Quá trình ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics

Bạn hiện đang thắc mắc quá trình ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics được thưc hiện như thế nào? Vậy hãy cùng Proship chúng tôi tham khảo dưới đây để nắm bắt chi tiết.

Đánh giá chung về ứng dụng công nghệ trong logistics

Quá trình ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics

Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực logistics

Năm 2018 đánh dấu những bước tiến rất đáng ghi nhận về việc ứng dụng công nghệ trong logistics, thể hiện qua việc gia tăng các giải pháp ứng dụng cục bộ và đặc biệt là sự xuất hiện các giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Các ứng dụng riêng lẻ đã xuất hiện nhiều hơn, bảng 13 nêu 11 nhóm thiết bị, giải pháp cục bộ đã được ứng dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng các giải pháp có tính hệ thống bao gồm thiết bị và các phần mềm được biết đến đã tăng tới 24, bao gồm 12 nhóm các hệ thống và 12 loại phần mềm (bảng 13, 14).

Nếu như với 2017, khái niệm logistics trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được gọi là “logistics 4.0” còn khá mơ hồ thì năm nay nó đã được nhắc tới rất nhiều trên các phương tiện thông tin và trong giới chuyên môn. Các công ty công nghệ đang xâm nhập mạnh mẽ vào hệ thống dịch vụ, kể cả với tư cách nhà cung cấp giải pháp và trong một số trường hợp, họ trở thành nhà cung cấp dịch vụ.

Có 04 mảng ứng dụng chính của các công nghệ mới

  • Xuất hiện nhiều nhất là các ứng dụng trong Vận tải đường bộ thông qua tối ưu hóa năng lực phương tiện – nâng cao tỷ lệ khai thác trên tổng quãng đường di chuyển, tối ưu hóa hoạch định và kiểm soát tuyến đường, thời gian và lịch trình. Sự nổi lên của các công ty như Uber đã thể hiện rõ dấu hiệu của một làn sóng mới. Bản thân Uber đang có tham vọng bước vào thị trường logistics với giải pháp “Uber Truck”.
  • Mảng nội trội thứ hai là giải pháp tự động hóa các kho hàng thương mại điện tử – chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Đã có những ứng dụng đầu tiên như của Lazada và dường như đây sẽ là làn sóng tiếp theo với việc tham gia của nhiều công ty lớn trong ngành.
  • Một số công ty sản xuất lớn như Samsung cho thấy một hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với các nguyên tắc sản xuất tinh gọn “Just-in-Time” hoạt động rất hiệu quả.
  • Một số ít nhà bán lẻ trong nước đang triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin – tự động hóa – trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ k

Khó khăn khi ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics

Quá trình ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics
Các doanh nghiệp có thể gặp phải khó khăn khi ứng dụng công nghệ

Mặc dù xu hướng ứng dụng công nghệ đã rất rõ nhưng vấn đề đang nóng hiện nay là có rất ít doanh nghiệp trong nước đầu tư và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của mình. Cụ thể nhưu sau:

  • Khó khăn trong quá trình tìm kiếm giải pháp kỹ thuật tốt Các nhà cung cấp giải pháp công nghệ logistics ở Việt Nam còn rất ít do đó các doanh nghiệp khó có thể chọn được nhà cung cấp phù hợp. Nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hiện nay vẫn chưa có phần mềm quản lý giao nhận vận tải quốc tế (FMS) do các phầm mềm lớn cung cấp từ nước ngoài thì giá cao, thường không dưới 100 ngàn USD, trong khi phần mềm FMS trong nước phát triển thì có nhà cung cấp bán giá chỉ 1 ngàn USD, khách hàng lại lo không đủ tính năng và độ tin cậy. Điều này dẫn tới việc các nhà cung cấp nước ngoài và trong nước đều khó tồn tại vì cách nào đi nữa họ cũng không có được doanh số đủ để phát triển trên thị trường hiện tại.
  • Khó khăn trong vấn đề Vốn và yêu cầu đầu tư có hiệu quả vào công nghệ logistics Có giải pháp kỹ thuật tốt là điều kiện cần nhưng các doanh nghiệp thường phải tính xem họ đầu tư vào công nghệ có đem lại hiệu quả về tài chính hay không? Chính yêu cầu này – ví dụ thời gian hoàn vốn – là thách thức thứ hai và rất khó vượt qua. Đã có một số doanh nghiệp liên tục tìm kiếm giải pháp nhưng sau hơn 1 năm vẫn chưa thể quyết định, chính vì chỉ tiêu kinh tế không đạt. Vốn mua sắm thiết bị thường vẫn là nguồn vay ngân hàng hoặc huy động trong nội bộ nhưng có chi phí và thời gian thu hồi vốn yêu cầu đối với các đầu tư công nghệ là không quá 3 năm. Trong khi việc nâng cao năng suất hay các lợi thế tạo được từ ứng dụng công nghệ là chưa rõ ràng vì doanh nghiệp trong nước chưa có tiền lệ hay kinh nghiệm thì quyết định đầu tư của họ là rất khó khăn.
  • Nguồn nhân lực quản trị, vận hành, bảo trì Nhiều doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản trị thiếu khả năng cập nhật kiến thức, thông tin về ứng dụng công nghệ nên khó quyết định lựa chọn giải pháp. Đội ngũ vận hành chưa từng trải qua; Đội ngũ bảo trì chưa được huấn luyện còn các nhà cung cấp thường khó khăn.
  •  Thiếu người tư vấn và quản lý các dự án ứng dụng công nghệ Doanh nghiệp trong nước cũng không có thói quen chi trả các khoản tư vấn thiết kế, quản lý dự án ứng dụng công nghệ, do đó thị trường tư vấn quản lý dự án trong lĩnh vực logistics còn rất nhỏ bé và sơ khai.
  • Xây dựng các chương trình cụ thể nhằm nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thông qua ứng dụng công nghệ với các chỉ tiêu xác định về năng suất, tốc độ, độ chính xác, chất lượng và mức dịch vụ,… Dùng nguồn quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tài trợ cho các chương trình này.

Trên đây là quá trình ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics. Bạn có thể tham khảo để nắm bắt thêm nhiều kiến thức cần biết. Nếu cần hỗ trợ trong lĩnh vực vận chuyển, vận tải, chuyển phát nhanh hãng hóa bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Mục nhập này đã được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *