Proship.vn đã tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để làm rõ hơn thuật ngữ liên doanh là gì, xe liên doanh là xe gì…Các cá nhân hoặc Tư nhân, Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này có thể góp nhặt kiến thức nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công việc kinh doanh của mình. Đặc biệt, chúng tôi cũng muốn chia sẻ tới bạn đọc cách phân biệt xe chính hãng với dòng xe liên doanh để tránh tình trạng mua phải xe kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không an toàn lại bị “hét” giá quá cao so với mặt bằng chung trên thị trường.
>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ vận tải Container nội địa Bắc Nam giá rẻ – Bảng giá cho thuê xe tải chở hàng tốt nhất 2022 – Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói uy tín
Liên doanh là gì? Ưu nhược điểm của hình thức liên doanh
Đối với các doanh nghiệp, để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, người chủ doanh nghiệp phải biết mở rộng phạm vi thị trường hoạt động. Để làm được điều đó, việc liên doanh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy, liên doanh là gì?
Liên doanh là hình thức hợp tác về kinh tế với trình độ tương đối cao. Liên doanh được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia một cách hoàn toàn tự nguyện cùng góp vốn để thực hiện các Xưởng, Xí nghiệp, Công ty nhằm cùng nhau sản xuất, quản lý và ăn chia lợi nhuận theo phương thức đã thỏa thuận trước đó. Liên doanh có thể thực hiện giữa hai hay nhiều bên hợp tác. Các bên tham gia có thể là các chủ thể khác nhau, mang quốc tịch khác nhau. Đó có thể là mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp trong nước hoặc giữa Chính phủ các quốc gia với nhau.
Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, trong đó, mỗi bên tham giá sẽ có phạm vi về phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Chẳng hạn: Công ty liên doanh giữa nhà máy Bia Việt Nam (sản xuất các loại bia Tiger), Heniken và bia Bivina tại Việt Nam. Hoặc doanh nghiệp liên doanh giữa nhà máy lọc dầu Bayernoil (Cộng hòa Liên bang Đức), và các bên gồm Eni, Varo Energy và Rosneft.
Ưu điểm
- Khi liên doanh, các doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ công nghệ, tài sản trí tuệ có tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ,…;
- Có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại, phong cách cũng như trình độ quản lý khác nhau giữa các doanh nghiệp;
- Hoạt động kinh doanh có thể thành công vượt trội do môi trường kinh doanh phù hợp.
Nhược điểm
- Bị ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên, có thể phát sinh những mâu thuẫn;
- Tiếp cận thị trường mới sẽ khó khăn trong quá trình hội nhập và xác lập chiến lược kinh doanh.
>>Xem thêm: Mua xe máy mới cần giấy tờ gì?
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Các điều kiện để thực hiện việc liên doanh hợp pháp
Liên doanh là gì, ưu nhược điểm của hình thức liên doanh là gì đã được giải đáp. Tiếp theo đây, Proship sẽ chỉ ra các điều kiện tiên quyết để thực hiện việc liên doanh cho nhiều Doanh nghiệp, Tập đoàn, Tư nhân nắm rõ. Theo đó, để thực hiện việc liên doanh, các chủ thể cần đáp ứng một số điều kiện sau:
* Đối với các chủ thể (người đầu tư):
- Nếu chủ thể là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù giam hoặc các hình phạt hành chính theo quy định;
- Đối với pháp nhân, phải thành lập hợp pháp và vẫn đang trong thời gian hoạt động tại thời điểm đầu tư.
* Về vấn đề tài chính:
- Điều kiện năng lực của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn đầu tư đã cam kết thỏa thuận đầu tư vào dự án. Tức là người đầu tư phải có đủ khả năng để chi trả số vốn như đã cam kết;
- Ngân hàng giữ số tiền đầu tư của công ty liên doanh phải là ngân hàng hợp và được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam;
- Vốn pháp định của các bên tham gia phải đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam về thực hiện công ty liên doanh.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Xe liên doanh là gì? Giá bao nhiêu? Cách phân biệt xe với xe chính hãng ra sao?
Xe liên doanh là dòng xe được sản xuất bởi sự liên kết của 2 hoặc nhiều công ty từ nhiều quốc gia. Trên thực tế, xe liên doanh có hai loại khác nhau. Loại đầu tiên là xe lắp ráp trong nước, mà người mua chỉ cần sang tên bình thường và đóng thuế trước bạ. Loại thứ hai là xe liên doanh nhập khẩu thuộc diện miễn thuế, khi sang tên, người mua phải đóng thêm thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt nếu có. Nếu nhập trên 10 năm thì xe sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Hiện nay, trên thị trường xe máy và ô tô tại Việt Nam, các dòng xe liên doanh trở nên phổ biến hơn. Một trong những dòng xe tiêu biểu nhất là xe máy Wave S 110 của Liên Doanh Việt – Nhật, Hàn. Dòng xe này được bán và sử dụng khá nhiều tại các tỉnh miền Bắc, với thiết kế giống y hệt như xe chính hãng nhưng giá thành lại chênh lệch.
Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm xe liên doanh đang bị lợi dụng để bán được hàng. Người ta thường gắn mác xe liên doanh cho những chiếc xe cũ được tái lắp ráp tại Trung Quốc, nhằm tạo ra độ “sang” và dễ dụ khách hàng. Nhiều người còn gọi dòng xe này là xe tạm chủng (vì nhiều chủng loại linh kiện có xuất xứ khác nhau). Trên nhiều diễn đàn về xe, các chuyên gia đều khuyên rằng, nếu bạn không có hiểu biết nhiều về xe, thì nên mua xe chính hãng tại các Yamaha Town hay các đại lý của Yamaha, Suzuki, hoặc Head Honda.
Do được sản xuất với sự hợp sức của nhiều đơn vị khác nhau, với hệ thống linh kiện được tối ưu chi phí, gia công giá rẻ, thì xe liên doanh thường có giá mềm hơn so với giá xe chính hãng mà mẫu mã cũng không hề kém cạnh. Đó là lý do mà nhiều người “chơi xe” thường chọn mua xe liên doanh thay vì chính hãng. Ví dụ, một chiếc xe máy liên doanh có thể có giá chỉ 8 – 10 triệu đồng trong khi hàng chính hãng có thể là 12 – 15 triệu đồng.
Cách phân biệt xe liên doanh và xe Chính Hãng
Phân biệt xe liên doanh và xe chính hãng vừa dễ, và cũng vừa khó. Bởi thông thường các dòng xe chính hãng đều sẽ có thương hiệu mẫu mã rõ ràng và công khai. Và khi bạn vào các đại lý mua xe, nhân viên cũng sẽ thông báo chi tiết dòng xe nào là liên doanh và dòng xe nào chính hãng. Bạn cũng có thể phân biệt thông qua giấy tờ xe.
Một số dòng xe liên doanh có thương hiệu riêng, kết cấu xe đặc trưng. Nhưng cũng có một số dòng được thiết kế giống hệt với chính hãng nên nếu nhìn bằng mắt thường và không phải người trong nghề, bạn sẽ rất khó nhận ra. Xe liên doanh có tốn xăng không cũng là một đặc điểm để phân biệt. Thông thường xe liên doanh sẽ tốn xăng hơn xe chính hãng một chút. Nhưng đó là nhận xét của một số người đã sử dụng, chứ chưa có căn cứ chính xác.
Proship Logistics đã giải đáp thắc mắc liên doanh là gì xe liên doanh là xe gì,…để cá nhân hoặc doanh nghiệp quan tâm có thể hình dung được các thuật ngữ này. Đồng thời qua đây cũng nắm được ưu nhược điểm của hình thức liên doanh, giá xe liên doanh hiện nay và phân biệt được xe chính hãng với xe liên doanh mà đưa ra lựa chọn phù hợp tốt nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số 0909 344 247 để được giải đáp và tư vấn trực tiếp các loại hình Dịch vụ vận tải đa phương thức trọn gói giá rẻ.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Xem thêm:
- Vận chuyển xe ô tô Bắc Nam
- Vận chuyển xe máy Bắc Nam giá rẻ