Vận đơn đi thẳng là gì? Được lập ra sao? Có tác dụng gì?

x Doanh nghiệp bạn có lô hàng vận chuyển đường biển và đang tìm hiểu về các loại vận đơn, trong đó có vận đơn đi thẳng?
x Bạn chưa hiểu rõ vận đơn như thế nào thì được gọi là vận đơn đi thẳng? Loại vận đơn này có chức năng, tác dụng gì?
x Và bạn cũng chưa biết vận đơn đi thẳng được lập như thế nào, trình tự lập vận đơn ra sao, có phức tạp không?

Trên thực tế, vận đơn đi thẳng có những khác biệt quan trọng so với vận đơn thông thường. Muốn biết điểm khác biệt đó là gì, hãy cùng Proship.vn chúng tôi cập nhật mới nhất thông tin trên vận đơn, lợi ích tác dụng, cách lập vận đơn cũng như điểm khác biệt của vận đơn này so với vận đơn chở suốt. Các chủ hàng, doanh nghiệp XNK có thể tìm đọc để hiểu rõ về loại vận đơn đường biển thường gặp này.

Vận đơn đi thẳng là gì? Có tác dụng gì?

Cùng Proship tìm hiểu xem vận đơn như thế nào được gọi là vận đơn đi thẳng và có tác dụng gì nhé:

Vận đơn đi thẳng là gì?

Vận đơn đi thẳng là loại vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chở thẳng từ cảng bốc hàng sang cảng dỡ hàng, chỉ chở bằng một con tàu mà không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.

Vận đơn đi thẳng (hay Direct Bill of Lading) là vận đơn đường biển xác nhận rằng hàng hóa đã được nhận bởi nhà vận chuyển từ người gửi hàng và sẽ được giao trực tiếp tới người nhận cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm  Cảng cạn hay ICD là gì? Ở Việt Nam có cảng Cạn không?

Ngoài vận đơn đi thẳng, trong vận chuyển hàng hóa logistic còn có các loại vận đơn khác được phân chia theo đặc điểm hành trình vận chuyển như Vận đơn đa phương thức (Multimodal Transport Bill) và Vận đơn chở suốt (Through Bill).

Vận đơn đi thẳng là gì? Được lập ra sao? Có tác dụng gì?
Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of Lading), là vận đơn được cấp khi hàng được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không qua lần chuyển tải nào.

Tác dụng của vận đơn đi thẳng

Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of Lading) có nhiều tác dụng sau:

  • An toàn về quyền sở hữu:

Vận đơn đi thẳng xác định rõ ràng người được chỉ định là người nhận hàng, loại trừ mọi hiểu lầm về việc ai có quyền sở hữu hàng hóa. Điều này giúp đảm bảo quyền sở hữu và tránh khỏi việc chuyển nhượng quyền sở hữu không mong muốn.

  • Giảm thiểu sai sót:

Việc không cần chuyển tải hàng qua nhiều phương tiện và bến cảng sẽ làm giảm nguy cơ sai sót, hỏng hóc hoặc mất mát hàng hóa.

  • Chính xác về điểm đích:

Vận đơn đi thẳng đảm bảo rằng, hàng hóa sẽ được giao trực tiếp cho người nhận hàng tại điểm đích, không cần thông qua các điểm trung gian hoặc thay đổi tàu nhiều lần,

  • Giao dịch thương mại quốc tế:

Trong giao dịch quốc tế, việc sử dụng vận đơn đi thẳng có thể giúp tăng sự linh hoạt và thuận tiện trong việc thanh toán và giao hàng cho các bên tham gia.

  • Giảm rủi ro:

Việc sử dụng direct B/L giúp đảm bảo tính chính xác và an toàn trong việc giao hàng.

Nội dung thông tin trên vận đơn đi thẳng

Trên vận đơn đi thẳng sẽ có đầy đủ thông tin như các vận đơn đường biển khác, chỉ có sự khác biệt ở điều khoản không chuyển giao. Cụ thể:

  • Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề;
  • Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): Tên công ty hay hãng vận tải;
  • Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): Thường là bên bán;
  • Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi “to (the) order”, “to (the) order of…”;
  • Bên được thông báo (Notify Party): Ghi tên, địa chỉ người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo thông tin hàng hóa, hành trình con tàu;
  • Nơi nhận hàng (Place of Receive);
  • Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading);
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge);
Có thể bạn quan tâm  Xe tải 3 chân là gì? Tìm hiểu những quy định về xe tải 3 chân
Vận đơn đi thẳng là gì? Được lập ra sao? Có tác dụng gì?
Nội dung trên vận đơn đi thẳng bao gồm người chuyên chở, địa chỉ người giao, người nhận hàng, nơi nhận, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, ngày và nơi ký phát vận đơn,…và nhiều thông tin quan trọng khác.
  • Nơi giao hàng (Place of Delivery);
  • Têu con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.);
  • Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original);
  • Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers);
  • Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages);
  • Mô tả hàng hóa (Description of Goods);
  • Trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì;
  • Trọng lượng tịnh (Net Weight);
  • Ngày và nơi ký phát vận đơn.

Phân biệt vận đơn chở suốt với vận đơn đi thẳng

Để phân biệt được Through Bill và Direct Bill sẽ căn cứ vào hành trình chuyên chở hàng hóa. Đặc điểm của từng loại vận đơn là:

Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) được cấp khi hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường. Lúc này, hàng hóa không được chuyển từ tàu này sang tàu khác hoặc không có sự can thiệp của các bên thứ ba trong quá trình vận chuyển.

Vận đơn chở suốt (Through B/L)

Vận đơn chở suốt (Through B/L) được cấp khi hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng, từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình vận chuyển. Vận đơn chở suốt đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển liên tục từ cảng xuất phát đến cảng đích mà không có sự chuyển tải hoặc can thiệp của các bên thứ ba trên đường đi. Trong quá trình này, một người phát hành vận đơn chở suốt sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa từ đầu đến cuối hành trình chuyên chở.

Có thể bạn quan tâm  Certificate Of Conformity là gì? Tất cả thông tin liên quan

Quy trình lập vận đơn đi thẳng Direct Bill of Lading

Quy trình thiết lập vận đơn đi thẳng được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết

Thông tin người gửi hàng (Shipper), người nhận hàng (Consignee). Thông tin hàng hóa: Mô tả chi tiết hàng hóa, số lượng, trọng lượng, kích thước, mã HS. Thông tin về vận chuyển: Cảng đi, cảng đến, ngày giao hàng dự kiến,…

Bước 2: Tìm kiếm và chọn Hãng tàu hoặc Nhà vận tải

Người gửi hàng liên hệ với các hàng tàu và yêu cầu lập vận đơn đi thẳng, yêu cầu cung cấp các thông tin về vận chuyển: cảng đi, cảng đến, ngày giao hàng dự kiến, phương tiện vận chuyển.

Bước 3: Lập vận đơn đi thẳng

Hãng tàu hoặc nhà vận tải sử dụng thông tin người gửi hàng cung cấp để lập vận đơn đi thẳng. Trong đó sẽ chỉ định người nhận hàng (consignee) là người được chỉ định ban đầu và không có mục “To the order of [Tên Ngân Hàng]”. Hai bên người gửi và hãng tàu cùng xác nhận và tiến hành ký kết vận đơn. Lúc này, vận đơn đi thẳng chính thức được phát hành.

Vận đơn đi thẳng là gì? Được lập ra sao? Có tác dụng gì?
Quy trình lập vận đơn Direct Bill of Lading đi thẳng trong vận chuyển hàng đường biển được thực hiện qua 5 bước cơ bản.

Bước 4: Giao nhận và vận tải hàng hóa theo vận đơn đi thẳng

Người gửi hàng tiến hành giao hàng hóa cho hãng tàu hoặc nhà vận tải theo thời gian, địa điểm, thông tin hàng hóa đúng như đã cam kết. Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ người gửi giao tới người mua theo hành trình đã thỏa thuận mà không chuyển tài hàng qua bất kỳ tàu, hay container nào.

Bước 5: Người mua nhận hàng tại điểm đích

Người nhận hàng (consignee) nhận hàng tại điểm đích theo đúng thông tin trên vận đơn đi thẳng đã ghi và là người có quyền sở hữu hàng hóa.

Vận đơn đi thẳng cùng những kiến thức liên quan tới Direct Bill of Lading như khái niệm, tác dụng, nội dung, quy trình lập vận đơn,…đã được Proship tổng hợp và chia sẻ đến Quý doanh nghiệp chuyên làm hàng XNK đường biển hiểu rõ chức năng của loại vận đơn này là gì. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận chuyển container đường biển Nội địa và Quốc tế, vui lòng liên hệ 0909 344 247 để được hỗ trợ cung cấp dịch vụ giá tốt nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn