x Các DN XNK, Logistics cần làm rõ khái niệm closing time là gì? Các loại cut-off time phổ biến?
x Bạn muốn biết nội dung, quy định cụ thể của cut-off time là gì trong vận tải đường biển?
x Bạn có nhu cầu gửi hàng lẻ LCL đường biển, cần tìm Nhà vận chuyển có kinh nghiệm, cước phí rẻ ổn định?
Closing time hay Cut-off time là thuật ngữ được nhiều người sử dụng khi vận tải hàng hóa theo đường biển. Thế nhưng, với những người lần đầu tham gia vào hoạt động này thường không hiểu rõ closing time là gì, cut-off time là gì. Vậy nên sau đây, Proship.vn sẽ chuyển tải những kiến thức liên quan đến Cut off time “thời gian cắt máng” để Doanh nghiệp hay Cá nhân nào đang có kế hoạch gửi hàng đường biển có thể tích lũy kinh nghiệm phục vụ công việc giao thương, xuất khẩu hàng hóa sắp tới.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
ĐỌC THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container Bắc Nam giá rẻ – Giá vận chuyển Container lạnh tốt nhất
Cut-off time/Closing time là gì?
Cut off time là khái niệm quen thuộc trong ngành Logistics và với những người làm việc lâu năm trong ngành này chắc chắn đều hiểu ý nghĩa của nó. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cut-off time là gì? Closing time còn được gọi là Cut-off time, Deadtime, Lead time. Trong tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là “thời gian cắt máng”. Hiểu theo nghĩa đơn giản, Cut-off time là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu hàng hóa phải hoàn thành xong việc thông quan cho lô hàng, thanh lý container cho cảng để xếp hàng lên tàu.
Song song với việc thông quan hàng và thanh lý container, bạn cũng cần chuẩn bị các thông tin hướng dẫn vận chuyển. Thông tin sau khi chuẩn bị xong sẽ được gửi cho hãng tàu để đảm bảo hàng hóa vận tải đúng yêu cầu và hạn chế tối đa sai sót trên vận đơn (B/L). Thời gian cuối cùng để bạn cung cấp thông tin chính là SI Cut-off time (Shipping Instruction cut off time) – Tức thời hạn cuối cùng gửi chi tiết làm Bill.
Trong trường hợp, lô hàng của bạn không thể thanh lý cho cảng sớm hơn thời gian Cut off – time thì hãng tàu sẽ không nhận hàng và coi như hàng bị “rớt tàu”. Với những lô hàng bị “rớt tàu” sẽ phải vận chuyển theo chuyến tàu sau (thường thì thời gian để có chuyến tàu tiếp theo là 1 tuần). Tuy nhiên, nếu bạn có mối quan hệ tốt với hãng tàu thì có thể xin thêm thời gian cắt máng cho lô hàng. Thường thì có thể xin thêm được 3 – 6 tiếng, nhưng đa phần các Forwarder mới có thể xin thêm thời gian Cut-off time. Bởi vì, họ thường có mối quan hệ tốt hơn với hãng tàu mà shipper bình thường (người gửi hàng) không có.
Khi đã nắm được closing time là gì thì việc tìm hiểu về các đối tượng liên quan đến thuật ngữ cut-off time/closing time cũng thực sự cần thiết. Đó là:
- Người mua (Người nhập khẩu) chính là người đặt hàng mua hàng hóa, sản phẩm;
- Người bán (Người xuất khẩu) là bên sản xuất và cung cấp hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu người mua;
- Công ty vận chuyển sở hữu hãng vận tải chuyên phục vụ chở hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đích;
- Hải quan của cả hai quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu làm nhiệm vụ cung cấp thông quan cho hàng hóa rời khỏi nước xuất khẩu và nhập cảnh vào nước nhập khẩu;
- Cảng vụ cũng sẽ bao gồm cả chính quyền cảng của ít nhất 2 nước có liên quan đến quá trình vận chuyển. Chính quyền cảng của nước xuất khẩu có chức năng sắp xếp mặt bằng cho hàng hóa chất lên tàu. Cảng vụ của nước nhập khẩu cung cấp thông quan cho hàng hóa được nhập vào;
- Công ty bảo hiểm có vai trò giúp trang trải các rủi ro trong quá trình vận chuyển;
- CHA là địa lý của cơ quan Hải quan có nhiệm vụ hỗ trợ nhà nhập khẩu và xuất khẩu các vấn đề liên quan đến việc nhận thông quan từ các cơ quan;
- Nhà cung cấp vận tải đa phương thức như đường sắt, đường bộ giúp quá trình vận tải hàng hóa từ kho/nhà máy đến cảng và từ cảng đến người nhận được thông suốt, thuận lợi.
Nội dung, quy định của Cut-off time/closing time
Nội dung, quy định về closing time
Các hãng tàu sẽ quy định thời gian là thời hạn để nộp chi tiết bill cho các hãng tàu. Tùy thuộc mối quan hệ của các forwader hay của bạn với các hãng tàu, thì thời gian closing time có thể xin thêm được khi gặp một vài sự cố rủi ro khoảng 3 -6 giờ. Nếu như hàng hoá của bạn thanh lý trễ, không thể sớm hơn thời gian cắt máng thì phải dời sang chuyến sau. Các forwarder thường có các mối quan hệ khá tốt với hãng tàu, thời gian cũng sẽ xin thêm được dễ dàng hơn.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hình thức Freetime, thời gian miễn phí có thể được sử dụng container của hãng tàu. Tuy nhiên, khi bạn xuất hay nhập khẩu lô hàng hoá nào đó, đều phải theo quy định freetime cho các lô đó. Chứ không phải là sử dụng một cách thoải mái, mọi lần sử dụng sẽ có sự giới hạn. Hay Freetime còn là khoảng thời gian, bạn có thể sử dụng miễn phí DEM và DET nhưng không đóng bất kỳ khoản phí nào.
* Quá trình giao nhận container diễn ra xung quanh cut off time:
- Bước 1 – Yêu cầu báo giá và booking: Làm rõ chi tiết về lô hàng, bao gồm ngày giao hàng, nguồn gốc chi tiết và địa chỉ đích và kích thước vận chuyển hàng hóa của bạn. Một khi điều này được thực hiện, bạn nên bắt đầu nhận được báo giá từ các nhà giao nhận. Bạn có thể làm điều này bằng cách gọi điện, gửi email cho các nhà giao nhận; chờ đợi vài ngày để báo giá để trở lại để so sánh;
- Bước 2 – Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho quá trình vận chuyển: Bảng kê hàng hóa Hóa đơn thương mại Các tài liệu khác theo yêu cầu của người giao nhận của bạn (ví dụ: chứng nhận xuất xứ);
- Bước 3 – Xác nhận chi tiết lô hàng trên đội tàu;
- Bước 4 – Đặt cước vận chuyển của bạn trên đội tàu;
- Bước 5 – Theo dõi và quản lý lô hàng của bạn trực tuyến, 24/7;
- Bước 6 – Lô hàng đi qua kiểm tra hải quan tại cảng nhập cảnh;
- Bước 7 – Nhận và thanh toán hóa đơn cho thuế hải quan và thuế;
- Bước 8 – Nhận lô hàng.
Việc cần làm khi không kịp cut-off time
Không kịp Closing time là tình trạng không quá hiếm gặp hiện nay. Theo đó tình trạng này khá phổ biến và thường gặp ở các DN. Trong trường hợp này sẽ có một số cách giải quyết sau:
Việc có một mối quan hệ tốt với Forwarder trước đó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi họ là người có tiếng nói hơn. Theo đó trong trường hợp này, Forwarder sẽ là người liên hệ trực tiếp tới bộ phận sales của hãng tàu. Họ chính là người giúp đỡ bạn nhiệt tình bằng cách liên hệ tới bộ phận OPS làm hàng ở cảng để xin thêm thời gian Closing time. Trong trường hợp gấp, bạn cũng có thể xin số điện thoại bộ phận OPS trực tiếp làm hàng ở cảng để nhờ được giúp đỡ. Tiếp theo cần hoàn tất các thủ tục cần thiết bao gồm:
- Xin mẫu đơn lùi deadtime có chữ ký hoặc đóng dấu của hãng tàu;
- Đưa mẫu đơn xin lùi thời gian lên bộ phận terminal của cảng để xin xác nhận;
- Bộ phận terminal sẽ tiến hành xem xét trong trường hợp này. Nếu như thấy thuận lợi, họ sẽ note vào trong sổ tàu. Trong trường hợp không thể kịp thời gian, hãng tàu sẽ lùi đơn hàng sang một chuyến khác. Đồng thời sẽ gửi tới khách hàng thông báo về tình trạng này để khách quyết định có book hay không nhằm tránh những rủi ro mang tới cho cả 2 bên.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Liệt kê các loại Cut-off phổ biến nhất hiện nay
Cut-off là cụm từ được sử dụng trong lĩnh vực vận tải. Không chỉ dùng cụm từ này để biểu thị “thời gian cắt máng”, nhiều người còn dùng nó để diễn tả những thông tin khác. Cụ thể gồm:
Cut-off Shipping Instruction
Cut-off Shipping Instruction (S/I) hay Details of Bill of Lading (chi tiết làm B/L) là thông tin mà Shipper (người gửi) phải gửi cho hãng tàu để họ dựa vào đó để phát hành B/L cho Shipper. Và hạn cuối cùng mà Shipper phải gửi thông tin vận chuyển cho hãng tàu chính là Cut-off S/I.
Nếu Shipper không gửi thông tin cho hãng tàu kịp thời gian quy định thì hãng tàu không kịp làm B/L và lô hàng bị “rớt lại” do không đủ điều kiện xếp lên tàu. Thông thường, hạn làm S/I sẽ từ 1 – 3 ngày làm việc trước ngày tàu rời cảng. Tuy nhiên, cũng có hãng tàu quy định thời gian gửi thông tin là trước 1 tuần tàu rời cảng.
Cut-off C/Y
Cut-off C/Y (Container Yard – Bãi container ở cảng hạ container) là thời gian cuối cùng mà người xuất khẩu phải chuyển hàng đến nơi hạ container và tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Nếu không hoàn thành một trong hai công việc này thì hàng sẽ bị “rớt tàu” và ở lại.
Cut-off Doc
Cut-off Doc là hạn cuối cùng mà shipper (người gửi) phải xác nhận nội dung của B/L nháp với hãng tàu. Trong trường hợp, Shipper quên xác nhận hoặc xác nhận muộn thì hãng tàu sẽ sử dụng nội dung trong S/I mà Shipper gửi để làm vận đơn gốc. Nếu Shipper muốn khiếu nại, điều chỉnh hay sửa đổi vận đơn thì sẽ bị tính phí.
Cut-off VGM
Cut-off VGM là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu phải gửi phiếu cân container cho hãng tàu. Theo đó, nếu không gửi phiếu cân container kịp thời gian cho hãng tàu thì hãng tàu không làm kịp B/L nên lô hàng sẽ bị “rớt tàu” và phải đợi vận chuyển ở chuyến sau.
>>Xem thêm: Milk Run là gì?
Khi có nhu cầu XNK hàng lẻ Chính Ngạch đường biển, nên chọn Đơn vị vận tải, logistics nào tốt nhất?
Ngoài các Dịch vụ Vận tải đường bộ bằng xe container và xe tải; Vận tải container bằng đường sắt; Vận tải hàng bằng đường hàng không; Vận tải hàng hóa bằng container lạnh; Vận tải hàng lẻ, hàng rời, hàng đặc thù, hàng siêu trường siêu trọng; Vận tải hàng dự án kết hợp đa phương thức, Công ty Cổ phần Proship cũng đã và đang cung cấp Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ, Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch với phương châm “Nhanh chóng – Chuyên nghiệp – Chuẩn xác – An toàn – Tiết kiệm” nhằm mang tới cho khách hàng nhiều trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo tốt nhất, xứng đáng với khoản chi phí vận tải bỏ ra. Chính bởi có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong Ngành vận tải biển nên Proship nắm rõ nội dung, quy định của closing time là gì, cut-off time là gì nên sẽ tư vấn trước cho chủ hàng, Doanh nghiệp.
Cách thức Gom hàng lẻ/Gom hàng LCL/Gom hàng rời/Gom hàng consol tuyến Việt Nam sang Mỹ, Nhật, Đức, Úc, Hà Lan,…(và ngược lại) mà Proship đã và đang thực hiện vận chuyển hàng hóa khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, chúng tôi sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.
Phương thức chuyển – giao hàng lẻ LCL bằng container đường biển
- Vận chuyển hàng LCL Chính Ngạch từ Cảng tới Cảng;
- Vận chuyển hàng lẻ Consol từ Cảng tới Kho;
- Vận chuyển hàng lẻ từ Kho tới Kho;
- Vận chuyển hàng lẻ LCL tận nơi theo yêu cầu;
- Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Proship nhận gom/ghép hàng lẻ đa dạng mặt hàng của nhiều khách
- Vận chuyển hàng thủy sản, hàng rau củ, sắn, các sản phẩm từ sắn,…;
- Vận chuyển bánh kẹo, mứt,…;
- Vận chuyển cà phê, hạt điều, hạt ngũ cốc,…;
- Vận chuyển giấy và các sản phẩm từ giấy;
- Vận chuyển túi xách, ví, vali, ô, dù, mũ;
- Vận chuyển xơ, sợi dệt, hàng may, hàng dệt,…;
- Vận chuyển giày dép các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, giày da;
- Vận chuyển thức ăn gia súc, nguyên liệu, phân bón các loại;
- Vận chuyển sản phẩm mây tre, cói, thảm, gỗ, sản phẩm từ gỗ;
- Vận chuyển thiết bị, máy móc, dụng cụ phụ tùng khác, dây điện, dây cáp điện,…;
- Vận chuyển điện thoại, linh kiện điện tử, máy tính, máy ảnh,…;
- Vận chuyển phương tiện vận tải, phụ tùng, dụng cụ thể thao và bộ phận, đồ chơi.
Các hãng tàu biển đã, đang và sẽ là đối tác chiến lược của Proship
APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, COSCO, HIPPING, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, GRAND, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, MCC, MELL, MOL, MSC, AMSUNG, NORTH, FREIRHT, NYK, OOCL, ORIENTAL, ORIMAS, PIL, RCL, SINOKOR, INOTRANS, SITC, TS LINE, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…là các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế chúng tôi đã, đang và sẽ cố gắng kết nối để nâng tầm dịch vụ hơn nữa ở hiện tại và tương lai.
Cước phí vận chuyển hàng lẻ Chính Ngạch đi Mỹ, Nhật, Đức, Úc,…theo khối
* Các chi phí vận tải biển thường gặp:
- Cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL);
- Tờ khai hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…;
- Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container);
- Phụ phí hãng tàu tại nước xuất khẩu thu (THC, D/O, Seal…);
- Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CC);
- Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
- Phụ phí tại cảng xuất khẩu (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
- Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho (xe tải hoặc xe container);
- Thuế thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch;
- Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa;
- Bảo hiểm.
* Ngoài cước biển được báo dựa theo tuyến hàng cụ thể, các chi phí khai thác hàng (Local charges) giữ cố định theo bảng giá:
- Phụ phí lưu huỳnh (LSS hoặc WBS): USD 7/CBM. Là phụ phí mới, theo quy định trong hiệp ước Imo2020 về vận tải biển;
- Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): USD 8/CBM;
- Phí vận đơn (Bill fee/Docs fee): USD 40/bộ;
- Phí telex release: USD 30/bộ;
- Phí EBS/AMS/AFR: USD 35/chuyến;
- Phí kho CFS: USD 8/CBM.
* Lưu ý: Phụ phí local charges hàng xuất tại Cảng Cát Lái là những phí mặc định có tất cả các lô hàng, bên cạnh đó sẽ có những phí khác liên quan đến lô hàng của quý vị như phí kiểm dịch, phí hun trùng, phí làm chứng nhận xuất xứ, cước vận tải, phí nâng hạ, khai quan hàng xuất. Những phụ phí kể trên sẽ được cộng trực tiếp vào giá vốn bán hàng. Đối với những phụ phí kể trên, tùy thuộc vào lô hàng cụ thể của quý vị có thể có phí này mà không có phí kia.
Thời gian gửi hàng lẻ 2 chiều Việt Nam – Quốc tế bằng đường biển phụ thuộc
- Địa điểm cảng đi/cảng đến là ở Trung tâm Thành phố, Nội địa hay Vùng quê?
- Loại hàng hóa vận chuyển: Một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì các loại thủ tục, hồ sơ cần thiết?
- Thời gian vận chuyển: Ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết?
- Thủ tục, hồ sơ: Kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…
Cách thức chuyển gửi hàng LCL tuyến Việt Nam – Nhật, Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ,…
- Bước 1: Trước tiên, Proship sẽ nhận hàng từ quý khách, đóng gói sau đó vận chuyển hàng lẻbằng container đến kho CFS;
- Bước 2: Tại kho CFS, lô hàng được xếp vào container, niêm phong, kẹp chì rồi container sẽ được giao cho hãng chuyên chở tại kho CY;
- Bước 3: Sau khi xếp container lên tàu, hãng sẽ chuyển chở hàng hóa đến cảng dỡ quy định;
- Bước 4: Khi nhận được lệnh giao hàng D/O, Proship sẽ xuất trình cho bộ phận quản lý container ở cảng đích, nhận nguyên container và đưa về kho CFS tại nước nhập khẩu;
- Bước 5: Sau khi người nhận hàng xuất trình được vận đơn thứ cấp HB/L cho bộ phận quản lý kho hàng CFS, người nhận hàng sẽ đưa hàng về kho của họ.
Công ty Cổ phần Proship đã giải đáp nhanh những thắc mắc liên quan tới thuật ngữ closing time là gì/cut-off time là gì, nội dung cũng như các quy định liên quan của cut-off time trong quá trình xuất nhập khẩu một lô hàng bất kỳ. Các cơ sở kinh doanh, Doanh nghiệp Logistics nào cần tìm hiểu kiến thức này nên lưu lại thông tin để phục vụ hiệu quả cho công việc sắp tới của đơn vị mình. Hoặc khi có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ, liên hệ số 0909 344 247 sẽ có nhân viên Sales chuyên trách từng mảng dịch vụ tư vấn, báo giá trực tiếp đến quý vị.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247