x Bạn muốn biết cơ hội nào cho quá trình chuyển đổi số logistics trong thời công nghệ 4.0?
x Doanh nghiệp bạn hoạt động trong logistics cần cập nhật thực trạng và các công nghệ ứng dụng?
x Bạn quan tâm và muốn biết về các giải pháp lâu dài trong quá trình chuyển đổi số toàn cầu ngành logistics?
Cùng Proship.vn tìm hiểu chi tiết quá trình chuyển đổi số logistics hiện nay diễn biến ra sao. Bên cạnh cơ hội cho các doanh nghiệp thì có hay không các giải pháp cần áp dụng để đẩy mạnh, phát triển ngành logistics tại Việt Nam hơn nữa trong tương lai hay không. Đồng thời, Proship cũng liệt kê các ứng dụng công nghệ logistics tiên tiến trong quá trình chuyển đổi cho các doanh nghiệp nắm rõ.
Chuyển đổi số Logistics: Định nghĩa và các công nghệ ứng dụng
Nội dung sau sẽ bàn về định nghĩa và các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số logistics:
Chuyển đổi số logistics là gì?
Chuyển đổi số logistics là quá trình ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật số vào các hoạt động trong chuỗi cung ứng, cải tiến toàn bộ tư duy, tầm nhìn, giá trị, cách vận hành trong một doanh nghiệp Logistics.

Công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số logistics
Một số nhóm công nghệ được ứng dụng phổ biến như:
- Phân tích dự đoán (Predictive Analytics) và Dữ liệu lớn (Big Data);
- Điện toán đám mây (Cloud Computing);
- Internet vạn vật (IoT);
- Trí tuệ nhân tạo (AI);
- Vận đơn hàng không điện tử (e-AWB);
- Chuỗi khối (blockchain).
Thực trạng chuyển đổi số Logistics hiện nay
Thị trường logistics tại Việt Nam có sự tham gia của hơn 3.000 doanh nghiệp với sự phân bổ vốn và quy mô khác nhau. Trong số này, 89% là các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng. Khoảng 5% có vốn từ 10 – 20 tỷ đồng, 10% là các doanh nghiệp liên doanh và chỉ 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (khoảng 30 doanh nghiệp) cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia.

Các thương hiệu lớn như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics,…Song chỉ có một nhóm nhỏ các công ty lớn có thể đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của chuyển đổi số như DHL, FedEx, Viettel Post, Vietnam Post.
Cơ hội chuyển đổi số ngành Logistics
Những cơ hội trong quá trình chuyển đổi số logistics phải kể đến:
Cải thiện an toàn
Công nghệ số hóa cung cấp các công cụ giám sát và phân tích thông tin liên quan đến an toàn giao thông. Hệ thống giám sát thông minh giúp phát hiện sự cố và nguy cơ tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu tai nạn giao thông, tăng cường an toàn cho cả người lái xe và hành khách.
Bảo vệ môi trường
Chuyển đổi số có thể đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ ngành giao thông vận tải. Sử dụng phương tiện điện tử, chia sẻ xe, hay tối ưu hóa các tuyến đường có thể giảm lượng khí thải và ô nhiễm không khí.
Cung cấp dịch vụ thông minh
Chuyển đổi số cho phép phát triển các dịch vụ vận tải thông minh, như hệ thống đặt vé trực tuyến, ứng dụng di động để tra cứu thông tin về lịch trình và giao thông, các hệ thống định vị GPS giúp theo dõi vị trí và quản lý hàng hóa.
Công nghệ, TMĐT gia tăng
Các công ty có khả năng kỹ thuật số mạnh mẽ có lợi thế về cung cấp khả năng hiển thị, truy xuất nguồn gốc hàng hóa và kinh doanh trực tuyến. Điều này đòi hỏi các khoản đầu tư vào công nghệ như Internet of Things (IoT), điện toán đám mây, tự động hóa, phân tích dữ liệu,…
Kết nối hệ thống vận tải
Chuyển đổi số cho phép kết nối thông tin giữa các phương tiện và hạ tầng vận tải. Giúp tạo ra môi trường hoạt động liền mạch hơn, cho phép giao thông di chuyển thông minh và hiệu quả. Các công nghệ như V2V (Vehicle-to-Vehicle) và V2I (Vehicle-to-Infrastructure) giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, cải thiện điều phối lưu thông.
Tăng khả năng hiển thị và theo dõi
Công nghệ blockchain cung cấp tính minh bạch và đáng tin cậy trong quản lý chuỗi cung ứng, giúp giảm thiểu sự gian lận và tăng cường tính toàn vẹn của thông tin.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy có thể được sử dụng để tối ưu hóa quy trình lập lịch vận chuyển, dự báo nhu cầu và tối ưu hóa tuyến đường. Bên cạnh đó, các nền tảng điện toán đám mây và IoT cung cấp khả năng kết nối thông tin và quản lý dữ liệu trong thời gian thực,…
Giải pháp chuyển đổi số ngành Logistics tại Việt Nam
Để chuyển đổi số logistics đạt hiệu quả, cần cân nhắc áp dụng:
Giải pháp từ phía Cơ quan quản lý Nhà nước
Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước, giải pháp được đưa ra đó là:
- Triển khai chương trình hành động thúc đẩy ứng dụng công nghệ số:
Tập trung đầu tư hạ tầng số, đáp ứng nhu cầu kết nối và xử lý dữ liệu lớn trong ngành logistics. Đồng thời, khuyến khích sự hợp tác giữa các tập đoàn công nghệ thông tin nhằm xây dựng, chuyển giao phần mềm logistics cho doanh nghiệp trong nước với chi phí hợp lý.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và đào tạo:
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu, tích hợp các công nghệ mới trong quản lý vận hành và đào tạo nhân lực logistics.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động logistics số:
Tập trung cập nhật, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ logistics, đặc biệt trong bối cảnh vận tải đa phương thức, TMĐT và an toàn dữ liệu ngày càng được quan tâm.
- Tăng cường liên kết và hợp tác đa ngành:
Thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, hiệp hội chuyên ngành, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp để tạo ra một hệ sinh thái chuyển đổi số đồng bộ cho ngành logistics.

Giải pháp từ phía các doanh nghiệp logistics
Đối với các doanh nghiệp, giải pháp được đưa ra đó là:
- Đổi mới tư duy và tầm nhìn chiến lược:
Việc thay đổi tư duy phải bắt đầu từ lãnh đạo cấp cao và lan tỏa xuống toàn bộ nhân viên, hình thành văn hóa số nhất quán trong tổ chức.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực chất lượng cao, để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Đảm bảo triển khai đồng bộ và linh hoạt:
Chuyển đổi số cần được thực hiện tổng thể, kết nối các mắt xích trong chuỗi cung ứng như cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận, kho bãi,…để tăng khả năng chia sẻ dữ liệu, nâng cao hiệu suất toàn chuỗi.
- Xây dựng lộ trình rõ ràng và phù hợp:
Chuyển đổi số cần triển khai theo từng giai đoạn với kế hoạch bài bản và phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, từ số hóa dữ liệu, số hóa quy trình, đến tái cấu trúc mô hình kinh doanh trên nền tảng số.
Chuyển đổi số logistics hiện nay gồm thực trạng, cơ hội, giải pháp, các công nghệ ứng dụng vào thực tiễn ngành đã được chỉ ra ở trên. Theo đó, mỗi doanh nghiệp trong ngành logistics cũng tùy từng thời điểm khác nhau và tình hình kinh doanh thực tế mà cần có những định hướng, chiến lược phát triển hoặc chuyển đổi linh hoạt, đúng đắn thì quá trình chuyển đổi số mới phát huy hiệu quả một cách triệt để.
Liên hệ ngay 0909 344 247 để nhận được tư vấn về các giải pháp logistics, vận chuyển hàng hóa tối ưu chi phí và hiệu quả về thời gian.