở rộng của các khu thương mại tự do, Việt Nam không chỉ tăng cường năng lực cạnh tranh trong khu vực mà còn hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng được ký kết và thực thi.

Bên cạnh việc cung cấp những thông tin về tình hình phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong năm vừa qua, Báo cáo logistics Việt Nam 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do” sẽ tập trung phân tích tầm quan trọng và tiềm năng của các FTZ đối với sự phát triển của ngành logistics, đồng thời đưa ra các nhận định và khuyến nghị về chiến lược phát triển bền vững.

Báo cáo logistics Việt Nam cũng sẽ đánh giá các mô hình phát triển FTZ thành công trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở các chính sách phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.

>>Xem chi tiết Báo cáo logistics Việt Nam 2024 pdf tại đây: BÁO CÁO LOGISTIC VIỆT NAM 2024

Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển Khu thương mại tự do FTZ tại Việt Nam

Hãy cùng Proship Logistics bàn về thách thức, cơ hội cùng giải pháp phát triển Khu thương mại tự do (FTZ) tại Việt Nam sau đây:

Khái niệm Khu thương mại tự do

Khu thương mại tự do là gì? Khu thương mại tự do (Free Trade Zone – FTZ) là một loại của Khu tự do, thường bị nhầm lẫn với các phân loại khác.

Theo nhà kinh tế học Herbert G. Grubel, Khu thương mại tự do là một khu đất khép kín, được chỉ định đặc biệt trong một quốc gia, nơi hàng hóa có thể được nhập khẩu, lưu trữ, sử dụng trong sản xuất, trưng bày, lắp ráp, phân loại và bán mà không phải chịu các hạn chế về hạn ngạch, thuế quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, kiểm soát ngoại hối cũng như quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng như khi ở bên ngoài khu vực này. Các khu vực này thường được tách biệt với phần còn lại của quốc gia bằng các rào chắn vật lý như hàng rào.

Thách thức, cơ hội khi phát triển Khu thương mại tự do tại Việt Nam

Thách thức khi phát triển Khu thương mại tự do tại Việt Nam

  • Cạnh tranh khu vực:

Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực đã có các FTZ phát triển như Singapore, Thái Lan và Malaysia. Những quốc gia này có khung pháp lý hoàn thiện, cơ sở hạ tầng hiện đại và các chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư và phát triển FTZ.

Ngoài ra, các quốc gia này cũng có kinh nghiệm quản lý và vận hành FTZ hiệu quả, làm cho việc cạnh tranh trở nên khó khăn hơn.

  • Khung pháp lý chưa hoàn thiện:

Hiện, Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng và cụ thể cho việc thành lập và quản lý FTZ. Các quy định hiện hành chủ yếu tập trung vào các khu kinh tế (KKT) và khu chế xuất (KCX), chưa đề cập chi tiết đến các FTZ.

Việc thiếu khung pháp lý gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc tiếp cận và phát triển FTZ, đồng thời, làm giảm tính minh bạch và hiệu quả của quản lý Nhà nước với các khu vực này.

  • Chất lượng nguồn nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics Việt Nam và quản lý FTZ còn hạn chế. Tuy Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và đông đảo nhưng kỹ năng và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực này chưa đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp trong các FTZ.

Việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhà đầu tư, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của FTZ.

  • Cơ sở hạ tầng logistics:

Tuy cơ sở hạ tầng đã được cải thiện nhưng vẫn cần đầu tư thêm vào các dịch vụ hỗ trợ logistics như kho bãi, bốc xếp hàng hóa và các dịch vụ phụ trợ khác để nâng cao hiệu quả hoạt động của FTZ.

Có thể bạn quan tâm  In mã vạch hải quan là gì? Quy trình in như thế nào?

Hệ thống giao thông kết nối giữa các khu vực kinh tế trọng điểm và các FTZ cần được nâng cấp và mở rộng, đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa diễn ra thông suốt và hiệu quả.

Cơ hội phát triển Khu thương mại tự do tại Việt Nam

  • Vị trí địa lý chiến lược:

Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, một vị trí địa lý chiến lược gần các tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng. Vị trí này cho phép Việt Nam trở thành một điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực, dễ dàng kết nối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia ASEAN khác.

  • Hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng:

Việt Nam sở hữu nhiều cảng biển lớn và hiện đại như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng và cảng Cái Mép – Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Những cảng này có khả năng tiếp nhận tàu container lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống giao thông kết nối giữa cảng biển với các khu công nghiệp và khu chế xuất cũng đang được nâng cấp và mở rộng.

  • Tiềm năng phát triển kinh tế:

Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và nhu cầu tiêu dùng nội địa cao tạo ra một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp đầu tư vào FTZ.

  • Chính sách ưu đãi đầu tư:

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các chính sách này gồm miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập vào từ nước ngoài để sản xuất, kinh doanh trong các FTZ và miễn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong FTZ. Chính sách ưu đãi về đất đai, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cũng được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024: Cơ hội, thách thức, giải pháp phát triển Khu thương mại tự do FTZ
Việc đẩy mạnh phát triển Khu thương mại tự do FTZ sẽ góp phần đẩy mạnh logistics Việt Nam nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức, vướng mắc cần sớm có giải pháp phát triển bền vững và lâu dài.

Giải pháp phát triển Khu thương mại tự do Việt Nam

Một số giải pháp phát triển khu thương mại tự do tại Việt Nam được đề xuất trong Báo cáo logistics Việt Nam được nêu bật như sau:

1. Một là, tỉnh/thành phố chủ động đề xuất dự thảo Cơ chế thí điểm Khu thương mại tự do thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội phê duyệt. Chủ động xin ý kiến các bộ liên quan như: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,…

2. Hai là, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, gồm hệ thống đường bộ, cảng biển, sân bay và cơ sở vật chất trong địa bàn tỉnh/thành phố.

3. Ba là, áp dụng công nghệ tiên tiến từ hai phía: Cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Sử dụng hệ thống quản trị kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp sẽ chủ động ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa quy trình sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành.

4. Bốn là, dự thảo đề xuất cải thiện môi trường kinh doanh trong FTZ. Tỉnh/thành phố cần nghiên cứu đề xuất đơn giản hóa thủ tục hải quan và quản lý, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quy trình hành chính…

5. Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đầu tư vào các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người lao động,…góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển chung của FTZ.

Trên đây là Báo cáo logistics Việt Nam 2024 mới nhất giúp bạn hiểu thêm về Khu thương mại tự do với những cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển bền vững, lâu dài. Cũng vậy, Proship Logistics đã đính kèm Full chi tiết báo cáo logistics Việt Nam 2024 pdf cho Quý doanh nghiệp, tư nhân, nhà đầu tư đã và đang quan tâm có thể download về tham khảo nhằm phục vụ hiệu quả cho các công việc liên quan tới ngành nghề logistics Việt Nam…Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ qua số 0909 344 247.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn