x Các chủ hàng, doanh nghiệp nhập hàng theo đường biển muốn theo dõi các bước giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển ra sao?
x Bạn muốn hiểu rõ khái niệm giao nhận hàng nhập khẩu đường biển là gì? Thời gian giao nhận bao lâu?
x Bạn muốn biết trong giao nhận hàng XNK có cần lưu ý gì không?
Proship.vn chúng tôi sẽ cập nhật nhanh qui trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển cho các chủ hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nắm rõ mọi công đoạn trước khi giao hàng cho người nhận.
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là gì?
Giao nhận hàng XNK là hành vi thương mại, người giao nhận (freight forwarder) sẽ có nhiệm vụ nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và làm các dịch vụ thủ tục khác có liên quan để giao hàng đến cho người nhận theo chỉ định của khách hàng, người vận tải hay người giao nhận khác.
Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển được cảng tiến hành dựa trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng với người mà chủ hàng ủy thác. Việc xếp dỡ hàng hóa được cảng bố trí thực hiện, nếu doanh nghiệp muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải báo với cảng và nộp các khoản phí liên quan.
Với những tuyến đường ngắn, thời gian vận tải đường biển từ 2 đến 7 ngày. Với những tuyến đường dài hơn, thời gian vận tải sẽ kéo dài hơn từ 12 đến 45 ngày.
Quy trình giao nhận, nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 2024
Để thực hiện được một quá trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển sẽ phải cần nhiều công đoạn. Nhưng để hình dung được quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển một cách tổng quát, dưới đây là quy trình vận tải container nguyên chuyến FCL, hàng lẻ LCL cần biết:
Bước 1: Đặt lịch tàu
Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương thành công, doanh nghiệp sẽ tiến hành booking tàu. Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin cho đơn vị vận chuyển, sau đó đơn vị nãy sẽ liên hệ với nhà cung cấp để hợp tác đóng hàng. Để booking tàu, doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin như:
- Cảng đi (port of loading);
- Cảng chuyển tải;
- Cảng đến (port of discharge);
- Tên hàng, trọng lượng;
- Thời gian tàu chạy (ETD);
- Thời gian đóng hàng;
- Một số thông tin khác (loại container, kích cỡ, nhiệt độ,…).
Bước 2: Theo dõi quá trình đóng hàng và cập nhật thông tin
Đơn vị forwarder, đơn vị sản xuất chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi tiến trình đóng gói hàng hóa. Sau đó thông tin sẽ được cập nhật tới doanh nghiệp và đối tác sẽ bao gồm các hình ảnh được đóng gói, bảo quản an toàn, không bị hư hại.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Bước 3: Kiểm tra và xác nhận các chứng từ liên quan đến lô hàng
Doanh nghiệp cần phải kiểm tra và xác nhận các chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng để tránh những sai sót, đảm bảo thông tin đã được cung cấp là chính xác. Bước này rất quan trọng bởi nếu có sai sót xảy ra, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rắc rối từ phía hải quan, khiến quá trình nhập khẩu bị gián đoạn, tốn nhiều thời gian và công sức.
Bước 4: Doanh nghiệp nhận thông báo hàng đến và lấy lệnh giao hàng
Thông báo hàng đến (Arrival notice) là thông báo thời gian cập bến dự kiến của lô hàng được gửi từ hãng tàu, đại lý tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng đến trước khi tàu đến trước 1 ngày. Sau đó doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau để tiến hành lấy lệnh giao hàng (D/O):
- Giấy giới thiệu;
- Vận đơn bản gốc;
- Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).
Bước 5: Tiến hành đăng ký các chứng nhận đối với lô hàng
Tùy từng loại hàng, các mã HS code khác nhau, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký các Chứng nhận an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng,… theo quy định của các Cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm.
Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan lô hàng nhập khẩu
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm những giấy tờ sau:
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice;
- Vận tải đơn – Bill of Lading;
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List;
- Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O (Nếu có);
- Các chứng từ khác tùy mặt hàng nhập khẩu.
Bước 7: Thông quan và thanh lý tờ khai
Hàng hóa nhập khẩu sẽ được phân vào các luồng và sẽ có quy trình hải quan khác nhau:
- Luồng xanh: Doanh nghiệp sẽ chỉ cần đóng thuế, thanh lý tờ khai và nhận hàng;
- Luồng vàng: Doanh nghiệp cần đóng thuế, làm thủ tục mở tờ khai, mở tờ khai sau đó thanh lý và nhận hàng;
- Luồng đỏ: Thủ tục sẽ tương tự như đối với luồng vàng tuy nhiên trong bước mở tờ khai sẽ cần thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng thực tế hàng hóa.
Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai được thông quan, doanh nghiệp cần nộp 2 bộ gồm mã vạch đã được in trước đó và tờ khai đã thông quan cho hải quan. Hải quan sẽ đóng dấu một bộ, trả lại một bộ cho doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp nộp vào kho 1 bộ chứng từ đã đóng dấu để được kéo hàng ra.
Bước 8: Vận chuyển hàng hóa về kho
Để điều kho và vận chuyển hàng hóa về kho, doanh nghiệp cần đến phòng thương vụ của cảng và mang theo lệnh giao hàng (D/O) để đóng phí. Sau đó giao cho tài xế những chứng từ như: phiếu EIR, D/O,…để được cấp phép vận chuyển hàng hóa về kho.
Bước 9: Rút hàng và trả container rỗng
Sau khi vận chuyển hàng về kho, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ tình trạng container, seal, xe chở hàng,…sau đó rút hàng và trả container về cảng.
Bước 10: Lưu trữ bộ hồ sơ và chứng từ quan trọng
Doanh nghiệp cần lưu trữ lại hồ sơ và các chứng từ sau khi nhập khẩu hàng hóa trong những trường hợp phát sinh vấn đề hàng hóa, khiếu nại,…để đảm bảo quyền lợi, tránh mất mát.
>>Xem thêm: Qui trình xuất khẩu hàng gia công may mặc
Khi giao nhận hàng xuất nhập khẩu đường biển, cần lưu ý gì?
Proship Logistics đã chia sẻ chi tiết qui trình giao nhận hàng nhập khẩu cho Doanh nghiệp nắm rõ. Tiếp theo sẽ là các lưu ý CẦN BIẾT khi giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển:
Lưu ý khi giao nhận hàng nhập khẩu
Với hàng hóa nhập khẩu, khi giao nhận CẦN LƯU Ý:
- Kiểm tra thông tin hàng, số kiện hàng khi nhận hàng để tránh thất lạc hàng;
- Theo dõi và cập nhật thông tin từ nhà xuất khẩu để nắm bắt được tiến độ của lô hàng;
- Chú ý hạn sử dụng chữ ký số để đảm bảo truyền được tờ khai lên hệ thống.
Lưu ý khi giao nhận hàng xuất khẩu
Với hàng hóa xuất khẩu, khi giao nhận CẦN LƯU Ý:
- Khi nhận container rỗng, cần kiểm tra loại container, tình trạng container rỗng, số container rỗng, số seal trước khi tiến hành đóng hàng;
- Đối với hàng lẻ LCL (Less than Container Load) cần chú ý kiểm tra đúng số kiện hàng trước khi làm thủ tục nhập kho. Các lô hàng lẻ sau khi nhập kho sẽ được bố trí vào container có cùng chuyến tàu giống nhau;
- Nộp SI và VGM trước thời gian Closing time được hiển thị trên booking.
Proship Logistics chúng tôi đã chia sẻ qui trình giao nhận hàng nhập khẩu cũng như khái niệm giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là gì, khi giao nhận hàng xuất nhập khẩu đường biển cần lưu ý gì,…Các doanh nghiệp, chủ hàng quan tâm nên tham khảo tìm đọc và mọi thắc mắc liên quan, liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp tận tình.
Có thể bạn quan tâm: