4PL là gì? Những thông tin quy định trong chiến lược 4PL là gì?

x Bạn quan tâm đến sự khác nhau giữa 3PL vs 4PL trong chuỗi cung ứng Logistics?
x Bạn chưa hiểu chính xác về định nghĩa chiến lược 4PL là gì? Có vai trò ra sao?
x Bạn cần cập nhật nhanh, chi tiết những thông tin quy định trong mô hình 4PL?

Những vấn đề cốt lõi trong chiến lược 4PL mà Doanh nghiệp bạn quan tâm đặt ra ở trên sẽ được Proship.vn làm rõ nhằm giúp các đối tượng liên quan có thêm kiến thức, hiểu biết cũng như kinh nghiệm vững vàng trong quá trình sử dụng Dịch vụ Logistics Thứ tư. Bên cạnh đó, bạn còn nhận thấy rõ về thế mạnh cũng như cách làm thế nào để xây dựng, mở rộng hiệu quả 4PL ở thời điểm hiện tại.

XEM THÊM:
+ Vận chuyển container Bắc Nam
+ Vận chuyển Container đường biển
+ Hỗ trợ khai báo hải quan trọn gói

Chiến lược 4PL là gì?

4PL là gì? 4PL (Cung cấp Dịch vụ Logistics Thứ tư hay Logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo-LPL) là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, Trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc & tích hợp các hoạt động Logistics.

4PL là gì? Những thông tin quy định trong chiến lược 4PL là gì?
4PL được hiểu là Cung cấp Dịch vụ Logistics Thứ 4, gắn kết, hợp nhất, xây dựng các giải pháp trong chuỗi Logistics.

4PL có liên quan với 3PL, được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn như các hoạt động của 3PL, các Dịch vụ Công nghệ thông tin và Quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được xem như điểm liên lạc duy nhất, là nơi để thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.

Có thể bạn quan tâm  Những quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hiện nay

Những thông tin quy định trong chiến lược 4PL 

Chiến lược 4PL là gì, bạn đã được hiểu rõ và những quy định liên quan đến 4PL cũng cần được chỉ ra cụ thể như:

Vào giữa những năm 1990, các Nhà cung cấp Dịch vụ Logistics bên Thứ tư xuất hiện nhằm đảm bảo rằng, tất cả các yếu tố của chuỗi cung ứng hướng tới cùng các mục tiêu. Nhà cung cấp Dịch vụ Logistics bên Thứ tư là một công ty không sở hữu tài sản. Họ làm việc với nhiều nguồn lực, bao gồm 3PL, để quản lý lập kế hoạch và công nghệ cho hệ thống Logistics của khách hàng. 4PL là một Dịch vụ quản lý Logistics, giữ vai trò Điều phối viên cho các dịch vụ khác nhau gồm thiết kế, xây dựng và thực hiện các giải pháp chuỗi cung ứng.

4PL khác với 3PL ở những điểm

  • Tổ chức 4PL đóng vai trò liên kết giữa khách hàng và nhiều nhà cung cấp Dịch vụ hậu cần
  • Tổ chức của Doanh nghiệp này thường là một thực thể riêng biệt được hình thành bởi một liên doanh hoặc hợp đồng dài hạn giữa khách hàng và một hoặc nhiều đối tác
  • Một tổ chức 3PL lớn có thể thành lập một tổ chức 4PL trong cấu trúc hiện có của nó
  • Trong điều kiện lý tưởng, tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng khách hàng được quản lý bởi tổ chức 4PL.
Có thể bạn quan tâm  Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu và quy định của hợp đồng thế nào?

Đối với 3PL & 4PL thì cả hai đều tham gia vào các hoạt động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, vận chuyển đến người nhận, trong khi E-Logistics, Logistics lại dựa trên thương mại điện tử (TMĐT) là những ví dụ nổi bật nhất cho 5PL.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Trong 4PL, Công ty hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền của khách hàng với vai trò quản lý, tập trung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và Logistics. Chính vì vậy, 4PL đang ngày càng trở thành một trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

4PL = 3PL + Dịch vụ Công nghệ thông tin + Quản lý các tiến trình kinh doanh.

4PL là gì? Những thông tin quy định trong chiến lược 4PL là gì?
Trong chiến lược 4PL cũng có những quy định riêng mà người sử dụng và các đối tượng liên quan cần phải biết.

Mục tiêu của 4PL là cung cấp giá trị trên toàn bộ chuỗi cung ứng, không chỉ một phân khúc trong chuỗi. Dịch vụ 4PL được xác định bởi nhu cầu của khách hàng. Và Doanh nghiệp 4PL muốn thành công cần phải có một chiến lược thật sự hợp lý, bao gồm:

  • Công nghệ thông tin: 4PL quản lý sự tích hợp và hỗ trợ đầy đủ của tất cả các hệ thống trong chuỗi cung ứng
  • Khả năng lãnh đạo: 4PL quản lý dự án, gồm các dịch vụ, hệ thống & thông tin
  • Khả năng quản lý: 4PL quản lý nhiều 3PL cũng như những hoạt động hàng ngày
  • Quản lý tài sản: 4PL quản lý vận chuyển, kho, hợp đồng sản xuất, đóng gói và dịch vụ mua hàng.

Tại sao cần quan tâm sự khác nhau giữa mô hình 3PL & 4PL?

Doanh nghiệp cần quan tâm đến sự khác nhau giữa 3PL vs 4PL, tại vì sao? Việc thuê một Công ty 3PL có thể đem lại lợi ích cho một số mắt xích trong chuỗi cung ứng nhưng suy cho cùng, hoạt động mang tính chiến thuật này không thể là giá trị cốt lõi của khách hàng và được quản lí bằng cách thuê ngoài để giảm thiểu chi phí thấp nhất.

Có thể bạn quan tâm  Những quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu tôm sang Trung Quốc hiện nay
4PL là gì? Những thông tin quy định trong chiến lược 4PL là gì?
Phân biệt sự khác nhau giữa 2 hình thức 3PL & 4PL để xác định rõ sự hợp lý của chúng trong từng trường hợp.

Nhưng việc quản lí các hoạt động Logistics riêng lẻ ấy nhằm mục đích giảm chi phí nhưng thực tế lại làm tăng chi phí, hoặc làm giảm chất lượng dịch vụ ở đâu đó trong chuỗi cung ứng. Việc quản lí tất cả các hoạt động phức tạp trong chuỗi cung ứng là giá trị cốt lõi mà các Công ty 4PL có thể đem lại cho chính khách hàng của mình. Những giá trị mà các Công ty 4PL mang lại có tác động trên toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng chứ không phải chỉ là các hoạt động cắt giảm chi phí theo kiểu đơn lẻ.

Qua bài chia sẻ thông tin hữu ích trên, cá nhân hoặc Doanh nghiệp lớn, DN đơn lẻ đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics có thể hiểu được định nghĩa 4PL là gì, chiến lược 4PL đóng vai trò quan trọng ra sao trong logistics và toàn bộ chuỗi cung ứng. Thông qua đây có thể dễ dàng so sánh sự khác biệt giữa 3PL vs 4PL để rút ra nhiều kinh nghiệm, bài học cho mình. Mọi chi tiết về Dịch vụ vận chuyển, Logistics trọn gói, cung ứng Logistics liên quan, liên hệ qua hotline 0909 344 247 để nhận báo giá, tư vấn hỗ trợ từ Proship.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn