CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM trong xuất khẩu như thế nào?

x Các Doanh nghiệp, Đơn vị kinh doanh hàng XNK cần tìm hiểu về đơn vị đo lường CBM?
x Bạn chưa rõ vai trò của CBM là gì, cách tính, cách quy đổi của CBM trong xuất khẩu?
x Bạn có nhu cầu xuất khẩu hàng đi Quốc tế, cần tìm Đơn vị vận chuyển uy tín, tận tâm, giàu kinh nghiệm?

Proship.vn sẽ giải đáp thắc mắc liên quan tới CBM là gì, công thức tính CBM, cách tính cước vận chuyển hàng hóa CBM, cách quy đổi CBM chuẩn nhất,…Dựa vào đây, các Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh hàng xuất/hàng nhập có thể ước chừng được chi phí phải chi trả cho khâu vận chuyển đường bộ/đường hàng không/đường biển là bao nhiêu. Bên cạnh đó, Quý khách hàng có thể tham khảo Dịch vụ vận tải container đường sắt liên vận Quốc tế giá rẻ tại Proship với quy trình chuyên nghiệp, lịch trình cố định, cam kết giao nhận chuẩn xác.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

CBM là gì? CBM có vai trò gì?

CBM là đơn vị gì?

CBM là gì? CBM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Cubic Meter”, gọi nhanh là mét khối (m3), CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng từ đó Nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

CBM là ký hiệu thường thấy trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu, gặp rất nhiều ở vận chuyển đường bộ, hàng không, đường thủy. Công ty vận tải giao nhận hàng hóa sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển hàng. Muốn biết sức chứa tối đa của một container có thể chứa bao nhiêu CBM, mời cập nhật bảng sau:

Loại container Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Sức chứa Tối đa
Container 20 feet 589 cm 234 cm 238 cm 26-28 CBM 33 CBM
Container 40 feet 1200 cm 234 cm 238 cm 56-58 CBM 66 CBM
Container 40 feet HC 1200 cm 234 cm 269 cm 60-68 CBM 72 CBM
Container 45 feet HC 1251 cm 245 cm 269 cm 72-78 CBM 86 CBM
CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM trong xuất khẩu như thế nào?
CBM là viết tắt của cụm từ “Cubic Meter” – là đơn vị đo lường khối lượng, kích thước gói hàng để Nhà vận chuyển có thể tính toán chính xác chi phí vận chuyển.

Vai trò của CBM là gì?

Vai trò của CBM được thể hiện cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Là đại lượng dùng để đo hàng hóa trong việc vận chuyển trong nước hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa ra vào nước ta hiện nay và nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Đây là đại lượng được sử dụng để đo khối lượng hàng hóa vận chuyển với nhiều phương thức khác nhau từ đường bộ, đường thủy cho đến đường hàng không.
  • Thứ hai: Là đại lượng được dùng để đo chính xác khối lượng hàng hóa, từ đó tạo cơ sở để tính toán cho giá cước vận chuyển hàng hóa hiện nay trên thị trường của nhiều liên doanh vận tải, liên doanh xuất nhập khẩu khác nhau.
  • Thứ ba: CBM giúp cho quá trình sắp xếp và tính toán phương tiện vận chuyển được tốt nhất, và thực hiện việc sắp xếp vị trí hàng hóa được khoa học để không bị quá rộng hoặc quá trọng tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển hiện nay.
Có thể bạn quan tâm  Hàng mậu dịch và phi mậu dịch là gì? Cách nhận biết chính xác

>>Xem thêm: EBS là phí gì?

Cách tính và quy đổi CBM trong xuất khẩu như thế nào?

CBM là gì, vai trò của CBM như thế nào, một container chứa được bao nhiêu CBM đã được giải đáp. Tiếp theo đây, Proship Logistics sẽ cập nhật cách tính, công thức tính cũng như cách quy đổi CBM trong xuất khẩu hàng hóa cho quý DN nắm rõ:

Cách quy đổi CBM

Quy đổi từ CBM sang KG cho hàng hóa trong xuất nhập khẩu giúp Nhà vận chuyển tính toán được chi phí vận chuyển một cách hợp lý cho mọi mặt hàng. Với quy đổi chung từ cbm sang kg thì khi vận chuyển cho các lô hàng từ 2 loại trở lên thì bạn sẽ không bị lỗ. Tùy theo phương tiện vận chuyển mà CBM cũng có cách quy đổi riêng. Tỷ lệ quy đổi đường hàng không, đường bộ, đường biển cụ thể như sau:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Phương Tiện 1 CBM/Kg
Đường Hàng Không 167 kg
Đường Bộ 333 kg
Đường Biển 1000 kg

Công thức tính CBM

CBM = (Chiều dài  x  Chiều rộng  x  Chiều cao)  x Số lượng kiện

* Ví dụ: Bạn có 1 lô hàng gồm 10 thùng carton có kích thước: 2m x 2.5m x 2.5m => CBM = (2 x 2.5 x 2.5) x 10 = 125 (CBM).

Cách tính CBM (cước vận chuyển hàng hóa)

Trong vận chuyển đường hàng không (Air)

Tương tự với vận chuyển đường biển, trong vận chuyển đường hàng không cũng so sánh Trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng khác hằng số quy ước trọng lượng thể tích. Hãy theo dõi ví dụ cụ thể dưới đây để thấy sự khác biệt

* Ví dụ: 1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 50cm x 60cm x 50cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 100kgs /kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 100Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 1.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

  • Thể tích của một kiện hàng = (50 x 60 x 50)/1000000 = 0,15 cbm (m3)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 0,15 (thể tích 1 kiện hàng) = 1,5 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

  • Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường hàng không: 1 CBM = 167 Kg
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 1,5 cbm * 167kg/cmb = 250,5 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 1.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 250,5 kg.

=> Trọng lượng thể tích nhỏ hơn(<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thực tế 1.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM trong xuất khẩu như thế nào?
Tùy từng phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau (đường bộ/đường biển/đường hàng không) mà sẽ áp dụng cách tính cước phí chuyển hàng CBM tương ứng.

Trong vận chuyển đường biển (Sea)

So sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa.

* Ví dụ: 1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs /kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 800Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 8.000 kg.

Có thể bạn quan tâm  ETA là gì? Cùng Proship tìm hiểu ETA là gì trong xuất nhập khẩu?

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

  • Thể tích của một kiện hàng = (120 x 100 x 150)/1000000 = 1,8 cbm (m3)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 1,8 (thể tích 1 kiện hàng) = 18 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

  • Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường biển: 1 CBM = 1000 Kg
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18 cbm * 1000kg/cmb = 18.000 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 8.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18.000 kg.

=> Trọng lượng thể tích lớn hơn (>) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Trong vận chuyển đường bộ (Road)

Cũng giống với vận chuyển đường biển và đường hàng không cũng so sánh Trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng Hằng số quy ước trọng lượng thể tích của đường bộ là 333kg/cbm

* Ví dụ: 1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 150cm x 120cm x 150cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 500kgs/kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 500Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 5.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

  • Thể tích của một kiện hàng = (150 x 120 x 150)/1000000 = 2,7 cbm (m3)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 2,7 (thể tích 1 kiện hàng) = 27 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: (tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

  • Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường bộ: 1 CBM = 333 Kg
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 27 cbm * 333kg/cmb = 8.991 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 5.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 8.991 kg.

=> Trọng lượng thể tích lớn hơn(<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 8.991 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Điền Chiều Dài, Chiều rộng, Chiều cao của lô hàng

Số lượng của Lô hàng

  • Nếu Lô hàng có nhiều kích thước khác nhau, bạn có thể Click nút “THÊM” để thêm giá trị.

Click “QUY ĐỔI” để ra kết quả.

* Ví dụ: 1 lô hàng có số lượng: 10 kiện, kích thước của mỗi kiện là: Chiều dài : 50cm, Chiều rộng 65cm, Chiều cao 50cm

  • Nếu vận chuyển đường biển xem kết quả số khối là (CBM): 1.63
  • Nếu vận chuyển đường hàng không xem kết quả là (KGS): 270.84.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

PROSHIP nhận vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường sắt liên vận Quốc tế Giá rẻ, An toàn tốt nhất

Nhận thấy nhu cầu vận chuyển hàng tiêu dùng, kinh doanh từ Việt Nam sang Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan, Nga, Bỉ, Đức, Hà Lan,…ngày càng nhiều, CÔNG TY CỔ PHẦN PROSHIP cung cấp ra thị trường Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container đường sắt Chuyên tuyến container Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu, cam kết Giá rẻ, An toàn, Chuyên nghiệp tốt nhất. Nhận vận chuyển liên vận Quốc tế đối với Hàng nguyên container (FCL), Hàng lẻ (LCL), Hàng thương mại điện tử (E – commerce), Hàng thực phẩm, trái cây bằng RF container. Chúng tôi triển khai và xây dựng các ga làm tác nghiệp xếp dỡ Container trên tuyến, bao gồm: Ga Đông Anh, Ga Giáp Bát, Ga Vinh, Ga Đồng Hới, Ga Đà Nẵng, Ga Diêu Trì, Ga Nha Trang, Ga Trảng Bom và Ga Sóng Thần.

Có thể bạn quan tâm  Invoice Packing list là gì? Invoice Packing List quan trọng thế nào trong XNK?

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp Dịch vụ quản lí đơn hàng hiệu quả, book hàng online, cho thuê kho bãi, khai hải quan, theo dõi đơn hàng theo thời gian thực giúp việc quản lí đơn hàng dễ dàng và trực quan hơn. Và cũng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gửi hàng đi Châu Âu từ Việt Nam bằng đường sắt, Proship đã đầu tư và phát triển các phương tiện chuyên chở hàng như: 170 Toa xe P nhận chở xăng dầu, các loại hàng chất lỏng; 20 Toa xe NR chở ô tô; 50 Toa xe H thành cao mở móc vận chuyển các loại hàng kinh kiện, container,…Các thùng Container chứa số lượng lớn hàng xuất khẩu đi các nước được sản xuất theo công nghệ mới nhất, đáp ứng đúng tiêu chuẩn bảo quản phù hợp từng mặt hàng, loại hàng khác nhau.

CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM trong xuất khẩu như thế nào?
Với tuyến đường sắt liên vận Quốc tế, Proship Logistics nhận vận chuyển đa dạng mặt hàng từ Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu với chất lượng DV tốt, an toàn cao, giá cả cạnh tranh.

Lợi ích của Dịch vụ vận tải hàng container đường sắt Proship Logistics

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng cont lạnh, khô đường sắt với các lợi ích thiết thực như:

  • Giá cước vận chuyển đường sắt ít biến động so với giá xăng dầu;
  • Năng lực vận tải hàng lớn, có thể vận chuyển linh hoạt, đa dạng mặt hàng;
  • Lịch trình tàu hàng đường sắt cố định, xuyên suốt và rõ ràng;
  • Đội ngũ nhân viên hùng hậu, giàu kinh nghiệm và tận tâm;
  • Cơ sở hạ tầng đường sắt đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ vận tải container hiện đại;
  • Thời gian vận chuyển container khô/lạnh đường sắt nhanh chuẩn xác;
  • Áp dụng chính sách bồi hoàn giá trị hàng hóa theo giá thị trường (nếu lỗi do vận chuyển).

Proship nhận vận chuyển, xuất khẩu đa dạng mặt hàng bằng đường sắt

Các loại hàng thường, hàng khô nhận vận chuyển

  • Vận chuyển hàng sản xuất, tiêu dùng, mỹ phẩm;
  • Vận chuyển hàng quảng cáo, thủ công mỹ nghệ;
  • Vận chuyển hàng nội thất nhà ở, công trình;
  • Vận chuyển hàng bao xe, cồng kềnh, tải trọng lớn;
  • Vận chuyển các sản phẩm công nghiệp, cơ khí;
  • Vận chuyển hàng hóa chất các loại;
  • Vận chuyển mặt hàng vải, quần áo, giày da;
  • Vận chuyển hàng sản xuất, tiêu dùng, mỹ phẩm;
  • Vận chuyển các mặt hàng giấy bao bì, Carton;
  • Vận chuyển mặt hàng phụ tùng ô tô, xe máy;
  • Vận chuyển hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng,…

Các loại hàng lạnh, đông lạnh nhận vận chuyển

  • Vận chuyển đồ thủy hải sản tươi sống: Tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc, hến, thủy hải sản khác;
  • Vận chuyển các loại thịt, chế phẩm từ thịt – tươi sống hoặc đông lạnh;
  • Vận chuyển các loại trái cây, hoa quả – chưa chế biến hoặc đã chế biến;
  • Vận chuyển các sản phẩm chế biến từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, váng sữa, kem sữa;
  • Vận chuyển vacxin, thuốc y tế, mẫu thử;
  • Vận chuyển các loại nước, dung dịch đặc biệt,…

Phương thức chuyển – giao hàng bằng container đường sắt

Proship Logistics áp dụng linh hoạt các phương thức chuyển – giao hàng như sau:

  • Vận chuyển hàng nguyên Container từ Ga tới Ga;
  • Vận chuyển hàng nguyên chuyến từ Ga tới Kho;
  • Vận chuyển container khô/lạnh từ Kho tới Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng đã giúp Cá nhân/DN hiểu được đơn vị đo lường CBM là gì, có vai trò quan trọng ra sao, cách quy đổi và tính toán thế nào chuẩn nhất với từng phương thức vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không. Các DN có thể dựa vào đây để vận dụng hiệu quả cho công việc của mình, từ đó giúp kế hoạch giao thương – XNK hàng hóa đạt hiệu quả cao nhất. Hoặc khi cần sử dụng Dịch vụ vận tải container đường sắt tuyến Việt Nam – Quốc tế giá rẻ, liên hệ ngay với Proship Logistics theo số 0909 344 247.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Bài viết này được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn