x Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm tới các phương thức thanh toán quốc tế như Documents Against Payment?
x Bạn là nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nhưng chưa biết quy trình thanh toán Documents Against Payment thế nào?
x Và bạn muốn tìm hiểu xem thanh toán Documents Against Payment có ưu điểm gì, rủi ro gì và có cần lưu ý gì khi sử dụng không?
Documents Against Payment là gì và quy trình thanh toán ra sao sẽ được Proship.vn chúng tôi giải đáp một cách chi tiết, đầy đủ nhất trong khuôn khổ bài viết sau…Đồng thời qua đây, các nhà xuất nhập khẩu cũng biết được hiện có bao nhiêu loại thanh toán Documents Against Payment.
Documents Against Payment là gì? Có mấy loại thanh toán?
Kiến thức sau sẽ giúp bạn hiểu rõ Thanh toán Documents Against Payment nghĩa là gì và phân loại ra sao:
Documents Against Payment là gì?
Documents Against Payment là gì? Documents Against Payment (viết tắt là D/P) là phương thức thanh toán trong Thương mại quốc tế. Đây là một phương thức thanh toán giao chứng từ khi giao tiền.
Nghĩa là nhà xuất khẩu sẽ chỉ thị cho ngân hàng xuất trình chỉ giao chứng từ cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu thanh toán đầy đủ hóa đơn kèm theo hoặc hóa đơn trao đổi. Nói cách khác, nhà nhập khẩu sẽ không nhận được bộ chứng từ đến khi thanh toán xong cho ngân hàng.

Phân loại hình thức thanh toán D/P
Phương thức thanh toán D/P có hai hình thức:
- D/P at sight:
Là phương thức thanh toán trả tiền ngay. Người mua phải trả tiền bằng hối phiếu là trị giá của lô hàng thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ gốc.
- D/P at X days sight:
Là phương thức thanh toán hối phiếu tạm thời kể từ khi xuất bộ chứng từ. Người mua không cần trả tiền ngay mà vẫn được nhận bộ chứng từ từ ngân hàng. Song người mua phải trả tiền đúng hạn ghi trong giấy chấp nhận hối phiếu có thời hạn.
Thanh toán D/P các bên tham gia là ai và có gặp rủi ro gì không?
Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu có thắc mắc về rủi ro khi tham gia Documents Against Payment là gì và các bên tham gia là ai không? Cùng Proship tìm đọc nội dung sau để có lời giải đáp:
Các bên tham gia thanh toán D/P
Trong thanh toán D/P có sự tham gia của:
- Người ủy nhiệm thu (Principal):
Là người đưa ra lệnh nhờ thu tiền hộ, có thể là Nhà nhập khẩu hay Người thụ hưởng. Khi nhận hàng xong, người ủy nhiệm thu yêu cầu Ngân hàng thu hộ tiền hàng cho mình.
- Người trả tiền (Drawee):
Là người trực tiếp thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho bên xuất khẩu đúng thời hạn quy định sẵn trong D/P. Người trả tiền trong trường hợp này là Người nhập khẩu.
- Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank):
Ngân hàng sẽ phục vụ nhu cầu của Người xuất khẩu hàng hóa.
- Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank):
Ngân hàng phục vụ nhu cầu của Người nhập khẩu. Ngân hàng này sẽ trực tiếp thu hộ tiền hàng từ Người nhập khẩu và chuyển cho bên ngân hàng nhờ thu hộ để chuyển trả cho Nhà xuất khẩu.

Rủi ro khi thanh toán D/P
Theo quan điểm người bán, giao dịch thanh toán D/P an toàn nhưng trên thực tế lại có rủi ro:
Rủi ro thanh toán D/P với người nhập khẩu
Khi thanh toán D/P, người nhập khẩu không được phép kiểm tra tình trạng hàng hóa và thông tin trên bộ chứng từ. Vì thế sẽ dễ gặp rủi ro nếu người nhập khẩu chuyển hàng không đúng, hàng kém chất lượng hay sai sót thông tin trong bộ chứng từ.
Rủi ro thanh toán D/P với người xuất khẩu
Phương thức D/P an toàn cho nhà xuất khẩu vì đảm bảo quyền lợi tối đa khi nhập hàng. Song nó chỉ đúng khi nhà nhập khẩu tuân thủ gửi bộ chứng từ trong thời gian có hiệu lực của D/P.
Không hiếm trường hợp nhà nhập khẩu kéo dài việc trả tiền thông qua việc không nhận được hàng, không thanh toán khi giá cả biến động. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của nhà xuất khẩu.
Ưu điểm thanh toán Documents Against Payment và lưu ý cần biết
Proship sẽ chỉ ra ưu điểm và lưu ý cần biết khi sử dụng hình thức thanh toán D/P:
Ưu điểm của thanh toán D/P
Ưu điểm của thanh toán Documents Against Payment là gì? Đó là:
Ưu điểm thanh toán D/P đối với nhà nhập khẩu
Ưu điểm của thanh toán D/P với nhà nhập khẩu:
- Nhà nhập khẩu không cần thiết lập hạn mức tín dụng với Ngân hàng;
- Chi phí thanh toán D/P ít tốn kém, đơn giản hơn phương thức thanh toán LC.
Ưu điểm thanh toán D/P đối với nhà xuất khẩu
Ưu điểm của thanh toán D/P với nhà xuất khẩu:
- Thanh toán D/P có lợi cho nhà xuất khẩu hơn;
- Thanh toán D/P ít tốn kém, đơn giản hơn thanh toán LC;
- Người xuất khẩu có thể sử dụng bộ chứng từ làm công cụ để khiếu nại người nhập khẩu nếu người nhập khẩu không thanh toán;
- Theo phương thức D/P này, bộ chứng từ chỉ được chuyển giao cho người nhập khẩu để đi nhận hàng khi người nhập khẩu hoàn tất thủ tục thanh toán nên đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu, an toàn hơn phương thức thanh toán TTR;
- D/P có tốc độ thanh toán nhanh hơn so với CAD.
Lưu ý khi thanh toán D/P
Sử dụng phương thức thanh toán Documents Against Payment, CẦN LƯU Ý:
- Tìm hiểu kỹ các quy định, tập quán giao nhận hàng hóa ở nước người mua để nắm được quyền kiểm soát hàng hóa;
- Trước khi ký kết Hợp đồng thương mại nên tìm hiểu kỹ về đối tác qua các trang Web uy tín;
- Thanh toán D/P nên sử dụng cho các đối tác đã hợp tác lâu dài, tin tưởng, không áp dụng cho những khách hàng mới hợp tác lần đầu;
- Cân nhắc sử dụng vận đơn phù hợp. Nên sử dụng vận đơn theo lệnh, không nên sử dụng vận đơn đích danh hoặc để trống vì có thể chứng từ bị mất/đánh tráo gây tình trạng khi có vận đơn ai cũng có thể nhận hàng mà không cần thực hiện thanh toán.
Quy trình thanh toán Documents Against Payment
Quy trình thanh toán nhờ thu D/P như sau:
- Bước 1: Bên mua, bên bán thống nhất điều kiện giao hàng và thanh toán trong hợp đồng mua bán (Sales Contract);
- Bước 2: Bên bán gửi hàng qua Đơn vị vận chuyển (Hãng tàu, NVOCC, hoặc Công ty Forwarding);
- Bước 3: Bên bán chuẩn bị tài liệu chứng từ theo yêu cầu hợp đồng;
- Bước 4: Bên bán gửi tài liệu chứng từ đến ngân hàng của bên mình để nhờ thu tiền. Ngân hàng kiểm tra tài liệu chứng từ, đảm bảo tính hợp lệ;

- Bước 5: Ngân hàng bên bán sẽ thông báo cho ngân hàng của bên mua về việc nhận tài liệu chứng từ;
- Bước 6: Ngân hàng bên mua sẽ thông báo cho bên mua về việc nhận tài liệu chứng từ và yêu cầu thanh toán;
- Bước 7: Bên mua thực hiện thanh toán cho ngân hàng và nhận bộ chứng từ. Ngân hàng tiếp nhận thanh toán, chuyển tiền cho ngân hàng bên bán;
- Bước 8: Ngân hàng bên bán sẽ chuyển tiền đến tài khoản của bên bán;
- Bước 9: Bên mua làm thủ tục nhận hàng.
* Lưu ý: Quy trình thanh toán nhờ thu D/P sẽ kết thúc khi bên mua xác nhận nhận hàng và bên bán nhận được thanh toán.
Documents Against Payment là gì cùng những kiến thức khác cần biết về thanh toán D/P trong Thương mại quốc tế mà chúng tôi vừa giải đáp ở trên, hi vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích với các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu. Mọi thắc mắc liên quan, liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp và tư vấn trực tiếp các Dịch vụ vận chuyển Đa phương thức trọn gói giá rẻ chỉ có tại Proship Logistics.