x Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh chưa hiểu rõ hoặc đang hiểu sai phần lợi nhuận giữ lại?
x Bạn muốn cập nhật mới chi tiết công tính tính lợi nhuận giữ lại cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới phần lợi nhuận này là gì?
x Doanh nghiệp bạn chưa biết cách sử dụng phần lợi nhuận giữ lại này như thế nào cho hiệu quả?
PROSHIP.VN chúng tôi sẽ giải đáp nhanh mọi thắc mắc liên quan tới lợi nhuận giữ lại là gì, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận giữ lại đó là gì? Làm sao sử dụng lợi nhuận giữ lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp?,…Từ đây, các doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh để phần lợi nhuận giữ lại sau cùng nhiều hơn cho công ty.
Lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận giữ lại là gì? Lợi nhuận giữ lại (Retained earnings – RE) là số tiền còn lại sau khi phân chia cổ tức cho các cổ đông, nộp thuế và trừ đi các khoản lỗ từ lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận giữ lại này được hiểu chính là lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp.
Retained Earnings được ghi tại mục phần vốn chủ sở hữu vào cuối kỳ kế toán trên bảng cân đối kế toán, thường được sử dụng cho mục đích tái đầu tư kinh doanh, thanh toán các khoản nợ, chi trả cổ tức hoặc dự phòng tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận giữ lại là gì? Dựa vào cách tính lợi nhuận giữ lại suy ra 3 yếu tố có ảnh hưởng đến nó gồm lợi nhuận giữ lại ban đầu, thu nhập (lãi/lỗ) ròng và cổ tức:
Thu nhập ròng
Nếu doanh nghiệp thu về lãi ròng thì khả năng lợi nhuận giữ lại mang giá trị dương, doanh nghiệp có nhiều dư địa mở rộng đầu tư và phát triển.
Nếu lỗ ròng khiến lợi nhuận giữ lại mang giá trị âm thì doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc các kỳ kế tiếp, doanh nghiệp có thể không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn.
Lợi nhuận giữ lại ban đầu
Số dư lợi nhuận cuối kỳ trước (cộng dồn từ những kỳ trước) sẽ trở thành số dư đầu kỳ kế toán tiếp theo.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Nếu giá trị này dương, có nghĩa là kỳ kế toán trước doanh nghiệp có lãi, còn nếu âm thì kỳ trước doanh nghiệp lỗ ròng, doanh nghiệp không đủ tài chính để bù đắp khoản nợ cũng như chia cổ tức cho cổ đông.
Cổ tức
Doanh nghiệp có thể trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Nếu trả bằng tiền mặt sẽ ảnh hưởng đến khoản tiền mặt của doanh nghiệp, dẫn đến việc giảm lợi nhuận giữ lại.
Nếu trả bằng cổ phiếu thì sẽ không ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại, cũng giữ nguyên được quy mô vốn chủ sở hữu và tăng giá trị trên mỗi cổ phiếu do số lượng cổ phiếu gia tăng.
Công thức, cách tính lợi nhuận giữ lại ra sao?
Lợi nhuận giữ lại được xác định theo công thức:
Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ = Lợi nhuận giữ lại đầyu kỳ + Thu nhập ròng (Lỗ ròng) phát sinh trong kỳ – Cổ tức trả trong kỳ.
* Trong đó:
- Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ: Số dư lũy kế lợi nhuận đầu kỳ;
- Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ: Số lợi nhuận sau thuế (Lỗ) được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong kỳ đó.
- Cổ tức trả trong kỳ: Phần cổ tức phải chi trả cho các cổ đông góp vốn bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt.
Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ được xác định theo công thức:
Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ = Tổng doanh thu phát sinh trong kỳ – Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
* Trong đó:
- Tổng doanh thu phát sinh trong kỳ gồm: Doanh thu thuần, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác;
- Tổng chi phí phát sinh trong kỳ bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập nhập doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác.
* Ví dụ: Công ty A có lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 80 tỷ đồng, chi trả cổ tức cho cổ đông 40 tỷ đồng. Lợi nhuận giữ lại tích lũy hết năm 2022 là 40 tỷ đồng. Tính lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2023.
- Lợi nhuận giữ lại năm 2023 = Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức = 80 tỷ – 20 tỷ = 40 tỷ đồng;
- Lợi nhuận giữ lại tích lũy đến năm 2023 = Lợi nhuận tích lũy hết năm 2022 + Lợi nhuận giữ lại năm 2023 = 40 tỷ + 40 tỷ = 80 tỷ đồng.
Cách sử dụng lợi nhuận giữ lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Proship mách doanh nghiệp bạn cách sử dụng llợi nhuận giữ lại hiệu quả:
Tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản lợi nhuận giữ lại vào các hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp như:
- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm mới;
- Đa dạng hóa các kênh bán hàng;
- Thành lập thêm các chi nhánh để mở rộng quy mô kinh doanh.
Đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản lợi nhuận giữ lại để đầu tư và góp vốn vào các doanh nghiệp khác đang kinh doanh hiệu quả nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô hoạt động cho doanh nghiệp.
Quản lý hiệu quả công nợ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thực hiện mục tiêu giảm nợ tối đa vì các khoản nợ không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn giảm lợi nhuận giữ lại. Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp kiểm soát dòng tiền và đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý dựa trên các dữ liệu tài chính.
Sử dụng các công cụ quản lý tài chính – hóa đơn thế hệ mới
Việc quản lý tài chính và dữ liệu hóa đơn đầu vào, đầu ra minh bạch giúp doanh nghiệp nắm được tình hình của doanh nghiệp mình ra sao để hỗ trợ quản lý hiệu quả hơn và tránh khỏi những sai phạm không đáng có.
Mua cổ phần từ các cổ đông
Đối với các doanh nghiệp cổ phần, nếu cổ đông muốn bán lại cổ phần hoặc doanh nghiệp muốn điều chỉnh tỷ lệ sở hữu có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để mua lại.
Lợi nhuận giữ lại là gì, công thức tính lợi nhuận giữ lại thế nào,…cũng như cách làm sao để sử dụng phần lợi nhuận giữ lại này một cách hiệu quả là những kiến thức căn bản cần biết về lợi nhuận giữ lại mà Proship Logistics đã ghi nhận được. Các Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh nên nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng cho đơn vị mình. Mọi thắc mắc, liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp và tư vấn các Dịch vụ vận tải đa phương thức giá rẻ tốt nhất 2025.