LCL là gì trong xuất nhập khẩu? Giải đáp chi tiết từ A-Z

x Doanh nghiệp bạn mới tham gia vào lĩnh vực XNK và thắc mắc hàng LCL là hàng gì?
x Bạn chưa biết sự khác nhau giữa hàng LCL với hàng FCL có gì giống và khác nhau?
x Bạn muốn biết vận chuyển hàng LCL mang lại lợi ích gì? Có nên chọn gửi hàng LCL?

Proship.vn chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận tải hàng lẻ LCL và hàng nguyên FCL sẽ giải đáp cho Quý doanh nghiệp, chủ hàng biết chính xác lcl là gì trong xuất nhập khẩu, lợi ích khi vận chuyển hàng LCL là gì, hàng LCL có gì khác so với hàng FCL, quy trình xuất nhập hàng LCL ra sao,…ngay sau đây.

LCL là gì?

LCL là gì trong xuất nhập khẩu? LCL viết tắt là Less than Container Load, tức là hàng hóa không xếp đủ một container, mô tả việc trong quá trình đóng hàng vận chuyển quốc tế, chủ hàng không đủ lượng hàng để đóng đủ vào nguyên container mà cần ghép hàng với các chủ hàng khác.

LCL là gì trong xuất nhập khẩu? Giải đáp chi tiết từ A-Z
Hàng LCL (viết tắt của Less than Container Load) là hàng không đóng đủ vào một container mà cần ghép với nhiều hàng hóa khác cho đủ.

Khi gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau gọi là consolidation, hàng hóa được gom gọi là hàng consol, người đứng ra thực hiện gom hàng gọi là consolidator. Dễ nhận thấy hàng LCL và FCL khác nhau từ khối lượng, kích thước hàng (từ một chủ hàng), điều kiện vận chuyển, chi phí,…

Lợi ích của vận tải hàng lẻ LCL bằng đường biển

Lợi ích vận chuyển hàng lẻ lcl là gì trong xuất nhập khẩu, vận tải biển? Đó là:

Giúp tiết kiệm chi phí lưu kho

Việc để hàng hóa trong kho và chờ đợi đến khi gom hàng đủ một container sẽ phát sinh chi phí lưu kho. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để chuyển hàng ngay sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm phí lưu kho.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ vận chuyển container lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Giúp tiết kiệm chi phí vận tải

Với các Chủ hàng (Shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp khi số lượng hàng nhỏ, không đủ đóng đầy một container thì nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn và hiệu quả hơn. Với dịch vụ hàng lẻ LCL, các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho không gian mà họ sử dụng trong một container.

Với các Công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách đặt chỗ (booking) với khối lượng hàng nhỏ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng trong một container, thì có thể đặt chỗ lại (Co-loading) qua một Công ty giao nhận khác (Master Consol hay Master Consolidator) trực tiếp mở container gom hàng lẻ LCL để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Giúp tiết kiệm thời gian

Nhờ dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (LCL), chủ hàng không phải chờ đợi đến khi có đủ số lượng hàng đóng đầy container mới vận chuyển. Chủ hàng có thể sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để kết hợp đóng ghép với các chủ hàng khác để cùng đóng đầy một container hàng nhanh chóng. Như vậy, hàng hóa sẽ được vận chuyển nhanh và tiết kiệm thời gian hơn.

Phân biệt giữa hàng lẻ LCL và hàng nguyên FCL

Sự khác nhau giữa Hàng FCL và LCL là gì trong xuất nhập khẩu? Cụ thể:

FCL LCL
Tên viết tắt Full Container Load:  Hàng nguyên cont Less than Container Load: Một phần của cont hay hàng đóng ghép
Chi phí Chi phí tối ưu Cùng một lượng hàng hóa, chi phí phân nhỏ lô hàng, mỗi lô hàng sẽ có chi phí khác nhau, khi gom lại, chi phí hàng lẻ sẽ lớn hơn.
Kích thước hàng Hàng hóa phù hợp với FCL là cồng kềnh và nặng Hàng LCL thường nhỏ và dễ di chuyển hơn
Tỷ giá Dễ biến động Ổn định hơn
Điều kiện vận chuyển Người gửi phải đặt trước ít nhất nguyên container Không cần thiết phải đặt một cont; chỉ một phần của nó cần phải được đặt trước
Chủ hàng Thuộc một chủ hàng Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau
Thời gian giao hàng Nhanh hơn vì chỉ giao một chủ hàng Chậm hơn vì phải giao nhiều chủ hàng
Có thể bạn quan tâm  Chủng loại là gì và chủng loại hàng hóa là gì?
LCL là gì trong xuất nhập khẩu? Giải đáp chi tiết từ A-Z
Giữa hàng nguyên FCL với hàng lẻ LCL sẽ có sự khác nhau về thời gian giao hàng, kích thước, chi phí, tỷ giá, điều kiện vận chuyển, chủ hàng,…

Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL diễn ra thế nào?

Dưới đây là quy trình nhập hàng và xuất hàng lẻ LCL, bạn cần biết:

Quy trình nhập hàng lẻ LCL

  • Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đã thương lượng và đồng ý với nhau các điều khoản trên hợp đồng như chủng loại/quy cách hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, điều kiện Incoterm được áp dụng, ngày xếp hàng,…

  • Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa (nếu có)

Nhà nhập khẩu tiến hành xin giấy phép nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa thuộc nhóm hàng nhập khẩu có điều kiện phải được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép. Nếu hàng hóa nhập khẩu không cần xin giấy phép thì bỏ qua bước này.

  • Bước 3: Thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu sẽ đặt cọc hay thanh toán tiền theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết trước đó, sau khi đã xin được đầy đủ giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

  • Bước 4: Xác nhận giao hàng và kiểm tra bộ chứng từ

Dựa vào điều kiện Incoterms và ngày giao hàng trên hợp đồng đã ký, nhà xuất khẩu sẽ thu xếp và tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Sau khi hoàn tất giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa đúng theo hợp đồng ngoại thương để gửi cho nhà nhập khẩu.

Bộ chứng từ này cần được kiểm tra chính xác để đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận hàng được thuận lợi.

  • Bước 5: Làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu hàng hóa

Sau khi hàng hóa được vận chuyển về đến cảng, nhà nhập khẩu mang đầy đủ giấy tờ, chứng từ để làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng lẻ LCL.

Có thể bạn quan tâm  6 quy tắc áp mã HS là gì, cùng Proship tìm hiểu chi tiết

Ở bước này, nếu không thể tự làm thủ tục thông quan cho lô hàng, chủ hàng có thể sử dụng thêm dịch vụ khai báo hải quan từ công ty giao nhận.

  • Bước 6: Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi nhận được tờ khai được đóng dấu thông quan và ký giám sát thì nhà nhập khẩu tiến hành mang phiếu xuất kèm mã vạch để nhận hàng tại kho CFS. Khi nhận được hàng hóa đầy đủ tại kho CFS để vận chuyển về kho riêng là hoàn tất quy trình giao nhận hàng lẻ LCL.

LCL là gì trong xuất nhập khẩu? Giải đáp chi tiết từ A-Z
Hàng lẻ LCL với quy trình nhập hàng và xuất hàng hóa được tiến hành từng bước trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này tới địa điểm khác.

Quy trình xuất hàng lẻ LCL

  • Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đã thương lượng và đồng ý với nhau các điều khoản trên hợp đồng như chủng loại/quy cách hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, điều kiện Incoterm được áp dụng, ngày xếp hàng…

  • Bước 2: Nhận thanh toán tiền hàng từ nhà nhập khẩu (người mua)

Nhà xuất khẩu nhận tiền đặt cọc hoặc thanh toán theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết trước đó.

  • Bước 3: Tiến hành giao hàng và bộ chứng từ xuất khẩu

Dựa vào điều kiện Incoterms và ngày giao hàng trên hợp đồng đã ký, nhà xuất khẩu sẽ thu xếp và tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu.

  • Bước 4: Gửi bộ chứng từ xuất khẩu cho nhà nhập khẩu

Sau khi hoàn tất giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa đúng theo hợp đồng ngoại thương để gửi cho nhà nhập khẩu. Bộ chứng từ này cần được kiểm tra chính xác để đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận hàng được thuận lợi.

Bài chia sẻ trên của Proship đã giúp bạn hiểu được hàng lcl là gì trong xuất nhập khẩu để có kế hoạch ghép hàng vận chuyển hợp lý, hiệu quả hơn. Quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng FCL hoặc LCL đường bộ, đường biển, đường sắt,…Liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn trực tiếp các dịch vụ bạn quan tâm.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn