x Bạn đang có nhu cầu nhập khẩu vải may mặc để kinh doanh tại thị trường Việt Nam?
x Bạn đang gặp khó khăn, vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu vải từ nước ngoài?
x Bạn đang tìm Đơn vị Logistics chuyên cung cấp Dịch vụ nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam uy tín?
PROSHIP.VN chúng tôi chính là một trong những đơn vị Uy tín, Chuyên nghiệp, An toàn hỗ trợ khách hàng vận chuyển vải may mặc và tư vấn làm thủ tục nhập khẩu vải vóc từ A-Z giúp đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa. Với những gì quý khách được nhận lại so với khoản chi phí bỏ ra, Proship tin chắc sẽ làm hài lòng người gửi lẫn người nhận khi gửi hàng tại đây.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Nhu cầu chuyển gửi vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam hiện nay
Vải là nguyên liệu chủ yếu được dùng trong Ngành sản xuất may mặc, vải là vật liệu được dệt từ các sợi vải riêng biệt có thể được chế tạo các loại sợi tự nhiên như bông, tơ tằm, lanh, len, rayon, bamboo. Vải may mặc được nhập khẩu từ rất nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Châu Âu, Mông Cổ nhưng thủ tục nhập khẩu vải may mặc lại giống nhau về quy trình, hồ sơ và mã HS.
Trung Quốc hiện là thị trường chủ yếu cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, riêng nhập khẩu từ thị trrường này đã chiếm 62,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải may mặc của cả nước. Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm 12,5%, đạt trên 909,07 triệu USD, tăng 16,7%; Riêng tháng 6/2021 đạt 164,94 triệu USD, giảm 11% so với tháng 5/2021 nhưng tăng 28,3% so với tháng 6/2020.
Tiếp sau đó là thị trường Đài Loan trong tháng 6/2021 giảm 0,4% so với tháng 5/2021 nhưng tăng rất mạnh 88,7% so với tháng 6/2020, đạt 164,02 triệu USD; tính chung cả 6 tháng đầu năm 2021 tăng 32,5% so với cùng kỳ, đạt 898,22 triệu USD, chiếm 12,3%. Vải nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tháng 6/2021 chỉ tăng nhẹ 8,6% so với tháng 5/2021 và tăng 4,2% so với tháng 6/2020, đạt 60,75 triệu USD, cộng chung cả 6 tháng giảm 4,5%, đạt 327,74 triệu USD, chiếm 4,5%. Nhìn chung, nhập khẩu vải may mặc từ hầu hết các thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên đối với mặt hàng này nếu muốn nhập khẩu về nước thuận lợi thì Cá nhân, Doanh nghiệp phải nắm chắc các quy định liên quan. Vậy, quy định về thủ tục nhập khẩu vải may mặc cụ thể thế nào? Điều kiện làm thủ tục nhập khẩu vải nước ngoài về Việt Nam là gì? Chính sách về thuế, mã HS code ra sao? Quy trình khai báo hải quan gồm các bước nào?…Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam năm 2023
Vải may mặc hiện là mặt hàng được nhiều Cá nhân, Doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu. Tuy nhiên, muốn nhập hàng về nước thuận lợi thì Cá nhân, Doanh nghiệp phải nắm chắc các quy định liên quan đến thủ tục nhập khẩu vải may mặc. Cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Căn cứ Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009 của Bộ Công thương “Quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may”
Chính sách về thuế đối với mặt hàng vải
Đối với mặt hàng vải dệt may, khi thực hiện thủ tục nhập khẩu vải về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Căn cứ vào mã HS của loại hàng cụ thể khi nhập khẩu bạn sẽ xác định được mức thuế phải nộp là bao nhiêu. Mức thuế sẽ được thu trong khoảng sau:
- Thuế giá trị gia tăng của vải may mặc là 5-10% (tùy mã HS);
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc là 5-20% (tùy mã HS);
- Đối với vải nhập khẩu từ Nhật Bản: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%-12%;
- Đối với vải nhập khẩu từ Hàn Quốc: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%-20%;
- Đối với vải nhập khẩu từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Trường hợp nhập khẩu từ các nước có ký Hiệp định thương mại tự do về Việt Nam, nếu hàng hóa đảm bảo được các điều kiện có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Mã HS của mặt hàng vải nhập khẩu
Bất cứ loại hàng nào khi nhập khẩu cũng có mã HS riêng. Việc xác định đúng mã HS hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp bạn biết được các chính sách liên quan và thủ tục nhập khẩu loại hàng đó như thế nào. Đối với mặt hàng vải may mặc có mã HS rất đa dạng. Để tìm được mã HS phù hợp với loại vải nhập khẩu, bạn cần xác định từ Chương 50 đến Chương 60 trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, mặt hàng vải thuộc vào Phần XI – Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt. Tại phần XI có các chương:
- Chương 50: Tơ tằm;
- Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên;
- Chương 52: Bông;
- Chương 53: Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy;
- Chương 54: Sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo;
- Chương 55: Xơ, sợi staple nhân tạo;
- Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, sợi coóc (cordage), sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng;
- Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác;
- Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu;
- Chương 59: Các loại vải dệt được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp;
- Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc;
- Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc;
- Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc;
- Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ, các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn
- Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc;
- Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc;
- Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ, các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn.
Để xác định được mã HS chính xác cho loại vải nhập khẩu, bạn cần xem xét đến chất liệu của vải. Dựa vào chất liệu và tính chất vải nhập khẩu bạn đối chiếu vào Danh mục hàng hóa trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu để tìm mã HS.
Quy trình nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam
Đối với vải may mặc thì thủ tục nhập khẩu như các mặt hàng thường khác. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu vải, bao gồm:
- BƯỚC 1 – KHAI TỜ KHAI HẢI QUAN: Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs vải may mặc. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
- BƯỚC 2 – MỞ TỜ KHAI HẢI QUAN: Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
- BƯỚC 3 – THÔNG QUAN TỜ KHAI HẢI QUAN: Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, quý vị có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng;
- BƯỚC 4 – MANG HÀNG VỀ KHO BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG: Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Lưu ý khi nhập khẩu vải may mặc bạn cần biết
Khi nhập khẩu vải may mặc về nước, trong quá trình làm hàng, bạn cần kê khai chính xác thông tin hàng hóa nhập về. Việc kê khai đúng sẽ giúp quá trình nhập khẩu thuận lợi hơn. Cụ thể, các thông tin cần khai báo khi làm thủ tục nhập khẩu vải gồm:
- Tên hàng;
- Thành phần chất liệu: Bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì?…;
- Công nghệ dệt: Dệt thoi, dệt kim hay không dệt;
- Công dụng của sản phẩm: Làm hàng may mặc, rèm cửa,…;
- Khổ vải: Chiều dài, chiều rộng và trọng lượng;
- Mật độ sợi hoặc định lượng.
Ngoài ra, khi nhập khẩu, mặt hàng này thường sẽ bị tham vấn về giá và yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của lô hàng (C/O). Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ để giải trình khi Cơ quan Hải quan yêu cầu.
>>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu sắt thép
PROSHIP.VN – Đơn vị vận tải và hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu hàng may mặc về Việt Nam bằng đường sắt giá rẻ tốt nhất
Ngành may mặc gắn liền với quy trình nhập nguyên liệu đầu vào và xuất hàng ra thị trường. Theo đó, Dịch vụ vận chuyển vải may mặc cũng ngày càng trở nên quan trọng và là yếu tố quan trọng hàng đầu được rất nhiều Xí nghiệp, Công ty may mặc – sản xuất thời trang quan tâm. Nhất là đối với những loại hàng may mặc có giá trị cao, bạn phải tìm đến các Đơn vị vận chuyển thực sự uy tín, chuyên nghiệp, cam kết bồi thường 100% giá trị hàng hóa nếu bị hư hỏng, mất mát xảy ra do lỗi của phía vận chuyển.
Công ty Cổ phần Proship.vn là đơn vị chuyên trách kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng nhập khẩu về Việt Nam kiêm hỗ trợ về vấn đề làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa nước ngoài nói chung và thủ tục nhập khẩu vải may mặc nói riêng rất uy tín, được nhiều khách hàng tín nhiệm. PROSHIP tự tin đáp ứng các tiêu chí: “Công ty được nhiều phản hồi tốt – Công ty với đội ngũ xe, container và tài xế trung chuyển giao hàng tận nơi chuyên nghiệp – Công ty cung cấp Bảng giá và Hợp đồng cụ thể, rõ ràng”.
Vải thường là mặt hàng nặng nên chúng tôi sẽ tính dựa vào số kg, số lượng hàng gửi, địa điểm giao, nhận hàng. Các cuộn vải trước khi vận chuyển được đóng vào các túi nilon tránh ẩm mốc. Phương tiện vận chuyển vải cuộn bằng Container 20 feet, 40 feet, 45 feet sạch sẽ, không có nước, ẩm ướt. Thùng xe Container kín đáo, đảm bảo mưa nước không dễ lọt vào. Proship hiểu rõ đặc tính hàng hóa là nếu vải bị ẩm mốc sẽ có mùi và đặc biệt ảnh hưởng tới màu sắc của vải nên trong quá trình vận chuyển sẽ cẩn thận hết mức có thể cho lô hàng vải.
Proship nhận vận chuyển các loại vải may mặc sau
- Vải không dệt;
- Vải cuộn;
- Vải sợi;
- Vải công nghiệp;
- Vải mành;
- Máy vắt sổ;
- Máy may công nghiệp;
- Máy hấp, sấy;
- Máy thêu;
- Máy đính nút;
- Máy ủi, là;
- Các loại vải tổng hợp khác,…;
- Phụ liệu may mặc: kim, chỉ, nút, dây kéo, thun,…;
- Và các mặt hàng liên quan đến ngành may,…
Nhận giao hàng tận nơi tại các tỉnh, thành, KCN tại Việt Nam
- Miền Bắc: Hà Nội; Lào Cai; Yên Bái; Điện Biên; Hòa Bình; Lai Châu; Sơn La; Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Giang; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Hà Nam; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Vĩnh Phúc;
- Miền Trung: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận;
- Miền Nam: TPHCM; Đồng Nai; Bình Phước; Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Bà Rịa- Vũng Tàu; Đồng Tháp; Tiền Giang; An Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Kiên Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ;
- Khu vực Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk ; Đăk Nông; Lâm Đồng;
- Hoặc từ các KCN lớn tại Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hoà, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành,…
Đối tượng khách hàng Proship hướng đến
- Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
- Đơn vị nhập hàng;
- Đơn vị cung cấp hàng.
Phương thức vận chuyển – giao nhận vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam
- Vận chuyển container đường sắt từ Ga đến Ga;
- Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam từ Ga đến Kho;
- Vận chuyển container hàng hóa từ Kho đến Kho;
- Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.
Các dịch vụ hỗ trợ đi kèm
- Miễn phí lưu kho chờ vận chuyển (nếu thời gian lưu không quá dài ngày);
- Hỗ trợ đóng gói, bao bọc hàng hóa;
- Hỗ trợ bốc xếp hàng hóa tại kho bãi;
- Hỗ trợ thu tiền hàng hộ khách hàng;
- Xuất hóa đơn, biên bản bàn giao, hợp đồng vận chuyển (nếu cần).
Các yếu tố quyết định giá cước phí chuyển gửi hàng vải may mặc
- Tên loại vải may mặc cần vận chuyển đi toàn quốc?
- Khối lượng tổng của hàng hóa bao nhiêu?
- Số lượng hàng hóa muốn chuyển đi toàn quốc?
- Kích thước của hàng hóa (Dài – Rộng – Cao)?
- Địa chỉ nhận và giao hàng vải may mặc?,…
Quy trình vận chuyển số lượng lớn vải may mặc bằng container đường sắt
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin hàng hóa từ Quý khách hàng qua Hotline hoặc Email;
- Bước 2: Tiến hành khảo sát đơn hàng của khách;
- Bước 3: Gửi báo giá nhanh, chi tiết cho khách hàng tham khảo;
- Bước 4: Khi đôi bên thỏa thuận, ký hợp đồng chính thức và tiến hành quá trình vận chuyển;
- Bước 5: Theo dõi và cập nhật cho khách hàng lộ trình di chuyển của đơn hàng;
- Bước 6: Cuối cùng giao hàng cho khách, thanh toán và kết thúc hợp đồng nhập khẩu vải về Việt Nam.
Những chia sẻ trên đây về thủ tục nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam, hi vọng sẽ giúp ích cho các Doanh nghiệp trong quá trình hoàn tất mọi thủ tục nhập khẩu vải vóc vào thị trường nước ta để kinh doanh, buôn bán, phục vụ cho nhu cầu cao của ngành dệt may. Và nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển vải may mặc nhập khẩu số lượng lớn cũng như hỗ trợ các vấn đề về quy trình thông quan nhanh chóng, an toàn, giá rẻ, vui lòng liên hệ với Proship theo số 0909 344 247.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247