x Bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển với khối lượng hàng lớn đi Bắc Nam từ Cảng – Cảng?
x Bạn cần chưa biết chính xác Việt Nam có bao nhiêu đường biển trên tuyến Bắc Nam?
x Bạn muốn tìm hiểu vai trò của các tuyến đường biển nội địa ở Việt Nam? Các tuyến vận tải biển Quốc tế mà Việt Nam đang khai thác có những tuyến nào?
Proship.vn chúng tôi sẽ cập nhật các các tuyến đường biển ở Việt Nam hiện nay cho các Doanh nghiệp, Chủ hàng có nhu cầu gửi hàng lẻ, hàng ghép, hàng nguyên container đường biển tham khảo. Qua đây, bạn cũng biết được lợi thế của Việt Nam là gì để phát triển mạnh mẽ ngành vận tải hàng nội địa như hiện tại.
Lợi thế phát triển vận tải đường biển nội địa ở Việt Nam
Các tuyến đường biển nội địa ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong Ngành vận tải của Việt Nam được biết đến như một trong những phương tiện vận chuyển lâu đời, tiết kiệm và không đòi hỏi quá khắt khe về trọng tải, thời gian,…
Những lợi thế của nước ta để phát triển các tuyến đường biển ở Việt Nam:
- Việt Nam có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi;
- Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km chạy dài từ Bắc vào Nam tạo điều kiện cho tàu thuyền cập bến và vận chuyển hàng từ Nam ra Bắc;
- Có ngư dân lao động biển đầy kinh nghiệm từ bao đời, đáp ứng được nhu cầu lao động vận tải;
- Có đội ngũ đóng và sửa chữa tàu thuyền dày dặn kinh nghiệm phục vụ cho việc chế tạo các phương tiện vận tải tốt nhất;
- Có hệ thống cảng phong phú với 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Các tuyến vận tải đường biển nội địa hiện nay
Dưới đây là các các tuyến đường biển ở Việt Nam hiện nay:
Tuyến đường biển Bắc Nam
Là tuyến vận chuyển đường biển nội địa lớn nhất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, đi qua các cảng biển lớn nhỏ của hai miền.
Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Nam Trung
Là tuyến vận tải biển của các cảng từ Trung vào Nam.
Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Trung
Là tuyến vận tải biển từ các cảng ở miền Trung trải dài ra Bắc.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa nhỏ khác
Tuyến TPHCM – Cần Thơ, TPHCM – Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM – Hà Nội…được hình thành để đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.
>>Xem thêm: Rủi ro vận chuyển hàng đường biển
Vai trò của các tuyến vận tải biển nội địa là gì?
Vai trò của các tuyến đường biển Bắc Nam được chỉ ra như sau:
- Vận chuyển đường biển giúp giao nhận hàng kích thước lớn, khối lượng quá nặng, giải quyết nhược điểm của các hình thức vận chuyển đường hàng không, đường bộ;
- Các tuyến đường biển nội địa ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác trong phạm vi quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
- Về kinh tế, các tuyến đường biển ở Việt Nam giúp quá trình trao đổi, buôn bán giữa các vùng trong một nước diễn ra linh hoạt, nhộn nhịp hơn. Không chỉ giúp vận chuyển nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy, chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nơi tiêu thụ mà còn giúp cân bằng hàng hóa ở các nơi như chuyển từ nơi dư thừa đến nơi thiếu, nhằm phục vụ hiệu quả tốt hơn việc kinh doanh.
Các tuyến vận tải biển quốc tế Việt Nam đang khai thác
Các tuyến đường vận tải biển quốc tế mà Việt Nam đang khai thác:
Tuyến Việt Nam – Hồng Kông – Nhật Bản
Tuyến đường này có điều kiện khí hậu tự nhiên tương đối thuận lợi. Nếu tàu đi từ cảng Hải Phòng sẽ cần đi qua eo biển Hải Nam thêm khoảng 180 hải lý để tới Hồng Kông. Sau đó tàu sẽ đi tới các cảng biển ở Nhật Bản.
Các tuyến vận tải biển Việt Nam – Châu Mỹ
Tuyến đường vận tải đi qua kênh đào Suez: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 11600 hải lý. Trong đó tàu thuyền sẽ xuất phát từ nước ta và đi tới eo biển Singapore, Malacca rồi tới Ấn Độ Dương, sau đó vào Hồng Hải và đi qua kênh đào Suez.
Tuyến đường vận tải qua mũi Hảo Vọng: Tuyền đường này có chiều dài khoảng 11.200 hải lý tùy cảng biển muốn tới. Tàu thuyền đi từ nước ta sẽ đi tới Indonesia, rồi tới eo Jakarta, sau đó vượt Ấn Độ Dương và đi đến mũi Hảo Vọng. Các tuyến tàu sẽ có thể tiếp tục đi tới Đông Mỹ, Trung Mỹ,…Tuyến đường này thường có ít tàu nên tốc độ di chuyển khá nhanh.
Tuyến đường vận tải biển qua kênh Panama: Tàu đi từ nước ta sẽ có độ dài khoảng 10000 hải lý nếu đến Châu Mỹ qua kênh đào Panama. Hoặc 10.850 hải lý nếu đi đến Cuba. Tuyến đường này, tàu sẽ chạy qua Philipin, đi qua Thái Bình Dương và tới kênh đào Panama. Từ đó đến các địa điểm muốn đến.
Các tuyến đường biển Việt Nam – Châu Âu
Đây là một trong các tuyến đường vận tải biển dài nhất ở nước ta. Tuyến đường này thường chịu rất nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu do Châu Á và Châu Âu thuộc hai vùng khác biệt.
Đây là một tuyến đường biển đi qua nhiều quốc gia xuất phát từ Việt Nam. Tàu sẽ di chuyển trên biển ghé thăm các trạm dừng ở Singapore để nạp nhiên liệu và làm các thủ tục cần thiết. Sau đó, tàu sẽ đi qua quần đảo ở Malaysia và qua Ấn Độ Dương để tới biển Đỏ. Đi qua kênh đào Suez tới Địa Trung Hải.
Và từ đó đến các nước như Pháp, Ý, Bulgaria,…Ngoài ra, tàu có thể sẽ đi qua eo biển Istanbul và đi vào các cảng như Vanca,…Cũng có thể tàu sẽ đi theo eo biển Cabrera sang Đại Tây Dương để tới các quốc gia Bắc Âu. Quãng đường rất dài này đòi cần có các chuyên gia và yếu tố cần thiết ngay trên tàu để đảm bảo an toàn cho thuyền viên.
Proship Logistics vừa liệt kê các tuyến đường biển ở Việt Nam, các Doanh nghiệp, Tư nhân đang cần chuyển một khối lượng lớn kiện hàng cont từ Cảng – Cảng có thể tham khảo. Và nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận tải biển Bắc Nam giá rẻ, liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.