Xe ba gác có cần bằng lái không? Giải đáp từ A-Z

x Các bác tài lái xe ba gác chở hàng thuê hoặc đang sở hữu phương tiện muốn biết lái xe này có cần bằng lái không?
x Bạn thắc mắc nếu cần phải có GPLX xe ba gác phải thi sát hạch loại bằng gì? Cần đáp ứng điều kiện, yêu cầu gì?
x Bạn quan tâm tới các quy trình làm thủ tục xin cấp bằng lái xe ba gác? Những hồ sơ, giấy tờ gì cần chuẩn bị đủ?

Khái niệm về xe ba gác là xe gì? Xe ba gác có cần bằng lái không? Xe ba gác muốn tham gia giao thông cần đáp ứng điều kiện gì, phải tuân thủ quy định gì?…Mọi thắc mắc liên quan sẽ được Proship.vn chúng tôi giải đáp trong khuôn khổ bài chia sẻ này. Những ai là chủ phương tiện, đang sở hữu một chiếc xe ba gác chở hàng nên tham khảo để áp dụng, thực thi đúng luật.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Xe ba gác là loại xe gì?

Trước đây, xe ba gác mới chỉ sử dụng nhiều ở nông thôn, chưa quá phổ biến và chủ yếu là các dòng xe ba bánh tự chế. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, khi thị trường xe ba bánh chở hàng ngày càng phát triển, xe ba bánh trở thành phương tiện vận chuyển hữu dụng trên đường phố, thì Nhà nước bắt đầu có quy định về sử dụng và lưu thông xe ba bánh trên đường bộ.

Xe ba gác được biết đến như công cụ vận chuyển hàng hóa khá tiện lợi và rẻ hơn rất nhiều so với xe tải. Sau nhiều năm lưu thông, xe ba gác gây ra nhiều sự tranh cãi xoay quanh việc phương tiện này ảnh hưởng đến giao thông ra sao. Việc chở những vật dụng to lớn, cồng kềnh hoặc quá nhiều đồ, vượt ra khỏi phạm vi chứa đựng của thùng xe gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tham gia giao thông.

Xe ba gác có cần bằng lái không? Giải đáp từ A-Z
Xe ba gác là phương tiện được xếp là mô tô 3 bánh, được sử dụng để vận chuyển hàng tiện lợi hơn so với xe tải.

Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008:

“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”

Theo đó, xe ba gác được xếp vào loại xe mô tô ba bánh và được phân vào loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

>>Xem thêm: Các loại xe tải chở hàng

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Những kiến thức, quy định cần biết đối với xe ba gác tham gia giao thông

Lái xe ba gác cần bằng lái gì?

Xe ba gác có cần bằng lái không? Bằng lái xe ba gác là một trong những giấy tờ bắt buộc tài xế PHẢI CÓ khi điều khiển phương tiện này lưu thông trên đường bộ. Tuy nhiên, hiện có không ít tài xế lái xe ba bánh đã phải chịu xử phạt hành chính khi Cơ quan chức năng kiểm tra giấy tờ về bằng lái xe ba gác.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe:

“2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.”

Theo đó giấy phép lái xe hạng A3 sẽ được cấp cho xe ba gác và đó sẽ là giấy phép lái xe KHÔNG THỜI HẠN.

Mức phạt không có giấy phép lái xe ba gác

Trong trường hợp sử dụng xe ba bánh nhưng không mang giấy phép lái xe, theo quy định của pháp luật người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 80.000 VNĐ đến 120.000 VNĐ.

Nếu không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 800.000 VNĐ đến 1.200.000 VNĐ. Còn nếu không có giấy phép lái xe với trường hợp xe trên 175 phân khối sẽ bị phạt từ 4.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ.

Quy định sắp xếp hàng hóa với xe ba gác

Căn cứ khoản 4, Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ:

“4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.”

Theo đó, khi xếp hàng lên xe ba bánh cần phải tuân thủ điều kiện:

  • Về chiều ngang, không vượt quá 0,3 mét mỗi bên (theo thiết kế giá đèo hàng của nhà sản xuất).
  • Về phía sau, không vượt quá giá đèo hàng 0,5 mét.
  • Về chiều cao, không quá 1,5 mét tính từ mặt đường xe chạy.

Như vậy, để sở hữu và sử dụng xe ba gác lưu thông trên đường cần đáp ứng cơ bản các điều kiện về bằng lái xe, chất lượng xe, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Đặc biệt là khi sử dụng xe ba gác để vận chuyển hàng hóa, cần lưu tâm đến quy định khi sắp xếp hàng hóa lên xe, tránh việc sắp xếp hàng hóa cồng kềnh, gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông.

Xe ba gác có cần bằng lái không? Giải đáp từ A-Z
Người điều khiển phương tiện xe ba gác BẮT BUỘC phải có GXLP hạng A3, nếu không sẽ bị phạt và cần tuân thủ các quy định về sắp xếp hàng khi vận chuyển.

Điều kiện để xe ba gác tham gia giao thông

Căn cứ Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới:

“1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.”

Theo đó, xe ba gác được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

* Kết luận: Hãy đảm bảo mình tuân thủ ĐÚNG và ĐỦ các luật lệ giao thông theo đúng pháp luật Việt Nam. Nếu không, cá nhân người lái xe ba gác chở hàng hóa có thể sẽ bị xử phạt theo quy định Pháp luật.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Thủ tục thi bằng lái xe ba bánh gồm những gì?

Sau khi đã hiểu rõ xe ba gác có cần bằng lái không thì việc tiếp đến mà các tài xế cần lưu tâm đó là làm sao để sở hữu bằng lái xe ba gác? Đâu là thủ tục để làm bằng lái xe ba bánh?

Yêu cầu cấp bằng lái xe ba bánh

Để sở hữu bằng lái xe A3, người sử dụng phương tiện cần làm các thủ tục xin cấp phép và đăng ký kiểm tra, thi sát hạch lái xe. Sau khi hoàn thiện các quy trình trên, bạn sẽ được chứng nhận về khả năng lái xe.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau: Người đăng ký thi bằng lái xe đảm bảo 18 tuổi trở lên (chính xác từng ngày, tháng, năm). Đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kiểm tra sức khỏe và các quy định đặc biệt khác của Nhà nước.

Xe ba gác có cần bằng lái không? Giải đáp từ A-Z
Các bác tài xe ba gác phải đủ 18 tuổi trở lên, đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe, làm các thủ tục xin cấp phép, thi sát hạch theo yêu cầu,…mới được cấp bằng lái, GPLX hạng A3.

Thủ tục đăng ký thi bằng lái xe A3 

Sau khi đã đảm bảo những yêu cầu bên trên, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để quá trình đăng ký bằng lái xe ba gác diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Thủ tục bằng lái xe ba bánh A3 gồm:

  • 2 bản sao CMND hoặc căn cước công dân (không cần công chứng);
  • 4 tấm ảnh 3×4, ảnh chụp cần rõ nét, tóc tai gọn gàng, không che chân mày;
  • 1 bản sao của GPLX dạng thẻ Pet (nếu có);
  • 1 bản sao giấy khám sức khỏe chứng nhận bởi các trung tâm y tế, bệnh viện;
  • 1 đơn xin học lái xe ba bánh tại các văn phòng;
  • Chi phí nộp để thi sát hạch và kiểm tra lấy bằng.

Tóm lại, chỉ cần những giấy tờ trên là bạn đã hoàn thành thủ tục đăng ký lấy bằng lái xe ba gác.

Xe ba gác có cần bằng lái không đã được giải đáp, cùng với đó là các quy định liên quan tới việc lưu thông trên đường mà bất cứ cá nhân nào đang sở hữu phương tiện này cũng cần ghi nhớ. Từ đây, bạn cần tiến hành thực hiện, làm thủ tục để sở hữu bằng lái xe A3 thật sớm và đảm bảo tuân thủ luật giao thông đường bộ,…

Proship Logistics là một trong những đơn vị cung cấp Dịch vụ vận chuyển xe máy GIÁ RẺ đi Bắc Nam CHỈ TỪ 500K/XE, liên hệ ngay 0909 344 247 để được tư vấn trực tiếp.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn