Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam bao gồm những gì?

x Các DN xuất, nhập khẩu có nhu cầu cập nhật mới Danh mục hàng hóa được phép XNK ở Việt Nam?
x Bạn muốn biết mục đích, đối tượng, thông tin, cấu trúc chung của Danh mục XNK hàng hóa?
x DN bạn đang gặp vướng mắc về thủ tục hải quan, cần tìm Đại lý KBHQ chuyên nghiệp, giá tốt?

Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 31/2022/TT-BTC. PROSHIP.VN với kinh nghiệm nhiều năm trong Ngành vận tải, xuất nhập khẩu sẽ cập nhật chi tiết danh mục này nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công việc của Doanh nghiệp. Cùng với đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Đại lý KBHQ tại SB Tân Sơn Nhất và Cảng Cát Lái giá rẻ, có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn Proship Logistics và FadoExpress.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container Bắc Nam

Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam cập nhật mới nhất 2023

PROSHIP Logistics sẽ cập nhật Danh mục hàng hóa XNK mới nhất 2023. Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới này đã chuẩn hóa các khái niệm trong phân loại hàng XNK; giúp Cơ quan quản lý và DN hoạt động XNK sử dụng các tên gọi và mã số có tính chuẩn mực; giúp DN phân loại các sản phẩm giao dịch dễ dàng, tránh tình trạng bất đồng giữa DN và Cơ quan hải quan, đồng thời ngăn chặn được hành vi gian lận thương mại qua việc khai báo mã số hàng hóa. Cụ thể:

Thông tin trong Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam

Căn cứ Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BTC quy định ban hành kèm theo Thông tư này sẽ là Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam với 2 phụ lục, gồm:

  • Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
  • Phụ lục II – Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nạm dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.

Danh mục hàng hóa ĐƯỢC PHÉP xuất, nhập khẩu vào Việt Nam

PHẦN I ĐỘNG VẬT SỐNG; CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT
Chương 1 Động vật sống
Chương 2 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
Chương 3 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác
Chương 4 Sản phẩm bơ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
Chương 5 Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nơi khác
PHẦN II CÁC SẢN PHẨM THỰC VẬT
Chương 6 Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành hoa và cành lá trang trí
Chương 7 Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được
Chương 8 Quả và quả hạch (nut) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa
Chương 9 Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị
Chương 10 Ngũ cốc
Chương 11 Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì
Chương 12 Hạt dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô
Chương 13 Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất từ thực vật khác
Chương 14 Vật liệu thực vật dùng để tết bện; các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
PHẦN III CHẤT BÉO VÀ DẦU CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT VÀ CÁC SẢN PHẨM TÁCH TỪ CHÚNG; CHẤT BÉO ĂN ĐƯỢC ĐÃ CHẾ BIẾN; CÁC LOẠI SÁP ĐỘNG VẬT HOẶC THỰC VẬT
Chương 15 Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật
PHẦN IV THỰC PHẨM CHẾ BIẾN; ĐỒ UỐNG, RƯỢU MẠNH VÀ GIẤM; THUỐC LÁ VÀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU THAY THẾ THUỐC LÁ ĐÃ CHẾ BIẾN
Chương 16 Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác
Chương 17 Đường và các loại kẹo đường
Chương 18 Ca cao và các chế phẩm từ ca cao
Chương 19 Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh
Chương 20 Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nut) hoặc các phần khác của cây
Chương 21 Các chế phẩm ăn được khác
Chương 22 Đồ uống, rượu và giấm
Chương 23 Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến
Chương 24 Thuốc lá và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến
PHẦN V KHOÁNG SẢN
Chương 25 Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng
Chương 26 Quặng, xỉ và tro
Chương 27 Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi-tum; các loại sáp khoáng chất
PHẦN VI SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT HOẶC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN
Chương 28 Hoá chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị
Chương 29 Hoá chất hữu cơ
Chương 30 Dược phẩm
Chương 31 Phân bón
Chương 32 Các chất chiết xuất làm thuốc nhuộm hoặc thuộc da; ta nanh và các chất dẫn xuất của chúng; thuốc nhuộm, thuốc màu và các chất màu khác; sơn và véc ni; chất gắn và các loại ma tít khác; các loại mực
Chương 33 Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh
Chương 34 Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, các chế phẩm bôi trơn, các loại sáp nhân tạo, sáp đã được chế biến, các chế phẩm dùng để đánh bóng hoặc tẩy sạch, nến và các sản phẩm tương tự, bột nhão dùng làm hình mẫu, sáp dùng trong nha khoa và các chế phẩm dùng trong nha khoa có thành phần cơ bản là thạch cao.
Chương 35 Các chất chứa albumin; các dạng tinh bột biến tính; keo hồ; enzyme
Chương 36 Chất nổ; các sản phẩm pháo; diêm; các hợp kim tự cháy; các chế phẩm dễ cháy khác
Chương 37 Vật liệu ảnh hoặc điện ảnh
Chương 38 Các sản phẩm hóa chất khác
PHẦN VII PLASTIC VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG PLASTIC; CAO SU VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG CAO SU
Chương 39 Plastic và các sản phẩm bằng plastic
Chương 40 Cao su và các sản phẩm bằng cao su
PHẦN VIII DA SỐNG, DA THUỘC, DA LÔNG VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ DA; YÊN CƯƠNG VÀ BỘ ĐỒ YÊN CƯƠNG; HÀNG DU LỊCH, TÚI XÁCH TAY VÀ CÁC LOẠI ĐỒ CHỨA TƯƠNG TỰ; CÁC MẶT HÀNG TỪ RUỘT ĐỘNG VẬT (TRỪ RUỘT CON TẰM)
Chương 41 Da sống (trừ da lông) và da thuộc
Chương 42 Các sản phẩm bằng da thuộc; yên cương và bộ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; các sản phẩm làm từ ruột động vật (trừ ruột con tằm)
Chương 43 Da lông và da lông nhân tạo; các sản phẩm làm từ da lông và da lông nhân tạo
PHẦN IX GỖ VÀ CÁC MẶT HÀNG BẰNG GỖ; THAN TỪ GỖ; LIE VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG LIE; CÁC SẢN PHẨM TỪ RƠM, CỎ GIẤY HOẶC CÁC VẬT LIỆU TẾT BỆN KHÁC; CÁC SẢN PHẨM BẰNG LIỄU GAI VÀ SONG MÂY
Chương 44 Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ
Chương 45 Lie và các sản phẩm bằng lie
Chương 46 Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác; các sản phẩm bằng liễu gai và song mây
PHẦN X BỘT GIẤY TỪ GỖ HOẶC TỪ NGUYÊN LIỆU XƠ SỢI XENLULO KHÁC; GIẤY LOẠI HOẶC BÌA LOẠI THU HỒI (PHẾ LIỆU VÀ VỤN THỪA); GIẤY VÀ BÌA VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA CHÚNG
Chương 47 Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên liệu xơ xenlulo khác; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa)
Chương 48 Giấy và bìa; các sản phẩm làm bằng bột giấy, bằng giấy hoặc bằng bìa
Chương 49 Sách, báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác của công nghiệp in; các loại bản thảo viết bằng tay, đánh máy và sơ đồ
PHẦN XI NGUYÊN LIỆU DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM DỆT
Chương 50 Tơ tằm
Chương 51 Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên
Chương 52 Bông
Chương 53 Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
Chương 54 Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
Chương 55 Xơ sợi staple nhân tạo
Chương 56 Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng
Chương 57 Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
Chương 58 Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
Chương 59 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
Chương 60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc
Chương 61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
Chương 62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
Chương 63 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn
PHẦN XII GIÀY, DÉP, MŨ VÀ CÁC VẬT ĐỘI ĐẦU KHÁC, Ô, DÙ, BA TOONG, GẬY TAY CẦM CÓ THỂ CHUYỂN THÀNH GHẾ, ROI GẬY ĐIỀU KHIỂN, ROI ĐIỀU KHIỂN SÚC VẬT THỒ KÉO VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁC LOẠI HÀNG TRÊN; LÔNG VŨ CHẾ BIẾN VÀ CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ LÔNG VŨ CHẾ BIẾN; HOA NHÂN TẠO; CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ TÓC NGƯỜI
Chương 64 Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên
Chương 65 Mũ và các vật đội đầu khác và các bộ phận của chúng
Chương 66 Ô, dù che, ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi, gậy điều khiển, roi điều khiển súc vật thồ kéo và các bộ phận của các sản phẩm trên
Chương 67 Lông vũ và lông tơ chế biến, các sản phẩm bằng lông vũ hoặc lông tơ; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc người
PHẦN XIII SẢN PHẨM BẰNG ĐÁ, THẠCH CAO, XI MĂNG, AMIĂNG, MICA HOẶC CÁC VẬT LIỆU TƯƠNG TỰ; ĐỒ GỐM; THUỶ TINH VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG THUỶ TINH
Chương 68 Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự
Chương 69 Đồ gốm, sứ
Chương 70 Thuỷ tinh và các sản phẩm bằng thuỷ tinh
PHẦN XIV NGỌC TRAI TỰ NHIÊN HOẶC NUÔI CẤY, ĐÁ QUÝ HOẶC ĐÁ BÁN QUÝ, KIM LOẠI QUÝ, KIM LOẠI ĐƯỢC DÁT PHỦ KIM LOẠI QUÝ, VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA CHÚNG; ĐỒ TRANG SỨC LÀM BẰNG CHẤT LIỆU KHÁC; TIỀN KIM LOẠI
Chương 71 Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý, và các sản phẩm của chúng; đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại
PHẦN XV KIM LOẠI CƠ BẢN VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG KIM LOẠI CƠ BẢN
Chương 72 Sắt và thép
Chương 73 Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép
Chương 74 Đồng và các sản phẩm bằng đồng
Chương 75 Niken và các sản phẩm bằng niken
Chương 76 Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm
Chương 77 (Dự phòng cho việc phân loại tiếp theo trong tương lai của hệ thống hài hòa)
Chương 78 Chì và các sản phẩm bằng chì
Chương 79 Kẽm và các sản phẩm bằng kẽm
Chương 80 Thiếc và các sản phẩm bằng thiếc
Chương 81 Kim loại cơ bản khác; gốm kim loại; các sản phẩm của chúng
Chương 82 Dụng cụ, đồ nghề, dao, kéo và bộ đồ ăn làm từ kim loại cơ bản; các bộ phận của chúng làm từ kim loại cơ bản
Chương 83 Hàng tạp hoá làm từ kim loại cơ bản
PHẦN XVI MÁY VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ KHÍ; THIẾT BỊ ĐIỆN; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG; THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO ÂM THANH, THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CÁC THIẾT BỊ TRÊN
Chương 84 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng
Chương 85 Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên
PHẦN XVII XE CỘ, PHƯƠNG TIỆN BAY, TÀU THUYỀN VÀ CÁC THIẾT BỊ VẬN TẢI LIÊN HỢP
Chương 86 Đầu máy xe lửa hoặc xe điện, toa xe lửa và các bộ phận của chúng; vật cố định và ghép nối đường ray xe lửa hoặc xe điện và bộ phận của chúng; thiết bị tín hiệu giao thông bằng cơ khí (kể cả cơ điện) các loại
Chương 87 Xe trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng.
Chương 88 Phương tiện bay, tàu vũ trụ, và các bộ phận của chúng
Chương 89 Tàu thuỷ, thuyền và các kết cấu nổi
PHẦN XVIII DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ MÁY QUANG HỌC, NHIẾP ẢNH, ĐIỆN ẢNH, ĐO LƯỜNG, KIỂM TRA, CHÍNH XÁC, Y TẾ HOẶC PHẪU THUẬT; ĐỒNG HỒ THỜI GIAN VÀ ĐỒNG HỒ CÁ NHÂN; NHẠC CỤ; CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CHÚNG
Chương 90 Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng
Chương 91 Đồng hồ thời gian, đồng hồ cá nhân và các bộ phận của chúng
Chương 92 Nhạc cụ; các bộ phận và phụ kiện của chúng
PHẦN XIX VŨ KHÍ VÀ ĐẠN; CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CHÚNG
Chương 93 Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ kiện của chúng
PHẦN XX CÁC MẶT HÀNG KHÁC
Chương 94 Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; nhà lắp ghép
Chương 95 Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao; các bộ phận và phụ kiện của chúng
Chương 96 Các mặt hàng khác
PHẦN XXI CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT, ĐỒ SƯU TẦM VÀ ĐỒ CỔ
Chương 97 Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam bao gồm những gì?
DN kinh doanh hàng xuất, hàng nhập cần nắm rõ mặt hàng nào được phép hoặc không được phép XNK vào Việt Nam để tránh những vướng mắc, sai phạm không đáng có.

ĐỌC THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container Lạnh giá rẻ

Danh mục hàng hóa CẤM xuất, nhập khẩu vào Việt Nam

Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu

STT Mô tả hàng hóa và văn bản tham chiếu Cơ quan quản lý
1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự – Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 173/2018/TT-BQP. Bộ Quốc phòng
2 Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước – Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 173/2018/TT-BQP. Bộ Quốc phòng
3 – Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa – Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 19/2012/TT-BVHTTDL.

– Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam – Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
4 – Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

– Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính 2010.

Bộ Thông tin và Truyền thông
5 Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước – Mục 20 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6 – Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) có nguồn gốc từ tự nhiên;

Hoặc, mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA và IB theo quy định tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại.

– Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).

– Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I tại Phụ lục III ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.

– Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu tại Mục 8 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT.

– Giống vật nuôi thuộc Phụ lục III Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP và mã số HS cụ thể tại Mục 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 – Hóa chất thuộc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP.

– Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Bộ Công thương

Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

STT Mô tả hàng hóa và văn bản tham chiếu Cơ quan quản lý
1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự – Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 173/2018/TT-BQP. Bộ Quốc phòng
2 Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. Bộ Công an
3 – Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP.

– Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Bộ Công thương
4 Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:

– Hàng dệt may, giày dép, quần áo.

– Hàng điện tử.

– Hàng điện lạnh.

– Hàng điện gia dụng.

– Thiết bị y tế.

– Hàng trang trí nội thất.

– Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.

– Xe đạp.

– Mô tô, xe gắn máy.

Tham khảo mã số HS cụ thể tại Phụ lục II ban kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.

Bộ Công thương
5 Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam – Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
6 Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2018/TT-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông
7 – Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

– Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính 2010.

– Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện 2009.

* Kể từ tháng 01/07/2023 áp dụng Luật Tần số vô tuyến điện 2022.

Bộ Thông tin và Truyền thông
8 – Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.

– Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.

– Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung.

– Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.

Bộ Giao thông vận tải
9 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:

– Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe bốn bánh có gắn động cơ.

– Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng, khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới),

– Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu.

– Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.

– Ô tô cứu thương.

Bộ Giao thông vận tải
10 Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
11 Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam – Mục 23 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
12 – Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại.

– Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
13 Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. Bộ Tài nguyên và Môi trường
14 Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Bộ Xây dựng

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Những điều cần biết về Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Sau khi nắm được Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam cũng như thông tin trong danh mục thì việc tiếp theo mà các Tư nhân/DN cần biết đó là căn cứ pháp lý sửa đổi danh mục, cấu trúc chung của danh mục, mục đích sử dụng danh mục, đối tượng áp dụng danh mục này. Cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 31/2022/TT-BTC.

Cấu trúc chung của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu

Cấu trúc danh mục hàng hóa, xuất nhập khẩu Việt Nam, bao gồm:

  • Các quy tắc tổng quát giải thích việc phải phân loại;
  • Các chú giải pháp lý của Phần, Chương và Phân nhóm;
  • Danh mục chi tiết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam sử dụng để làm gì?

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:

  • Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan;
  • Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Phục vụ công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam bao gồm những gì?
Danh mục hàng xuất, nhập khẩu Việt Nam sửa đổi, bổ sung và kiểm soát chặt chẽ để thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng áp dụng Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam

Căn cứ Điều 2 Thông tư 31/2022/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:

  • Tổ chức, Cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Tổ chức, Cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
  • Cơ quan hải quan, Công chức hải quan;
  • Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý Nhà nước về hải quan và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

=> Như vậy, về cơ bản, đối tượng áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2023 không thay đổi so với Thông tư 65/2017/TT-BTC.

>>Xem thêm: 6 quy tắc áp mã HS

PROSHIP Logistics và FadoExpress – Đại lý khai báo hải quan hàng xuất, nhập khẩu tại Sân bay Tân Sơn Nhất và Cảng Cát Lái Nhanh chóng, Giá rẻ tốt nhất 2023

Nhận thấy nhu cầu XNK hàng hóa và khai báo hải quan tại các Cửa khẩu, Sân bay, Cảng biển tăng cao, Công ty Cổ phần Proship và FadoExpress kết nối với các đơn vị liên quan, đào tạo nghiệp vụ hải quan bài bản cho nhân sự, hội đủ các yếu tố cần và đủ để CHÍNH THỨC trở thành Đại lý khai hải quan tại Cảng Cát Lái và SB Tân Sơn Nhất Chuyên nghiệp – Giá rẻ – Uy tín hàng đầu. Đảm bảo thời gian thông quan chuẩn xác, kịp thời cho Quý DN. Hỗ trợ giao hàng tận nơi (theo yêu cầu) sau khi hoàn tất mọi thủ tục cần thiết.

Với vai trò là Đại lý KBHQ, FadoExpress và Proship Logistics khi hoạt động khai hải quan tại SB Tân Sơn Nhất và Cảng Cát Lái sẽ chịu trách nhiệm trong mọi khâu quan trọng nhất, phía Chủ hàng/DN không cần phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống như trước đây. Thay vào đó, để tiết kiệm thời gian lẫn công sức cho đôi bên, phía chúng tôi sẽ dùng chữ ký số riêng để khai và truyền tờ khai nên quy trình thực hiện khai hải quan diễn ra một cách nhanh chóng, đúng luật.

Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam bao gồm những gì?
Các DN xuất, nhập khẩu có nhu cầu khai hải quan nên chọn Đại lý hải quan FadoExpress và Proship Logistics để được đảm bảo về giá cả, thời gian thông quan nhanh chuẩn xác.

Địa điểm nhận KBHQ tại Sân bay Tân Sơn Nhất và Cảng Cát Lái

Hàng hóa thông quan đường hàng không tại các kho hàng SB Tân Sơn Nhất, đường biển tại Cảng Cát Lái:

  • Nhận KBHQ tại Kho TCS: 46 – 48 Hậu Giang, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh;
  • Nhận KBHQ tại Kho SCSC: 30 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh;
  • Nhận KBHQ tại Cảng Cát Lái (Địa chỉ: Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 1, Cổng B, Khu Cảng Cát Lái, Lê Phụng Hiểu, Phường Cát Lái, Quận 2).

Địa chỉ VP Đại diện cung cấp Dịch vụ khai hải quan tại khu vực miền Nam của Proship và FadoExpress:

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Proship

Điểm nhận hàng:

PROSHIP HỒ CHÍ MINH Q. TÂN BÌNH: 26 Văn Chung, P13, Q. Tân Bình, TP.HCM

PROSHIP HỒ CHÍ MINH Q.12: 1049 Đường Quốc lộ 1A, P.Thới An, Q. 12, TP.HCM

Văn phòng Giao dịch:

21Bis Hậu Giang, P. 4, Q. Tân Bình, TP. HCM

Proship và FadoExpress đang trong kế hoạch triển khai các loại hình KBHQ tại SB Tân Sơn Nhất, Cảng Cát Lái

Loại hình KBHQ tại SB Tân Sơn Nhất (đang trong kế hoạch thực hiện)

FadoExpress, Proship Logistics với các loại hình KBHQ tại sân bay TSN có thể phục vụ khách hàng tốt nhất:

  • Dịch vụ khai báo loại hình sản xuất xuất khẩu, loại hình gia công, đầu tư;
  • Dịch vụ khai báo loại hình kinh doanh, phi mậu dịch;
  • Dịch vụ khai báo loại hình quá cảnh, hàng đầu tư miễn thuế,…

Loại hình KBHQ tại Cảng Cát Lái (đang trong kế hoạch thực hiện)

Proship Logistics và FadoExpress với các loại hình KBHQ tại Cảng Cát Lái có thể phục vụ Doanh nghiệp XNK một cách tốt nhất:

  • Dịch vụ khai báo hải quan loại hình sản xuất xuất khẩu, đầu tư – gia công;
  • Dịch vụ khai báo hải quan loại hình nhập kinh doanh – A11, nhập phi mậu dịch – H11,…;
  • Loại hình xuất kinh doanh: B11;
  • Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (bán hàng vào khu chế xuất)…;
  • Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,…

Đối tượng khách hàng của Đại lý KBHQ Proship Logistics và FadoExpress

Khách hàng mục tiêu của Đại lý khai hải quan chúng tôi tại Sân bay TSN, Cảng Cát Lái, đó là:

  • Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu vào ra các Khu công nghiệp, Khu phi thuế quan;
  • Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu qua các Sân bay, Cảng biển Việt Nam và Quốc tế;
  • Khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Hải quan Logistics trọn gói.

Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới nhất đã được PROSHIP Logistics cập nhật, Quý DN quan tâm nên lưu lại thông tin để vận dụng hiệu quả trong giao thương, kinh doanh…Nhu cầu KBHQ cho hàng xuất, hàng nhập ngày càng gia tăng nên nhiều đơn vị kinh doanh mong muốn tìm kiếm Đơn vị khai hải quan Uy tín, Chuyên nghiệp, Chuẩn xác hoạt động với vai trò là Đại lý chuyên trách. FadoExpress và Proship là địa chỉ khai hải quan đáng tin cậy cho DN chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ hải quan. Liên hệ 0909 344 247 để được tư vấn và báo giá DV trực tiếp.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *