x Các bạn sinh viên, doanh nghiệp XNK, Sales Logistics,…đang cần tìm hiểu nhân lực ngành logistics hiện nay ra sao?
x Bạn cần cập nhật về thực trạng nhân lực ngành logistics hiện nay, nhu cầu về nhân sự ở các doanh nghiệp thế nào?
x Các bạn trẻ có hứng thú theo ngành Logistics và muốn biết các trường đào tạo ngành Logistics nào uy tín tốt nhất?
Từ nay đến năm 2030, nhu cầu nhân lực ngành logistics lên tới 200.000 người…Proship.vn chúng tôi sẽ thông qua bài viết này để chia sẻ cụ thể hơn về nhu cầu nhân lực của ngành logistics cũng như giải đáp những vấn đề được nhiều bạn trẻ và các doanh nghiệp, tư nhân quan tâm đặt ra ở trên.
Nhu cầu nhân lực của các Doanh nghiệp về dịch vụ logistics
Logistics được xem như một phần của hoạt động chuỗi cung ứng. Và chuỗi cung ứng là một sự sắp xếp giữa các Công ty liên kết với nhau để đem sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Chức năng của logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng,…
Dự báo nhu cầu nhân lực logistics giai đoạn 2018 – 2030, nhu cầu nhân lực logistics cho toàn ngành trong một giai đoạn nào đó có thể tính như sau:
Dlog = N x n x (1 + d)/t
Trong đó:
- Dlog: Nhu cầu nhân lực logistics trong một giai đoạn;
- N: Số doanh nghiệp trong ngành;
- n: Quy mô nhân lực logistics trung bình tại 1 doanh nghiệp;
- d: Mức tăng trưởng nhân lực bình quân trong một giai đoạn;
- t: Thời gian của một giai đoạn.
Nhu cầu nhân lực logistics cho toàn ngành xuất phát từ hai phía, bao gồm nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu công bố trong Sách Trắng Logistics VLA 2018, nếu năm 2016 số lượng DN dịch vụ logistics tại Việt Nam là 22.366 thì đến năm 2018, con số này tương ứng khoảng 30.971 doanh nghiệp, tăng 30%. Trong đó, hiện có 12.025 DN logistics có quy mô dưới 5 người (chiếm 38,83%); 8.400 DN có từ 5 – 9 người (27,12%); 8.781 DN có từ 10 – 49 người (28,35%); 1.385 DN có từ 50 – 199 người (4,47%); 152 DN có từ 200 – 299 người (0,49%); 114 DN có từ 300 – 499 người (0,37%); 74 DN có từ 500 – 999 người (0,24%); 32 DN có từ 1000 – 4999 người (0,1%) và 8 DN có trên 5000 người (0,03%).
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Nhìn chung, nếu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô trung bình 100 lao động cần có ít nhất 4 lao động logistics (quản lý xuất nhập khẩu, mua hàng, kho hàng, vận tải và phân phối). Uớc tính trong giai đoạn 2018 – 2030, tổng nhu cầu nhân lực logistics của các doanh nghiệp Việt Nam là: Dlog = (*) + (**) = 1.585.971 + 634.781 = 2.220.752 (người) 4.2.1.2.
Kết quả khảo sát nhu cầu nhân lực logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy 81% số doanh nghiệp có kế hoạch phát triển nhân lực logistics trong năm tới. Trong đó, 33,3% số doanh nghiệp có kế hoạch tăng cả quy mô và chất lượng nhân lực; 28,6% số doanh nghiệp có kế hoặc tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực; 19% số doanh nghiệp có kế hoạch tăng quy mô nhân lực.
Thực trạng phát triển nguồn lực logistics tại Việt Nam
Cùng Proship tìm hiểu thực trạng nhân lực ngành logistics hiện nay sau đây:
Thực trạng nhân lực logistics ở Việt Nam
Nhân lực là yếu tố quyết định, giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế.
Một báo cáo năm 2019 của tổ chức Australian Aid chỉ ra rằng, có 37,1% doanh nghiệp tập trung vào việc tự đào tạo, 29,9% doanh nghiệp Cử nhân viên đào tạo ngắn hạn dưới 4 tuần, 3,1% doanh nghiệp cử nhân viên đi học Thạc sỹ trong nước và chỉ có 1% cử nhân viên đi học nước ngoài. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân lực ngành logistics cho hệ thống doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nhu cầu nhân lực của ngành logistics Việt Nam đang thiếu hụt về số lượng và yếu về chất lượng, khi chỉ có khả năng đáp ứng khoảng dưới 20% nhu cầu của thị trường với chất lượng không cao, chưa đạt được các tiêu chuẩn và các vị trí đều phải được đào tạo thêm, mất thêm thời gian và không sẵn sàng ngay cho các công việc được giao.
Nhân lực ngành logistic giai đoạn 2018 – 2025
Theo Quyết định 200/QĐ/Thủ tướng, một số mục tiêu phát triển cụ thể của ngành logistics đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng 15 – 20%, tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 8 – 10%; tỷ lệ thuê ngoài 50 – 60%; chi phí logistics tương đương 16 – 20%; xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia từ 50 trở lên. Cũng theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, cả nước có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics, trong đó, 70% có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.300 doanh nghiệp hoạt động tích cực.
Song ngành nhân lực ngành logistics Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ logistics, thiếu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu nhân lực ngành logistics thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của logistics thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics còn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhân lực Quốc gia đến năm 2025 là khoảng 300.000 nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, trong số khoảng 1,2 triệu người hoạt động trong lĩnh vực logistics. Theo khảo sát của 108 doanh nghiệp của Hiệp hội doanh nghiệp trong tháng 9/2017, có gần 50% công ty có nhu cầu tuyển thêm từ 15 – 20% nhân viên trong thời gian tới. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường chưa nhiều, chưa thiết thực và chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2025, tỷ trọng nhu cầu nhân lực các nhóm ngành kinh tế chiếm tỷ trọng 30% tổng nhu cầu nhân lực, khoảng 100.000 chỗ làm việc, trong đó chuyên ngành Logistics cần khoảng 18.000 – 20.000 người/năm.
Gợi ý các trường đào tạo ngành logistics
Để phục vụ mục tiêu phát triển về nguồn, đáp ứng về nhu cầu nhân lực ngành logistics dài hạn và bền vững, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hỗ trợ định hướng cho các trường và cho phép mở ngành học logistics. Proship liệt kê các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Logistics:
Trường đào tạo ngành logistics ở phía Bắc
Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, ĐH Hàng hải Việt Nam, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Thủ đô Hà Nội, ĐH Công nghệ GTVT, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thăng Long, ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), ĐH Kinh tế (ĐH Huế)…
Trường đào tạo ngành logistics ở phía Nam
ĐH Kinh tế TP.HCM; các trường: ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH RMIT Việt Nam, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Văn Lang,…
Trường Cao đẳng đào tạo ngành logistics
Kinh tế đối ngoại, Kinh tế TP.HCM, Giao thông vận tải, Giao thông vận tải Trung ương 3, Tài chính-Hải quan, Công nghệ Thủ Đức, Nguyễn Trường Tộ…
Có thể thấy, nhu cầu nhân lực ngành logistics hiện nay là vô cùng lớn bởi đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và được xem như một phần không thể thiếu trong hoạt động chuỗi cung ứng. Song song đó, thực trạng nhân lực ngành logistics hiện nay cũng được Proship chỉ ra để các doanh nghiệp có những định hướng phát triển công việc hiệu quả hơn.
Mọi thắc mắc liên quan tới nhân lực ngành logistics, các dịch vụ vận chuyển hàng Đa phương thức, dịch vụ cho thuê kho bãi, dịch vụ giao nhận,…liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp.