x Các doanh nghiệp XNK, các Forwarder, người nhập hàng, xuất hàng,…cần hiểu rõ về Partial loss trong vận tải biển?
x Bạn quan tâm và muốn khám phá về cách phân loại tổn thất hàng hải? Nguyên nhân nào gây ra tổn thất Partial loss?
x Bạn thắc mắc ngoài Partial loss có thuật ngữ nào liên quan không? Tổn thất Loss và tổn hại Damage có gì khác nhau?
Cùng Proship.vn chúng tôi tìm hiểu chi tiết xem Partial loss là gì? Nguyên nhân gây Partial loss do đâu? Partial loss bao gồm các loại tổn thất nào kèm một vài ví dụ minh họa để các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, doanh nghiệp, chủ hàng,…dễ hình dung về loại tổn thất phổ biến này trong ngành hàng hải.
Khái niệm tổn thất và cách phân loại tổn thất
Cùng Proship cập nhật khái niệm tổn thất và các loại tổn thất vận tải biển thường gặp sau:
Khái niệm tổn thất
Tổn thất là những hư hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, có thể phân loại thành:
- Tổn thất “động”:
Là tổn thất của vật thể do tác động bên ngoài gây làm giảm giá trị vật thể. Ví dụ tác động của Khoa học kỹ thuật khiến hàng điện tử trở nên lỗi thời, hoặc sự giảm giá của hàng hóa bởi một lý do nào đó cũng được coi là tổn thất động. Các loại tổn thất động này KHÔNG ĐƯỢC bảo hiểm.
- Tổn thất “tĩnh”:
Là những tổn thất mà bản thân vật thể bị hư hỏng, mất mát hay bị hủy hoại. Tổn thất này không thường được bảo hiểm, có thể là:
- Tổn thất của chính vật thể đó;
- Tổn thất về chi phí, ngoại tệ phát sinh từ tổn thất vật chất của vật thể đó;
- Tổn thất vì thu nhập trên vật thể đó do sự mất sử dụng gây ra;
- Tổn thất trách nhiệm với người khác như hai tàu đâm va nhau, tàu A có lỗi hoàn toàn, do tàu A phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tàu bị đâm va. Tổn thất trách nhiệm này cũng được bảo hiểm.

Phân loại tổn thất
Có 2 cách giúp phân biệt tổn thất sau:
- Tổn thất bộ phận: Tổn thất riêng (Particular Average), Tổn thất chung (General Average);
- Tổn thất toàn bộ: Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss), Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss).
Partial loss là gì, do nguyên nhân nào gây ra?
Để hiểu rõ về khái niệm Partial loss, nguyên nhân gây Partial loss, tham khảo nội dung sau:
Partial loss là gì?
Partial loss là gì? Partial loss nghĩa tiếng Việt là Tổn thất bộ phận. Là những tổn thất mất mát hay hư hại trên một bộ phận của đối tượng bảo hiểm trong Hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên nhân gây tổn thất bộ phận
Một số nguyên nhân mà Proship ghi nhận được gồm:
- Tình trạng biển thủ hàng hóa trong quá trình vận tải;
- Tốc độ phương tiện không phù hợp với các điều kiện khai thác;
- Thông gió không kịp thời;
- Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ;
- Ảnh hưởng nhiệt độ không thích hợp (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp);
- Hàng hóa bị thấm nước, ẩm ướt;
- Tổn thất hàng hóa do côn trùng, vi sinh vật có hại gây ra,…
Phân loại tổn thất bộ phận Partial loss
Các loại Partial loss là gì? Partial loss chia làm 2 loại tổn thất: Tổn thất riêng (Particular average) và Tổn thất chung (General Average):
Tổn thất riêng (Particular Average)
Particular Average là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên.
* Ví dụ: Trên hành trình vận chuyển hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ Công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Đây chính là tổn thất riêng.

Tổn thất chung (General Average)
General Average là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu nhằm cứu tàu, hàng hóa hoặc cước phí khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển. Tổn thất chung General Average được chia thành:
- Chi phí tổn thất chung: Chi phí tổn thất chung là phí phải trả cho người thứ ba trong trường hợp cứu tàu, chi phí thoát nạn để tàu tiếp tục hành trình.
- Hy sinh tổn thất chung: Hy sinh tổn thất chung là những thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung.
Total loss là gì? Giữa tổn thất Loss và tổn hại Damage có gì khác nhau?
Với việc hiểu rõ Partial loss là gì thì Total loss là gì, giữa tổn thất Loss và tổn hại Damage khác nhau thế nào cũng cần được hiểu đúng:
Tổn thất toàn bộ (Total loss)
Total loss là tổn thất mức độ cao nhất của đối tượng bảo hiểm, hư hại 100% giá trị sử dụng. Nhưng vấn đề xác định 100% thế nào thì các nhà bảo hiểm rất khó khăn để tránh việc trục lợi bảo hiểm? Do đó, trong tổn thất toàn bộ người ta còn chia ra 2 loại:
Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss) là đối tượng bảo hiểm bị tổn thất phá hủy hoàn toàn, bị hư hỏng mức nghiêm trọng không sử dụng được nữa, thường xảy ra khi:
- Hàng hóa bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng so với ban đầu;
- Hàng hóa bị hư hỏng, phá hỏng hoàn toàn;
- Hàng hóa không còn khả năng lấy lại, nếu lấy lại được thì vẫn sử dụng được nhưng chi phí lấy lại quá cao;
- Hàng chở trên tàu bị mất tích;
Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss): Khi hàng hóa không phải là tổn thất toàn bộ thực tế ở trên. Trong luật bảo hiểm hàng hải 1906 cho người được bảo hiểm quyền này (tiết 6I), một rủi ro nào đó được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến quy định (intended destination), trong trường hợp này người được bảo hiểm có khả năng muốn từ bỏ hàng háo hơn so với tiếp tục hành trình. Lúc này, người được bảo hiểm sẽ yêu cầu tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.

Khác nhau giữa tổn thất Loss và tổn hại Damage
Giữa tổn thất Loss và tổn hại Damage khác nhau như sau:
- Tổn thất là mất mát (Loss):
Tổn thất bộ phận là việc mất mát, là một rủi ro mà mắt không thể nhìn thấy, tay không thể sờ được. Ví dụ như khi ta giao 10 kiện hàng, nhưng khi về đến cảng chỉ còn 8 kiện, như vậy 2 kiện mất là tổn thất mà ta không thể xác định được bằng mắt hay bằng tay.
- Tổn hại là hư hỏng, tổn hại (Damage):
Tổn hại là rủi ro mà mắt có thể nhìn thấy, tay có thể sờ được. Ví dụ hàng hóa khi về tới cảng đích thì bị vỡ hàng, bị gãy,…những tổn thất này chúng ta có thể xác định được bằng mắt, bằng tay.
Partial loss là gì và những kiến thức cần biết về Tổn thất bộ phận đã được Proship chia sẻ. Theo đó, các doanh nghiệp, các chủ hàng, nhà xuất nhập khẩu có gặp bất cứ vướng mắc nào về tổn hại, tổn thất hàng hóa cần cập nhật kiến thức trên để phân biệt cho đúng trước khi tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại từ các Công ty bảo hiểm hàng hải. Liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn các dịch vụ vận tải biển nội địa và quốc tế an toàn, giá rẻ.