Đánh giá năng lực của doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam
Trong các tiêu chí đánh giá LPI của Việt Nam năm 2018, chất lượng dịch vụ và khả năng theo dõi hàng hoá là những chỉ số được cải thiện tốt nhất (tăng tương ứng là 29 bậc và 41 bậc). Điều này phản ánh phần nào năng lực hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ logistics (LSP) Việt Nam đã có những bước thay đổi và cải thiện đáng kể. Sự cải thiện này một phần bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Cụ thể, tỷ lệ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực này đã tăng từ 15-20% năm 2015-2016 lên 40-50% năm 2016-2017 (VLA, 2017).
Kết quả đánh giá các tiêu chí khác nhau trong năng lực hoạt động logistics của Việt Nam chủ yếu dựa trên sự đánh giá mang tính định tính của các nhà giao nhận vận tải, các công ty vận chuyển, logistics quốc tế hiện đang có mối quan hệ thương mại với Việt Nam. Mặc dù số lượng đơn vị tham gia khảo sát không quá lớn nhưng kết quả đánh giá có thể là một kênh tham khảo để xem xét đánh giá sơ bộ về năng lực hoạt động của các LSP của Việt Nam năm 2018. Được đánh giá là cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2016, các LSP của Việt Nam năm 2018 vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần xem xét.
Cụ thể, căn cứ theo các chỉ tiêu cụ thể sử dụng để đánh giá tổng hợp năng lực logistics quốc gia của Việt Nam năm 2018 thì các chỉ tiêu liên quan đến “giao hàng quốc tế” (thể hiện mức độ dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh); “đúng lịch” (giao hàng đúng hạn/giao hàng thành công) được cải thiện ở mức độ hạn chế. Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là công tác tổ chức giao nhận vận chuyển, lưu trữ hàng hoá và các dịch vụ phụ trợ khác trong các LSP chưa thực sự hiệu quả. Bảng dưới đây so sánh thời gian hoàn thành đơn hàng của các LSP của Việt Nam với các LSP của Thái Lan (quốc gia nằm trong khu vực, có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam) và các LSP của Đức (quốc gia có chỉ số LPI tốt nhất thế giới hiện nay).
Như vậy, so sánh với các doanh nghiệp dịch vụ logistics thuộc quốc gia láng giềng là Thái Lan thì năng suất hoạt động và mức độ tin cậy trong giao hàng của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam vẫn còn có khoảng cách nhất định. Đặc biệt khoảng cách này là rất lớn khi so sánh với hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Đức (năm 2018).
Trong khi đó, điều tra tại hơn 31 doanh nghiệp dịch vụ logistics lớn của Việt Nam cho thấy, năng lực của doanh nghiệp LSP Việt Nam được thể hiện bởi 3 yếu tố: thời gian (25%), chi phí (32%), độ tin cậy (43%). Theo đó, doanh nghiệp đang tập trung vào tạo dựng lòng tin với khách hàng (reliability) hơn là chi phí và thời gian. Đây có thể là xu hướng tốt vì nếu không có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại, đây cũng là xu hướng chung của phát triển logistics và chuỗi cung ứng.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247