x Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,…đang hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa, logistics muốn tìm hiểu sâu xa hơn về Procurement?
x Bạn muốn biết Procurement bao gồm hoạt động nào? Quy trình hoạt động Procurement ra sao?
x Bạn muốn biết các công việc Procurement và kỹ năng cần có của một Procurement chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp hiện nay là gì?
Proship.vn chúng tôi giải đáp tất tần tật về quá trình thu mua Procurement là gì. Đồng thời, các vị trí công việc của mảng Procurement trong doanh nghiệp và sự khác nhau giữa Purchasing với Procurement cũng được chỉ ra để các bên liên quan hiểu đúng về thuật ngữ này.
Procurement là gì? Procurement gồm các hoạt động nào?
Tìm đọc nội dung sau để biết Procurement nghĩa là gì và gồm các hoạt động nào:
Khái niệm Procurement
Procurement là gì? Procurement là thu mua, là quá trình bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và duy trì hoạt động mua hàng hóa của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đối tượng của hoạt động thu mua là các nguyên vật liệu thô, các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất, hoặc hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thu mua là hoạt động đầu tiên trong chuỗi cung ứng hàng hóa và logistics.

Các hoạt động của Procurement
Procurement với nhiều hoạt động như:
- Lập kế hoạch mua hàng (Planning);
- Lọc và tìm kiếm nguồn hàng phục vụ nhu cầu (Sourcing);
- Lên list và lựa chọn đối tác cung ứng (Selection);
- Đàm phán và thỏa thuận các điều kiện hợp tác (Negotation);
- Xác nhận hợp đồng hợp tác (Contract and Transaction);
- Theo dõi và kiểm soát chất lượng cung ứng của các đối tác (Supplier Performance Management);
- Duy trì hoạt động ổn định của chuỗi cung ứng.
Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement
Sự khác biệt giữa Purchasing với Procurement là gì? Đó là:
Purchasing | Procurement | |
Phạm vi | Giao dịch mua sắm. | Quy trình mua sắm. |
Mục tiêu | Thực hiện các giao dịch mua bán hiệu quả. Tập trung tối ưu giá cả, và chất lượng sản phẩm. | Quản lý toàn bộ quá trình mua sắm hiệu quả. Tập trung tối ưu giá trị dài hạn như quản lý nhà cung cấp, quản lý rủi, hiệu suất tổng thể. |
Thời gian | Tập trung mua sắm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và xử lý các giao dịch cụ thể. | Tập trung xử lý nhu cầu mua sắm dài hạn. Đòi hỏi lên chiến lược, kế hoạch quản lý liên tục của chuỗi cung ứng. |
Vị trí công việc và kỹ năng cần có của Procurement
Cùng Proship tìm hiểu vị trí công việc và kỹ năng cần có của Procurement:
Các vị trí công việc mảng Procurement
Các công việc mảng Procurement trong doanh nghiệp:
Nhân viên Procurement
Nhân viên Procurement phải đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa và dịch vụ để hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty luôn ổn định.
Procurement Specialist
Procurement Specialist cần đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết để duy trì, phát triển sản xuất của Công ty có nguồn gốc từ các nhà cung cấp đáng tin cậy theo các điều khoản thỏa thuận.
Procurement Executive
Procurement Executive sẽ giám sát chiến lược và kế hoạch mua sắm của công ty. Đồng thời còn xác định nhu cầu kinh doanh, xây dựng quy trình đánh giá và đấu thầu giúp nhà cung cấp đáp ứng tốt nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của họ.
Procurement Supervisor
Procurement Supervisor sẽ giám sát một nhóm nhân sự mua hàng. Cần tập trung phát triển các chiến lược mua sắm, tích cực hợp tác với nhà cung cấp, phân tích chi phí, quản lý hậu cần và tìm cách giảm chi phí mua hàng.
Senior Manager Procurement
Senior Manager Procurement sẽ hỗ trợ giám đốc mua sắm, phát triển và thực hiện kế hoạch mua sắm. Nâng cao hiệu quả mua sắm, quản lý nhà cung cấp và các rủi ro liên quan đến nhà cung cấp.
Procurement Manager
Procurement Manager là người quản lý bộ phận mua hàng, sẽ quản lý quy trình mua hàng của công ty và thực hiện, giám sát mọi hoạt động của bộ phận.
Assistant Procurement Manager
Assistant Procurement Manager sẽ giúp Giám đốc mua sắm quản lý các hoạt động mua hàng và thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Mua sắm yêu cầu.

Kỹ năng cần có của một Procurement
Procurement cần trang bị các kỹ năng sau:
Khả năng tư duy chiến lược
Khả năng tư duy chiến lược của Procurement là đảm bảo mua hàng chất lượng, giá hợp lý nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận nên kỹ năng tư duy chiến lược rất quan trọng.
Nghiên cứu thị trường
Procurement lành nghề sẽ phân tích mọi dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu và xác định các cơ hội cũng như cách có thể giúp công ty tiết kiệm chi phí với giá trị tốt nhất.
Kỹ năng đàm phán tốt
Phải đàm phán tìm cách đạt được các thỏa thuận có lợi cho cả hai bên với nhà cung cấp. Nhưng đòi hỏi phải lắng nghe và đặt câu hỏi đúng để mọi người đều hiểu như nhau.
Quản lý rủi ro
Các chuyên gia mua sắm giỏi biết cách đánh giá, thẩm định và quản lý rủi ro liên quan đến quy trình thu mua. Bao gồm việc hiểu các rủi ro có thể gặp phải như tuân thủ, gián đoạn chuỗi cung ứng, lỗi của nhà cung cấp hoặc gian lận.
Khả năng thích ứng
Procurement phải có khả năng thích ứng nhanh với các xu hướng mới và tình huống không thể đoán trước. Nghĩa là cần linh hoạt điều chỉnh các quyết định mua hàng để phù hợp với nhu cầu thay đổi.
Giải quyết xung đột
Procurement cần biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả để giúp duy trì mối quan hệ vừa đảm bảo quy trình quy mua diễn ra thuận lợi.
Quy trình của hoạt động Procurement thế nào?
Quy trình Procurement gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích nhu cầu (Needs Analysis)
Xác định và phân tích nhu cầu của tổ chức dựa trên các sản phẩm, dịch vụ, hoặc nguyên liệu cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Lập kế hoạch mua sắm (Planning)
Đề xuất và lập kế hoạch các hoạt động mua sắm để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Gồm xác định nguồn cung cấp, xây dựng đấu thầu và thiết lập các tiêu chí lựa chọn.
Bước 3: Chọn nhà cung cấp (Selection)
Đấu thầu, tìm chọn các nhà cung cấp phù hợp dựa trên yêu cầu, tiêu chí đặt ra. Gồm việc đánh giá và so sánh các đề xuất, thương thảo hợp đồng và thực hiện quy trình mua hàng.

Bước 4: Đàm phán, lập hợp đồng (Contract Negotation)
Lập hợp đồng và thỏa thuận ký kết giữa hai bên với các điều khoản, điều kiện giao dịch như giá, thời gian giao hàng, địa điểm, thời hạn bảo hành và các điều khoản thanh toán, phục lục bổ sung nếu có vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng.
Bước 5: Quản lý quan hệ với nhà cung cấp (Supplier Performance Management)
Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp đã chọn. Gồm việc tiến hành order mua hàng, theo dõi chất lượng hàng hóa/dịch vụ, quản lý rủi ro và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng.
Bước 6: Kiểm soát, đánh giá hiệu quả (Performance Evalution)
Theo dõi và kiểm soát quá trình mua sắm, đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn, đánh giá hiệu quả và cải thiện quy trình mua sắm trong tương lai.
Procurement là gì cùng những kiến thức liên quan tới hoạt động Procurement mà chúng tôi vừa chuyển tải, hi vọng sẽ thực sự cần đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chuyên thu mua hàng hóa…Hãy tiếp tục đồng hành cùng trang tin tức về logistics – xuất nhập khẩu của Proship Logistics và liên hệ 0909 344 247 khi cần hỗ trợ cung cấp các dịch vụ vận chuyển đa phương thức giá rẻ.