Chi phí logistics là gì? Tính thế nào? Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao?

x Bạn đang hoạt động trong ngành Logistics cần biết rõ chi phí logistics là gì? Cách tính ra sao?
x Bạn thắc mắc tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao hơn so với nhiều khu vực khác?
x Bạn muốn biết thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam và đơn vị cung cấp Dịch vụ Logistics, XNK uy tín tốt nhất?

PROSHIP.VN sẽ giải đáp cho Quý Doanh nghiệp thắc mắc đặt ra ở trên về chi phí logistics, đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra những điểm mạnh nổi bật nhất của đơn vị mình khi thực hiện Dịch vụ vận tải, XNK hàng hóa bằng đường sắt liên vận Quốc tế. Tại đây, Proship cũng kết nối với nhiều đơn vị chuyên trách để làm sao tối ưu chi phí logistics nhất có thể để có lợi cho các bên liên quan. Nhờ đó mà kế hoạch giao thương, xuất/nhập hàng hóa của Doanh nghiệp bạn luôn đạt hiệu quả cao.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

ĐỌC THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container Bắc Nam giá rẻ – Giá vận chuyển Container lạnh tốt nhất

Chi phí Logistics là gì?

Chi phí logistics là gì? Chi phí logistics là việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, bao gồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng; nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ. Chi phí này thường gắn liền với lưu chuyển và phân phối nguyên liệu, hàng hóa nên trong các tài liệu, người ta thường nói tới chi phí phân phối (mục đích của lưu chuyển hàng hóa) như là một cách gọi khác của chi phí lưu thông. Mặc dù có đôi chút khác biệt nhưng chúng ta có thể tạm xem chúng là tương đương nhau.

Chi phí logistics là gì? Tính thế nào? Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao?
Chi phí logistics được hiểu là việc sử dụng nguồn nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện Dịch vụ Chăm sóc khách hàng.

Chi phí Logistics (Logistics Costs) bao gồm: Chi phí vận tải – chiếm một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối; Chi phí cơ hội vốn – suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác; và Chi phí bảo quản hàng hóa – gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa.

Chi phí Logistics tính thế nào? Tại sao chi phí logistics tại Việt Nam lại tăng cao?

Chi phí logistics được tính thế nào?

Đối với mọi thị trường, giá bán hàng hóa (G) đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo tối thiểu bù đắp các chi phí (C). Vì vậy, công thức cơ bản để tính toán chi phí Log bạn cần phải nắm rõ:

G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5 (1)

Trong đó:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 
  • C1: Giá thành sản xuất ra hàng hóa. Đây là cơ sở cho việc xác định giá bán EXWORK;
  • C2: Chi phí hoạt động Marketing;
  • C3: Chi phí vận tải;
  • C4: Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ;
  • C5: Chi phí bảo quản hàng hóa.

Vậy, chi phí Logistics sẽ bao gồm: Clog = C3 + C4 + C5.

* Chi phí vận tải: C3

Chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí Logistics và như trên đã nói nó chiếm khoảng từ ⅓ đến  ⅔ chi phí lưu thông phân phối. Mặc dù ngành vận tải luôn có những chính sách, quy định để cố gắng giảm chi phí vận chuyển bằng những giải pháp công nghệ như đóng mới các phương tiện, vận tải hàng hóa bằng container, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức…nhưng chi phí vận tải vẫn không thể giảm do giá nhiên liệu ngày một leo thang.

Điều này bắt buộc các Nhà sản xuất phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm mục đích giảm chi phí vận tải. Một trong những biện pháp phù hợp nhất đó là tăng khả năng sử dụng các trang thiết bị, công cụ và phương tiện vận tải bằng cách đóng gói bao bì hàng hóa, thiết kế các sản phẩm nhằm tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hóa.

* Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ: C4

Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ là suất sinh lời tối thiểu mà công ty nhận được khi vốn đầu tư cho một hoạt động khác mà không phải là đầu tư cho hàng tồn trữ. Để có thể dễ hiểu hơn thì ta giả thiết rằng mức sinh lời tối thiểu của vốn là mức lãi suất phải trả khi vay vốn của một tổ chức tài chính vì thế nên C4 được xác định ở công thức dưới đây:

C4 = (qikv)t [(1+r)t-1] (2)

Trong đó:

  • qi: Là số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi;
  • kv: Định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm. Mức vốn này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất;
  • t = 1/m: Là số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ (tháng hoặc năm);
  • r: Là mức lãi suất phải trả cho vốn vay.
Có thể bạn quan tâm  Để xuất khẩu thì xoài Việt Nam phải đạt những tiêu chuẩn nào?

Nhìn qua công thức (2) ta có thể nhận thấy rằng C4 phụ thuộc vào thị trường vốn (r), công nghệ sản xuất (kv), sản phẩm tồn trữ và khối lượng vật tư. Giả sử r và kv đều không đổi thì C4 sẽ tỷ lệ thuận với qi, tức là khi qi nhỏ bao nhiêu lần thì C4 nhỏ bấy nhiêu lần và ngược lại.

* Chi phí bảo quản hàng hóa: C5

Trong chi phí bảo quản hàng hóa sẽ bao gồm chi phí thuê kho bãi, vận chuyển hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa. Chi phí đó được xác định ở công thức sau:

C5 = qi.Tbq.glk + qi.k.g + Cbh (3)

Trong đó:

  • Tbq: Là thời gian bảo quản trong kho của lô hàng qi;
  • glk: Là chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hóa lưu kho một ngày;
  • k: Là tỷ lệ của những hàng hóa lưu kho bị hư hỏng;
  • g:  Là giá trị của đơn vị hàng lưu kho;
  • Cbh: Chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho.

Nhìn vào công thức (3), ta thấy chi phí bảo quản hàng hóa (C5) có mối quan hệ cùng chiều với qi. Nếu giá trị qi và thời gian tồn trữ t nhỏ thì chi phí C5 này cũng nhỏ và ngược lại.

Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao?

  • Nhiều Doanh nghiệp không thuê đơn vị cung cấp dịch vụ logistics 3PL ở bên ngoài mà tự tổ chức vận chuyển. Điều đó đồng nghĩa với việc phải bỏ một nguồn vốn không nhỏ cho việc xây dựng kho hàng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải mà quá trình vận hành khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp khiến hiệu quả kém, khó thu hồi vốn – chi phí logistics cao. Trong khi đó giải pháp thuê ngoài lại giúp tiết kiệm chi phí hơn;
  • Nhiều chủ Doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của chuỗi cung ứng logistics: Nên thường kết hợp bộ phận quản trị logistics vào các phòng ban hành chính khác khiến cho quá trình kiểm soát chi phí logistics không có tính hệ thống, hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua nhiều khâu trung gian làm “đội” cước phí vận tải lên cao;
  • Các thành viên nằm trong chuỗi cung ứng chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhau: Do chưa hình thành được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng với nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với khách hàng nên các bên chỉ biết có mối quan hệ trực tiếp đến mình – kết quả làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán…;
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều nơi còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn giao thông, đường hẹp nên vấn nạn kẹt xe diễn ra thường xuyên. Cả nước dù có đến 266 cảng biển nhưng chỉ có 20 cảng trang bị đủ thiết bị, kinh nghiệm bốc dỡ container để tham gia tiếp nhận các tàu container xuất nhập hàng hóa quốc tế;
  • Hình thức vận tải đa phương thức kết hợp ưu điểm của từng loại hình vận chuyển chưa phổ biến ở Việt Nam nên chi phí vận tải vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

>>Xem thêm: Logistics xanh là gì?

Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam hiện nay ra sao?

Nhìn chung, thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam hiện còn nhiều bất cập như chưa chú trọng vai trò cũng như cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Cụ thể như sau:

Hạ tầng cơ sở còn yếu kém

Nước ta hiện có trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên, chất lượng của mạng lưới giao thông không đồng bộ, nhiều nơi tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đảm bảo an toàn trong giao thông. Tuy có 266 cảng biển, nhưng chỉ có 20 cảng biển có thể tham gia vào việc xuất nhập hàng hóa quốc tế. Đa số các cảng này chưa thể tiếp nhận các tàu container thông thương vì chưa đủ thiết bị cũng như kinh nghiệm bốc dỡ container…

Về phương thức vận tải, vận tải đường hàng không chưa được phổ biến, chủ yếu bằng đường bộ. Tuy vậy, như đã nêu, hệ thống giao thông này không thể được sử dụng cho vận tải hàng hóa nặng bởi đường hẹp, chất lượng kỹ thuật chưa cao, và năng lực vận tải quá thấp, trình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra. Nhiều khu công nghiệp xây dựng xong, nhưng chưa có đường giao thông hoặc các khu công nghiệp bố trí quá xa hệ thống cảng biển, làm chi phí vận chuyển hàng hóa tăng lên.

Vận tải đường sắt hiện chỉ chở hành khách là chủ yếu. Với hệ thống hai khổ ray khác nhau (1 m và 1,43 m), phương tiện vận tải này không thể được dùng để vận tải hàng hóa trọng lượng cao và mất rất nhiều thời gian (chuyến đường sắt Bắc – Nam mất đến 32 tiếng đồng hồ). Vận tải đường thủy chủ yếu bằng xà lan, chi phí thấp, an toàn, ít xảy ra tai nạn, nhưng thời gian vận chuyển lâu và khách hàng vẫn chưa mặn mà với hình thức vận chuyển này. Ngoài ra, sự kết hợp các phương thức vận tài khác nhau (vận tải đa phương thức) để kết hợp các ưu điểm của từng phương thức vận tải cũng chưa phổ biến ở Việt Nam. Vì những lý do đó, tổng phí logistics (phần lớn là chi phí vận tải) rất cao là lẽ đương nhiên.

Tình hình này dẫn đến giá bán lẻ trên toàn quốc rất khác nhau. Một xu hướng chung của các Doanh nghiệp Việt Nam (và các Doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng) là không muốn lấy rủi ro, nên giá bán hàng hóa chỉ dựa trên giá bán FOB nguyên xứ (FOB origin), tức bán ra từ nhà máy mà không bao gồm chi phí vận tải, trong khi đó, để cho giá bán lẻ đồng nhất trên toàn quốc, cần phải áp dụng giá bán FOB đáo xứ (FOB destination), tức giá hàng hóa cộng thêm chi phí vận tải trung bình từ nơi bán cho đến kho của khách hàng, để chi phí cập bến (landed costs) giống nhau.

Có thể bạn quan tâm  CCC là gì? Quy định và quy trình nhận CCC như thế nào?

Bởi thế, để giảm chi phí sản xuất cho Doanh nghiệp, hạ được giá thành sản phẩm, cần thiết phải giảm chi phí logistics. Chi phí logistics nước ta năm 2011, ước tính hơn 25 tỉ USD. Như vậy, nếu chỉ giảm được 1% chi phí đó sẽ làm lợi cho Doanh nghiệp, cho đất nước một số tiền không nhỏ.

Chi phí logistics là gì? Tính thế nào? Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao?
Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam còn nhiều yếu kém cần khắc phục về cơ sở hạ tầng, vai trò hoạt động logistics, chi phí còn quá cao,…

Chưa chú trọng vai trò

Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều Công ty Việt Nam chưa phát huy hết những lợi thế do logistics đem lại, thậm chí có Doanh nghiệp chưa nhìn thấy vai trò quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Logistics có liên hệ chặt chẽ giữa Marketing, sản xuất, tồn kho, vận tải và phân phối. Thế nhưng, nhiều Doanh nghiệp bố trí chức năng vận tải nằm trong phòng hành chính, quản trị tồn kho lại nằm trong phòng kế toán – tài chính, còn chức năng thu mua lại trực thuộc phòng marketing hay bán hàng,…Việc tổ chức rời rạc các phòng chức năng như thế khiến Doanh nghiệp quản lý các chức năng này cũng rời rạc. Vì vậy, cần phải hình thành một bộ phận riêng biệt cho logistics/chuỗi cung ứng để các nhà quản trị bộ phận này có thể phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác.

Tại Việt Nam, hàng hóa phải đi qua quá nhiều trung gian, từ khâu cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đến khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán. Trong chuỗi này, các bên tham gia đều cố gắng trục lợi cho chính mình, và vì thiếu thông tin, nên các thành viên trong chuỗi chỉ biết có bên quan hệ trực tiếp với Doanh nghiệp mình mà chẳng biết đến các thành viên khác và kết quả là thổi phồng chi phí logistics.

Mặt khác, hệ thống phân phối tập trung vào các đô thị là chủ yếu, mà lại bỏ ngõ phần nông thôn. Nhà phân phối chỉ đảm trách vận tải cự lý ngắn và các đại lý  phải tự lo vấn đề vận tải của mình. Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới bán lẻ thì tương đối dày đặc ở các khu trung tâm đô thị, trong khi đó các kho bãi lớn thì ở quá xa, và vì phần lớn các Doanh nghiệp cũng chưa ý thức được vai trò của mỗi loại kho hàng như sơ cấp, thứ cấp, và kho trung tâm nên kết quả hoặc là chi phí vận tải thấp nhưng chi phí nắm giữ tồn kho cao hay ngược lại, mà một trong hai điều này cũng làm tăng tổng phí logistics.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là, Doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ thuê ngoài như đại lý khai thuê hải quan, đại lý kế toán và các dịch vụ thuê ngoài 3PL mà chủ yếu tự làm. Khi Doanh nghiệp tự làm dịch vụ, tự đầu tư xây dựng hệ thống kệ kho hàng hay mua sắm phương tiện vận tải sẽ cần rất nhiều vốn đầu tư và khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Trong khi khả năng khai thác thấp, vì thế chậm thu hồi vốn, không hiệu quả và chi phí logistics tăng cao.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Dịch vụ vận tải hàng xuất nhập khẩu bằng đường sắt Chuyên nghiệp, Giá rẻ, Uy tín tại Công ty Cổ phần PROSHIP

PROSHIP tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực E-Logistics. Với mô hình vận tải đa phương thức, chúng tôi đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0 vào từng khâu trong các hoạt động vận hành, kinh doanh. Nhờ vậy đã giúp cho đơn vị tạo ra các Dịch vụ Vận tải, Logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa một cách chuyên nghiệp, chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu khách hàng Trong và Ngoài nước.

Với đội ngũ nhân viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, giàu kinh nghiệm cùng cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ được đầu tư hoàn thiện như xe đầu kéo container; xe tải các loại 2T, 5T, 8T và 15T, xe nâng xe cẩu cùng hệ thống kho bãi tại các vị trí thuận tiện cho việc luân chuyển hàng hóa như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội. Từ đó góp phần đem lại các giải pháp vận tải phù hợp với mọi tiêu chí, yêu cầu của quý khách.

Đặc biệt, chi phí logistics cũng được tính toán kĩ càng để làm sao tối ưu, tiết kiệm nhất có thể để hạn chế tối đa mọi khoản phí có thể phát sinh trong quá trình XNK hàng hóa. Ngoài hàng khô, chúng tôi còn nhận vận chuyển hàng lạnh bằng container lạnh tự hành đường sắt với hệ thống bảo quản lạnh đạt chuẩn yêu cầu (áp dụng cho các mặt hàng như thịt, cá, thủy hải sản, trái cây, rau củ quả, thuốc men, mỹ phẩm, chế phẩm,…). Với giải pháp tiết kiệm đến 25-30% chi phí vận chuyển container lạnh.

Có thể bạn quan tâm  Những tuyến đường biển trên tuyến Bắc Nam nội địa hiện nay

Nhằm nâng cao năng lực vận tải hàng bằng đường sắt liên vận Quốc tế, Công ty Cổ phần Proship cũng tăng cường các phương tiện chuyên chở hàng hóa, bao gồm 170 Toa xe P nhận chở xăng dầu, các loại hàng chất lỏng; 20 Toa xe NR chở ô tô; 50 Toa xe H thành cao mở móc vận chuyển các loại hàng kinh kiện, container,…Các thùng Container chứa hàng được sản xuất theo công nghệ mới nhất, xử lý lớp cách nhiệt khoa học, cấu tạo được làm bằng chất liệu tốt để bảo quản hàng tốt hơn.

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận hỗ trợ các Dịch vụ Logistics như Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, Dịch vụ kho bãi, kho vận,…nhằm đáp ứng dịch dụ đa dạng cho khách hàng trong kế hoạch chuyển hàng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Mông Cổ, Trung Quốc, Kazakhstan, Nga, Ý, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất,…

Chi phí logistics là gì? Tính thế nào? Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao?
Công ty Cổ phần Proship là đơn vị chuyên trách kinh doanh Dịch vụ Logistics, XNK hàng hóa bằng container  đường sắt liên vận Quốc tế chuyên nghiệp, tốt nhất.

Proship chuyên XNK các mặt hàng thông dụng bằng đường sắt

  • Vận chuyển nông sản như đậu, sắn, gạo,…rau củ quả các loại;
  • Vận chuyển hàng thủy hải sản tươi sống, đông lạnh các loại;
  • Vận chuyển hàng thiết bị điện tử, linh kiện điện tử;
  • Vận chuyển hàng hóa yêu cầu cao như hóa chất, thuốc tây, thuốc thú y,…;
  • Vận chuyển các mặt hàng công nghiệp..;
  • Vận chuyển các sản phẩm cơ khí…;
  • Vận chuyển đồ dùng gia đình…;
  • Vận chuyển hạt nhựa và các sản phẩm về nhựa…;
  • Vận chuyển thư, thiệp cưới, hồ sơ, giấy tờ, chứng từ, hóa đơn, sách, các loại ấn phẩm;
  • Vận chuyển hàng vật liệu xây dựng công trình, nhà ở, nhà xưởng;
  • Vận chuyển chén, bát, đồ gốm sứ,…;
  • Vận chuyển hành lý cá nhân, phụ kiện thời trang, quần áo, giày dép, túi xách, mũ nón,…;
  • Vận chuyển vật tư, máy móc, vật liệu xây dựng công trình, nhà ở, nhà xưởng;
  • Vận chuyển linh kiện, đồ điện tử, laptop, máy tính bảng, Ipad,…;
  • Vận chuyển các loại máy móc, linh kiện, phụ tùng,…;
  • Vận chuyển container đồ gỗ, đồ trang trí nội ngoại thất số lượng lớn,…

Đối tượng khách hàng Proship muốn hướng đến

  • Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
  • Đơn vị nhập hàng;
  • Đơn vị cung cấp hàng.

Cách thức chuyển – giao hàng nguyên container liên vận Quốc tế

  • Vận chuyển hàng nguyên Container từ Ga tới Ga;
  • Vận tải hàng hóa bằng Container từ Ga tới Kho;
  • Vận chuyển hàng bằng Container từ Kho tới Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Nhận gom hàng/giao hàng tại các tỉnh thành, KCN tại Việt Nam

  • Miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh,…;
  • Miền Trung: Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,…;
  • Miền Nam: TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ,…;
  • Khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột,…;
  • Hoặc tại các KCN lớn ở Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, KCN Sông Công 2, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Thuận Yên,…và các Khu chế xuất, Cụm Công nghiệp tiềm năng trải dài từ Bắc chí Nam.

Quy trình vận tải, XNK hàng hóa bằng container Proship

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin hàng hóa từ Quý khách hàng qua số 0909 344 247 hoặc Email;
  • Bước 2: Tiến hành khảo sát đơn hàng của khách;
  • Bước 3: Gửi báo giá nhanh, chi tiết cho khách hàng tham khảo;
  • Bước 4: Khi đôi bên thỏa thuận, ký hợp đồng chính thức và tiến hành quá trình vận chuyển;
  • Bước 5: Theo dõi và cập nhật cho khách hàng lộ trình di chuyển của đơn hàng;
  • Bước 6: Giao hàng cho khách, thanh toán và kết thúc hợp đồng vận chuyển container.

Với trường hợp gửi hàng tiêu dùng khô xuất khẩu sang các nước, quý khách cần lưu ý

  • Giữ nguyên bao bì gốc của Nhà sản xuất, nhãn mác đầy đủ chứng minh nguồn gốc xuất xứ;
  • Ghi rõ thành phần, hạn sử dụng trên bao bì;
  • Hàng tiêu dùng được đóng gói trong hộp có chống ẩm cẩn thận và hút chân không;
  • Cơ sở sản xuất phải có giấy phép sản xuất kinh doanh, phiếu nhập xuất kho đầy đủ;
  • Sản phẩm không bị quá hạn sử dụng hoặc có sử dụng chất cấm.

Qua những thông tin kiến thức mà PROSHIP đã chuyển tải, các Cá nhân, Doanh nghiệp đã nắm được thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam ra sao cũng như chi phí logistics là gì và tại sao chi phí logistics ở Việt Nam lại cao như vậy để từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời, hiệu quả…Và khi đơn vị bạn có nhu cầu tìm thuê Dịch vụ Logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường sắt giá rẻ, liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới để bộ phận Sales, CSKH tư vấn giải pháp vận chuyển tối ưu, tiết kiệm nhất. Từ đó giúp kế hoạch giao thương của bạn được diễn ra một cách mau chóng và thuận lợi hơn.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn