Freight Prepaid là gì? Những điều cần biết về Freight Prepaid

x Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực XNK, cần tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại phí, phụ phí?
x Bạn từng nghe qua về phí Freight Prepaid nhưng chưa biết là phí gì, sử dụng trong hợp đồng nào?
x Bạn muốn sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ, hỗ trợ về thủ tục XNK?

Proship.vn sẽ giải đáp nhanh mọi thắc mắc mà nhiều người quan tâm đặt ra ở trên, nhất là làm rõ khái niệm phí Freight Prepaid là gì, có gì giống và khác nhau so với Freight Collect. Freight Prepaid thường được sử dụng trong các terms nhóm C và nhóm D song nhiều người hay nhầm lẫn nó với các loại phí, phụ phí cảng khác. Vậy nên, Đơn vị vận tải container Proship sẽ nêu bật những điều cần biết về Freight Prepaid. Quý Doanh nghiệp quan tâm mời update nhanh kiến thức bên dưới để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình làm hàng XNK.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Freight Prepaid là gì?

Freight Prepaid là cước phí mà shipper phải trả tại cảng load hàng cũng có nghĩa là hàng chỉ được đưa lên tàu khi shipper thanh toán hết tiền cước (hãng tàu sẽ không chấp nhận công nợ). Cước phí Prepaid thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF, Forwarder thường gọi là hàng Freehand. Để đơn giản hơn, bạn có thể hiểu nó tương tự như việc chúng ta dùng điện thoại trả trước (Prepaid) hay loại thẻ visa prepaid (bạn sẽ nạp tiền vào trước và sử dụng trong phạm vi khoản dư còn lại trong thẻ).

Freight Prepaid là gì? Những điều cần biết về Freight Prepaid
Freight Prepaid là thuật ngữ thường dùng để chỉ cước phí mà shipper phải trả tại cảng load hàng theo quy định.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều Forwarding chấp nhận cho khách hàng nợ công. Bởi lẽ, lĩnh vực forwarding hiện nay có mức độ cạnh tranh rất cao, các đơn vị cần phải “thoải mái” hơn để thu hút khách hàng. Theo đó, khi bạn đi hàng với Forwarder, mặc dù áp dụng cước prepaid nhưng vẫn có thể hàng qua bạn mới phải thanh toán trả cước tàu. Và tất nhiên người chịu rủi ro ở đây chính là Forwarding, đặc biệt phải kể đến những mặt hàng lạnh.

Trái ngược với cước Freight Prepaid, Freight to Collect được dùng để chỉ loại cước tàu mà người mua sẽ trả, cước tàu này được trả ở cảng đến. Thông thường, chúng ta sẽ thấy Freight Collect xuất hiện nhiều trong các hợp đồng EXW, FOB và làm hàng chỉ định. Người chịu trách nhiệm thu cước tàu là những đại lý của forwarder tại cảng đến (cảng dỡ hàng).

Có thể bạn quan tâm  Logistics xanh là gì? Tầm quan trọng của hoạt động Logistics xanh thế nào?

>>Xem thêm: MSDS là gì?

Những điều cần biết thêm về phí Freight Prepaid

Khi bạn đã hiểu được khái niệm Freight Prepaid là gì thì những kiến thức khác liên quan tới Freight Prepaid cũng cần được cập nhật chi tiết. Cụ thể như sau:

Phân biệt Freight Collect và Freight Prepaid

* Giống nhau của Freight Collect và Freight Prepaid:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Dù là Freight Collect hay Freight Prepaid thì local charges (phí địa phương) bạn đều phải trả tại cảng load hàng và cảng dỡ hàng:

  • Shipper sẽ là người trả cước phí tại cảng load hàng cho hãng tàu;
  • Consignee sẽ là người trả local charges tại cảng dỡ hàng cho hãng tàu.

* Khác nhau cơ bản giữa Freight Collect và Freight Prepaid:

  • Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Freight Collect và Freight Prepaid đó là vị trí trả cước tàu. Theo đó, cước Collect đòi hỏi bạn phải làm house bill, còn đối với cước Prepaid thì bạn có thể làm master bill hay house bill đều được;
  • Thông thường, nếu điều kiện bán hàng ghi là C, D thì trên B/L ghi là Freight Prepaid, và ngược lại điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì trên B/L ghi là Freight Collect.

* Lưu ý: Song trên thực tế khi bạn nhìn vào Freight Collect và Freight Prepaid trên B/L, không nên xác định nó thuộc điều kiện FOB hay CIF bởi trong một số trường hợp người mua sẽ nhờ người bán trả cước tàu giùm, sau đó người mua sẽ trả lại tiền thanh toán vào sau.

Freight Prepaid là gì? Những điều cần biết về Freight Prepaid
Giữa phí Freight Collect và Freight Prepaid có một số điểm giống, khác nhau mà các đơn vị, Doanh nghiệp tham gia XNK hàng hóa cần nắm rõ.

Lưu ý khi vận tải hàng hóa bằng container đường biển

Khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển, để đảm bảo hàng hóa đến nơi nhanh chóng, an toàn, bạn cần “bỏ túi” cho mình một số lưu ý như:

  • Tìm hiểu kỹ về các loại phí và phụ phí liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường biển để chắc chắn không bị nhầm lẫn khi gửi hàng;
  • Kiểm tra kỹ hàng hóa gửi vận chuyển để chắc chắn loại hàng gửi đi không thuộc danh mục cấm vận chuyển theo quy định của Nhà nước;
  • Chú ý đóng gói hàng hóa đúng cách để đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro hư hỏng, mất cắp,…có thể gặp phải;
  • Thống nhất với bên mua/bên bán khi ký kết hợp đồng mua bán theo điều kiện Incoterms nào. Căn cứ điều kiện trên hợp đồng mà xác định các loại phí phải trả theo quy định.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Có thể bạn quan tâm  NVOCC là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng NVOCC?

PROSHIP.VN cung cấp Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch đường biển có tốt, đáng giá không?

Nếu bạn đang có khối lượng hàng tương đối nhiều nhưng không đủ đóng full một container 20 feet. Để tiết kiệm chi phí vận chuyển từ Việt Nam đi Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước EU,…và ngược lại chuyển từ các nước về Việt Nam bằng Container, tốt nhất nên gửi hàng lẻ LCL bằng đường biển linh hoạt từ Cảng – Cảng, Cảng – Kho, Kho – Kho,…Bởi đây được xem là hình thức gửi hàng tiết kiệm được nhiều Cá nhân/Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Công ty Cổ phần Proship nhận thấy nhu cầu gửi hàng LCL theo phương thức gom từ nhiều khách lẻ khác đang tăng cao nên đã triển khai cung cấp ra thị trường dịch vụ này để đáp ứng cho thị trường.

Lựa chọn cách thức gom hàng lẻ LCL như này, những lô hàng lẻ của quý vị sẽ được đóng vào chung một container. Cụ thể, chúng tôi sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL Shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Chính sự tận tâm, chuyên nghiệp và uy tín trong mọi khâu (từ vận hành tới kinh doanh) đã giúp chúng tôi tạo được chỗ đứng nhất định trong thị trường vận tải Quốc tế như hiện nay.

Cùng với đó, phía chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ quý khách về mặt giấy tờ và thủ tục xuất khẩu hàng lẻ đi các nước nhanh thuận lợi, đúng quy trình, nguyên tắc và pháp luật. Vai trò của Vận tải Proship là thúc đẩy các hoạt động Thương mại quốc tế, góp phần vào giá trị gia tăng cho hàng hóa. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là hàng hóa mậu dịch giữa các khu vực khác nhau trên thế giới có thể giao thương thuận tiện và dễ dàng là nhờ những Công ty, Đại lý tàu biển như chúng tôi.

Freight Prepaid là gì? Những điều cần biết về Freight Prepaid
Proship.vn là một trong những đơn vị đang triển khai mạnh mẽ Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ đi các nước Chính Ngạch giá rẻ, có thuê kho CFS tại Cảng Cát Lái rất thuận tiện,…

Đối tượng khách hàng Proship đang hướng tới

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Cước phí xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch phụ thuộc các yếu tố

  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…;
  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng…
Có thể bạn quan tâm  BSA trong logistics là gì? Chia sẻ tất cả thông tin liên quan tới BSA

*** Lưu ý, Ngoài cước biển được báo dựa theo tuyến hàng cụ thể, các chi phí khai thác hàng hóa (Local charges) được giữ cố định theo bảng giá:

  • Phụ phí lưu huỳnh (LSS hoặc WBS): USD 7/CBM. Đây là phụ phí mới, theo quy định trong hiệp ước Imo2020 về vận tải biển;
  • Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): USD 8/CBM;
  • Phí vận đơn (Bill fee/Docs fee): USD 40/bộ;
  • Phí kho CFS: USD 8/CBM;
  • Phí EBS/AMS/AFR: USD 35/chuyến;
  • Phí telex release: USD 30/bộ.

Dịch vụ vận chuyển (FCL/LCL) bằng đường biển từ Việt Nam – Mỹ, Đức, Úc, Nhật,…(và ngược lại) gồm

  • Dịch vụ vận chuyển Door to Door (FCL/LCL): Khi khách hàng mua theo giá (EXW, FCA,..);
  • Dịch vụ vận chuyển (FCL/LCL) Port to Door: Khi khách hàng mua theo giá (FAS, FOB,..);
  • Dịch vụ vận chuyển (FCL/LCL) Port to Port: Khi khách hàng mua theo giá (FAS, FOB,..) và không yêu cầu dịch vụ hải quan và giao hàng nội địa.

Proship nhận vận chuyển các loại hàng LCL theo đường Chính Ngạch

  • Vận chuyển các loại thực phẩm: Thực phẩm rau củ khô hoặc nhóm thực phẩm như tương ớt, mì gói, bánh kẹo, các loại hạt,…;
  • Vận chuyển hàng thủy hải sản đông lạnh như tôm, cá, mực, cua, sò, ốc,…;
  • Vận chuyển các mặt hàng thời trang: Điển hình như quần áo, giày dép, túi xách, mũ nón,…;
  • Vận chuyển mỹ phẩm: Các loại như son môi, kem dưỡng, dầu gội, sữa rửa mặt,…;
  • Vận chuyển hàng may mặc: Vải vóc và các loại nguyên liệu làm ngành may mặc;
  • Vận chuyển mặt hàng nội ngoại thất: Bàn ghế, giường tủ, đồ trang trí,…;
  • Vận chuyển linh kiện điện tử: Tai nghe, thiết bị điện, cáp sạc,…;
  • Vận chuyển hàng mỹ nghệ: Tượng điêu khắc, ấm chén và hàng gốm sứ;
  • Vận chuyển các loại bột và chất lỏng…;
  • Vận chuyển các mặt hàng khác như thuốc tây, thuốc nam, trà thảo mộc,…

Các Dịch vụ vận tải, E-Logistics của Proship đã và đang cung cấp ra thị trường

  • Vận tải đường bộ bằng xe container và xe tải;
  • Vận tải container bằng đường sắt;
  • Vận tải hàng hóa bằng đường biển;
  • Vận tải hàng bằng đường hàng không;
  • Vận tải hàng hóa bằng container lạnh;
  • Vận tải hàng lẻ, hàng rời, hàng đặc thù, hàng siêu trường siêu trọng;
  • Vận tải hàng dự án kết hợp đa phương thức.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Freight Prepaid mà Proship muốn chia sẻ tới bạn đọc. Từ đây, các Doanh nghiệp hoặc bất cứ cá nhân nào đang tham gia vào quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa đều hiểu được Cước phí Freight Prepaid là gì, có gì giống và khác nhau so với Freight Collect để tránh những nhầm lẫn/thiếu xót không đáng có trong quá trình nộp phí, giao thương và hoàn thành các thủ tục thông quan hàng hóa. Và khi có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng LCL Chính Ngạch, liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới để được cung cấp dịch vụ giá rẻ tốt nhất 2023.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Bài viết này được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn