Đăng kiểm là gì – đăng kiểm để làm gì và có tác dụng gì?

x Các bác tài lái xe ô tô con, ô tô đa tải trọng chuẩn bị phải đăng kiểm lần đầu và thắc mắc tác dụng của đăng kiểm là gì?
x Bạn còn mơ hồ khái niệm đăng kiểm là gì để tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm tránh bị phạt do quá hạn đăng kiểm?
x Bạn muốn nắm bắt quy trình các bước đăng kiểm cho xe ô tô diễn ra thế nào? Mất thời gian không? Chi phí bao nhiêu?

Đăng kiểm xe là một việc làm cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các loại xe ô tô khi tham gia giao thông. Thông qua bài chia sẻ này, Proship.vn mong muốn chuyển tải những kiến thức liên quan để làm rõ một số thắc mắc như Đăng kiểm là gì? Mục đích đăng kiểm để làm gì, có tác dụng gì…Qua đây, các bác tài xế đang có kế hoạch thực hiện việc đăng kiểm ở một trung tâm, cơ sở nào đó có thể tham khảo và chủ động trong việc hoàn tất đăng kiểm cho ô tô nếu không muốn chịu những mức phạt không đáng có.

>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Khai báo hải quan trọn gói – Dịch vụ vận chuyển Container giá rẻ

Đăng kiểm xe là gì? Tác dụng, mục đích đăng kiểm xe để làm gì?

Hiểu đúng về đăng kiểm xe

Hiện nay, pháp luật quy định chủ xe phải làm thủ tục đăng kiểm xe để lưu thông trên đường. Vậy, đăng kiểm là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT thì kiểm định là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.

Xe cơ giới bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008. Bởi thế cho nên, đăng kiểm xe ô tô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ô tô.

Đăng kiểm là gì - đăng kiểm để làm gì và có tác dụng gì?
Đăng kiểm là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với chủ phương tiện. Nó là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu về mức độ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ô tô.

Tác dụng của việc đăng kiểm xe

Đăng kiểm để làm gì? Các yếu tố mà quá trình đăng kiểm thường kiểm tra bao gồm:

  • An toàn của phương tiện: Bao gồm kiểm tra hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống treo, và các thành phần khác để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách;
  • Chất lượng nhiên liệu và dầu nhớt: Kiểm tra loại nhiên liệu và dầu nhớt sử dụng trong phương tiện, đảm bảo chúng đáp ứng tiêu chuẩn;
  • Khả năng xử lý khí thải: Kiểm tra mức khí thải và tiêu chuẩn môi trường của phương tiện đảm bảo việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn khí thải;
  • Các bộ phận khác: Kiểm tra và đánh giá các bộ phận khác như lốp xe, bộ truyền động, hệ thống điện, và hệ thống khung xe.

Tóm lại, mục đích tác dụng của đăng kiểm quan trọng nhất là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn. Đăng kiểm xe ô tô là việc làm bắt buộc và cần thiết. Đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hại cho người tham gia giao thông hoặc bị xử phạt khi công an “tuýt còi”.

>>Xem thêm: Địa điểm đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Chi phí đăng kiểm và mức phạt đối với xe ô tô chưa đăng kiểm

Khi đã hiểu được khái niệm đăng kiểm là gì, đăng kiểm để làm gì cũng như tác dụng của việc đăng kiểm ra sao thì các bác tài cũng cần phải biết mức chi phí đăng kiểm cho xe ô tô hiện tại bao nhiêu? Và nếu không tuân thủ việc đăng kiểm đúng thời hạn cho ô tô thì phải chịu những mức phạt tương ứng ra sao? Hãy cùng Proship Logistics tìm hiểu, cập nhật các thông tin dưới đây:

Chi phí đăng kiểm xe ô tô

STT

Loại xe ô tô

Mức giá theo Thông tư 55/2022/TT-BTC

1

 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng

570.000 đồng

2

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 7 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo

360.000 đồng

3

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 2 tấn đến 7 tấn

330.000 đồng

4

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 2 tấn

290.000 đồng

5

Xe ô tô chở người trên 40 chỗ (kể cả lái xe), xe buýt

360.000 đồng

6

Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 chỗ (kể cả lái xe)

330.000 đồng

7

Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 chỗ (kể cả lái xe)

290.000 đồng

8

Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương

250.000 đồng

Chi phí cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô: Theo Biểu thuế thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 199/2016/TT-BTC (sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 36/2022/TT-BTC), chi phí cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô là 40.000 đồng; Riêng đối với xe ô tô dưới 10 chỗ (không bao gồm xe cứu thương) là 90.000 đồng.

Đăng kiểm là gì - đăng kiểm để làm gì và có tác dụng gì?
Tùy thuộc từng loại xe, thời gian sản xuất, mức tải trọng, khối lượng xe,…mà sẽ có chu kỳ đăng kiểm và mức phí đăng kiểm khác nhau.

Mức phạt đối với ô tô chưa đăng kiểm

Theo Điều 19 – Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Phạt tiền từ 2.000.000 triệu VNĐ đến 3.000.000 triệu VNĐ đối với một trong các hành vi vi phạm:

  • Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;
  • Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số);
  • Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Các trường hợp ô tô bị từ chối đăng kiểm theo quy định:

  • Ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm khi chủ phương tiện chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông;
  • Ô tô lắp các loại cản trước, cản sau, giá nóc, lắp đèn chiếu sáng sai quy định sẽ bị từ chối đăng kiểm;
  • Ô tô lắp thêm ghế, thay đổi màu sơn, thay đổi kết cấu xe sẽ không được đăng kiểm;
  • Trường hợp xe Van lắp thêm ghế sau cũng sẽ không được đăng kiểm. Hành vi này (dù có sử dụng hay không) cũng đều sai quy định;
  • Những loại xe thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) như xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách; xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa; xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ;…nhưng không thực hiện cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Các phương tiện này phải thực hiện việc lắp đặt hộp đen đúng quy định trước khi mang đến trung tâm đăng kiểm.

Thủ tục, quy trình các bước thực hiện đăng kiểm xe ô tô

Quy trình, thủ tục đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2023 được thực hiện như sau:

Nộp hồ sơ

  • Nhân viên kiểm tra đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đồng thời đối chiếu chính xác với dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.
  • Trung tâm đăng kiểm phải theo dõi các thông tin hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam để cập nhật. Tương tự như vậy, các thông tin về camera hành trình cũng cần được khai báo trên trang thông tin điện tử.
  • Đối với xe được miễn kiểm định, trung tâm đăng kiểm không tiến hành kiểm tra mà chỉ ghi nhận khai báo của chủ xe.

Đóng phí đăng ký đăng kiểm

  • Chủ xe đóng phí theo quy định.
  • Nhân viên tiến hành thu tiền và theo dõi hồ sơ.

Kiểm tra xe

  • Sau khi di chuyển xe vào khu vực kiểm tra, nhân viên kiểm tra lần lượt các bộ phận, thông số, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Lưu kết quả vào hệ thống,
  • Liệt kê các hư hỏng để thông báo đến chủ xe.
Đăng kiểm là gì - đăng kiểm để làm gì và có tác dụng gì?
Quy trình đăng kiểm cho xe ô tô được thực hiện tại các trạm đăng kiểm phải được tiến hành từng bước, nếu phương tiện không đạt chuẩn sẽ phải sửa chữa mới được đăng kiểm lại.

Hoàn tất hồ sơ

  • Hoàn tất các bước cuối cùng để xác nhận quá trình kiểm tra: Cấp giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định.
  • Đăng kiểm viên và lãnh đạo đơn vị đăng kiểm ký duyệt phiếu lập hồ sơ phương tiện.

Trả kết quả

  • Nhân viên trung tâm đăng kiểm thu phí cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định.
  • Thu thập chữ ký ký nhận của chủ xe về hoàn thành đăng kiểm và nhận giấy chứng nhận, tem kiểm định
  • Trả biên lai sử dụng đường bộ.
  • Đối với trường hợp xuất trình giấy hẹn cấp giấy hẹn đăng ký xe thay bản chính, Trung tâm đăng kiểm có trách nhiệm giữ bản sao để quản lý hồ sơ sau khi chủ xe nộp bản chính.

Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn kiểm định sẽ nhận được tem kiểm định và được hướng dẫn dán theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.

* Lưu ý: Thời gian và tiêu chuẩn kiểm định có thể thay đổi tùy theo quốc gia hoặc khu vực. Việc đăng kiểm xe là một quá trình quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ các quy định về môi trường.

Proship Logistics đã giải đáp nhanh các vấn đề liên quan tới đăng kiểm xe ô tô bao gồm đăng kiểm là gì, mục đích, tác dụng của đăng kiểm là gì. Dựa vào đây, các bác tài mới đăng kiểm xe lần đầu có thể tham khảo và cập nhật chi phí đăng kiểm ô tô mới nhất cũng như quy trình tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn kỹ thuật của phương tiện thế nào để chủ động trong mọi trường hợp. Hãy tiếp tục theo dõi các tin bài liên quan và nếu có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận tải đa phương thức Bắc Nam, Quốc tế, liên hệ ngay số 0909 344 247 để được tư vấn, báo giá trực tiếp.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn