x Bạn đang có kế hoạch vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng đường biển, cần tìm hiểu về các loại phí, phụ phí liên quan?
x Bạn từng nghe Handling fee, THC fee nhưng chưa hiểu rõ các thuật ngữ này là gì? Có liên quan gì? Đặc điểm cấu trúc ra sao,…?
x Doanh nghiệp bạn có nhu cầu thuê Dịch vụ ủy thác XNK cần tìm đơn vị có kinh nghiệm, giá tốt, cam kết thông quan hàng nhanh?
Trong hoạt động giao thương Quốc tế, hầu hết các lô hàng nhập hay xuất khẩu đều phải đóng phí handling fee. Để làm rõ handling fee là gì, Proship.vn sẽ tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn đáng tin cậy giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, chuẩn xác về thuật ngữ này và những kiến thức liên quan tới phí Handling.
Đồng thời, Proship Logistics cũng tự hào là một trong những Đơn vị khai thuê HQ, Đại lý KBHQ chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại cảng biển toàn quốc. Vì vậy, mọi vấn đề của bạn về thủ tục hải quan hàng xuất, nhập cũng như hỗ trợ về chứng từ XNK đều được hỗ trợ một cách mau chóng, đảm bảo thời gian thông quan hàng tại cảng.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Handling Fee là gì? Đặc điểm của phí Handling
Handling fee là gì?
Để lô hàng của bạn được “take care” cẩn thận, việc nộp chi phí handling là điều cần thiết khi Doanh nghiệp muốn XNK hàng đi Quốc tế. Phí handling, tên Tiếng Anh là “Handling Fee” là loại phụ phí xử lý hàng được quy định bởi Forwarder hoặc Hãng tàu. Các hãng tàu/forwarder sẽ thu phí handling của shipper hoặc consignee để bù đắp chi phí tổn thất “take care” lô hàng.
Có một số phí Handling thường được nhắc đến nhiều như phí mà Đại lý của Hãng tàu/Forwarder, phí làm D/O và phí kê khai manifest, phí làm thủ tục khai báo với cơ quan hải quan, chi phí khấu hao,…
Các khoản phí Handling này cần được chi trả nhằm duy trì mạng lưới Đại lý cho các Đơn vị vận chuyển trên toàn thế giới. Trong quá trình Công ty Forwarder trong nước làm việc với các chi nhánh của họ tại các nước khác trên thế giới để hoàn thành các dịch vụ kể trên thì họ phải trả cho các chi nhánh đó một khoản tiền để thực hiện công việc thay mình.
Các đặc điểm của phí Handling fee
Phí Handling fee hay Handling charge sẽ có các đặc điểm sau:
- Là phí do chủ hàng hoặc đơn vị xuất khẩu phải nộp cho hãng tàu hoặc forwarder để đảm bảo hàng hóa được “take care” tốt;
- Phí này xuất hiện khi forwarder tại Việt Nam giao dịch với chi nhánh của họ ở nước ngoài để xác lập tư cách đại diện của họ tại nước ta;
- Nguyên nhân thu phí là vì khi hàng hóa thuộc danh mục hàng chỉ định như trên thì cước phí tàu sẽ không có phần hoa hồng dành cho forwarder nên để đảm bảo quyền lợi cho mình, forwarder buộc phải thu phí kể trên;
- Chi phí thực hiện gồm phí khai báo hải quan, phí đăng ký B/L, phí đăng ký D/O hay các thủ tục khác;
- Các hãng tàu thường sẽ đóng phí master nên không phải nộp phí handling charge. Nhưng khi hàng hóa thuộc danh mục chỉ định qua forwarder, doanh nghiệp buộc phải nộp phí handling và phụ phí vận tải biển;
- Quy trình công nhận đại diện chi nhánh được thực hiện và tiền công sẽ tính chung vào phí handling.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về phí Handling fee
Nhằm làm rõ những vấn đề liên quan tới phí Handling fee, Proship chia sẻ nội dung liên quan tới cấu trúc, điểm giống khác nhau giữa Handling Fee và THC Fee cũng như việc nên hay không nên gộp Handling fee vào phí vận tải biển. Cụ thể như sau:
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Cấu trúc của phí Handling Fee
Phí handling charge được chia thành 2 khoản phí sau:
Phí handling (handling fee)
Phí bổ sung cho việc xử lý hàng hóa. Khoản phí này được dùng để trang trải và duy trì mạng lưới đại lý của đơn vị vận tải trên khắp thế giới. Duy trì mạng lưới kết nối thành mạng thông tin chung giữa các đơn vị vận chuyển trên toàn thế giới nhằm trao đổi, nhận hàng nhanh thuận tiện.
Người vận chuyển phải chi trả các khoản phí như cước điện thoại, chứng từ, tài liệu, và các chi phí khác. Để chi trả các khoản phí này, bắt buộc Hãng vận chuyển phải tính phí xử lý hàng hóa từ phí khách hàng.
Phí THC (Terminal Handling Charge)
Phụ phí xếp dỡ tại cảng, tính trên mỗi container. Chi phí này được tính dựa trên số lượng container hàng hóa của chủ hàng. Chi phí bốc xếp hàng hóa tại cảng. Lúc này, các Đơn vị vận chuyển phải chịu phí dỡ hàng tại cảng để bù đắp cho khoản phí này. Chủ tàu thu phụ phí THC từ khách hàng của họ.
Handling Fee và THC Fee có gì giống, khác nhau?
Proship sẽ chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa phí Handling fee với THC fee:
- Phí handling charge nói chung sẽ được chia thành 2 loại phí là phí THC (Terminal Handling Charge) và Handling fee. Do tên gọi có phần tương tự nhau nên hai loại phí này hay bị nhầm lẫn với nhau. Phí THC là phí thường gặp trong xuất nhập khẩu thì phí handling lại ít phổ biến hơn;
- Phí THC (Terminal Handling Charge): Là phụ phí xếp dỡ tại cảng (tính cả cảng nhập hàng và cảng xuất hàng). Phí sẽ được tính trên mỗi container và theo số lượng container hàng hóa của đơn vị gửi hàng nhằm mục đích chi trả cho việc xếp dỡ hàng tại cảng;
- Cảng sẽ thu phí này từ phía những hãng tàu và các hãng tàu sẽ thu lại phí này từ phía khách hàng. Phí THC thường sẽ bao gồm 2 loại phí là: Phí xếp dỡ container hàng và phí vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi container;
- Hãng sẽ thu phí THC của Consignee tại cảng xếp (Port of Loading) đối với các điều kiện giao hàng (EXW, FCR, FAS) và thu phí của Shipper tại cảng dỡ (Port of Discharge) đối với các terms (DAT, DDP).
=> Từ các đặc điểm trên có thể thấy, phí THC khác biệt so với phí Handling. Phí THC là phí phát sinh trong quá trình làm việc tại cảng còn phí Handling fee là phí do Forwarder thu nhằm bù vào các chi phí làm thủ tục và chuyển giao hàng hóa.
Có nên gộp phí Handling fee vào phí vận tải biển không?
Trên thực tế, người ta sẽ tách riêng handling fee và cước vận tải bởi các lý do sau:
- Hãng tàu và Đơn vị forwarder cần tách riêng cước vận và phụ phí handling nhằm dễ dàng hơn tỏng việc thống kê doanh thu, chi phí bỏ ra. Hạn chế việc bị hao tổn, hạn chế tác động của việc biến động tiền tệ. Doanh nghiệp sẽ chi trả các phụ phí này dưới đồng tiền địa phương nhưng cước vận lại được tính theo đồng Đô la Mỹ;
- Đối với đơn vị chủ hàng, việc tách riêng cước vận và phụ phí sẽ giúp họ biết đươc thực tế cước phí áp dụng đối với lô hàng là bao nhiêu. Từ đó cân đối các khoản phí đóng gói hàng và chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình vận tải;
- Việc bóc tách hai loại cước vận và phụ phí handling nhằm tăng cạnh tranh về giá cước. Hãng tàu hay đơn vị Forwarder sẽ báo cước vạn cho khách với mức giá hợp lý mà không liên quan đến các phụ phí đi kèm.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Một số phụ phí khác trong vận tải hàng Quốc tế, bạn cần biết
Proship đã làm rõ thuật ngữ handling fee là gì và những kiến thức liên quan. Ngoài handling fee, các đơn vị chủ hàng cần biết một số phụ phí khác để ước lượng tổng chi phí cần bỏ ra mà định giá chính xác lô hàng, tránh hao tổn không đáng có. Cụ thể:
- D/O fee (Delivery order fee): Phí lệnh giao hàng, ứng với một b/l (bill of lading) sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (Full container load), LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này sẽ do consignee đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các terms còn lại do Nhà xuất khẩu đóng. Phí này không chỉ là việc phát hàng một cái lệnh D/O thu tiền nó còn phải cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có House B/L).
- DEM/DET fee (Demurrage/Detention fee): Phí lưu bãi/cont, khi container ở trong cảng hết ngày cho phép thì sẽ phải chịu phí này, phí lưu container là việc cont được đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng nằm lâu quá so với cho phép của hãng tàu thì cũng sẽ bị thu phí.
- CFS fee (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm bốc xếp hàng từ container sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng).
- B/L fee (Bill of lading fee): Phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn gồm việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.
>>Xem thêm: 1 bộ chứng từ nhập khẩu gồm những gì?
Doanh nghiệp cần thuê Dịch vụ Ủy thác xuất nhập khẩu đường biển, chọn đơn vị nào tốt uy tín nhất?
PROSHIP LOGISTICS chúng tôi tự hào là Đơn vị chuyên cung cấp Dịch vụ Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển Uy tín – Chuyên nghiệp – Giá rẻ cạnh tranh, được sự tín nhiệm cao từ nhiều đối tượng khách hàng là Cá nhân, Tư nhân, Doanh nghiệp, Tập đoàn. Quan trọng là chúng tôi luôn có đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản về nghiệp vụ hải quan – thông quan hàng hóa nên tất cả các loại phí, phụ phí (bao gồm cả handling fee là gì) đều nắm rõ nên sẽ tư vấn, giải đáp trước cho Chủ hàng, DN nắm rõ để có kế hoạch dự trù ngân sách hợp lý.
Trong vai trò là Đơn vị khai thuê hải quan, Proship sẽ KHÔNG XUẤT HIỆN trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ khai quan. Nhiệm vụ của Đơn vị khai thuê HQ cảng biển chúng tôi là lên tờ khai bằng phần mềm riêng rồi dùng Token Khách hàng để ký tờ khai, dùng giấy giới thiệu của chủ hàng làm thủ tục HQ. Phía Chủ hàng/DN phải dùng CHỮ KÝ SỐ của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống,…Đối với Cơ quan hải quan, Đơn vị khai thuê hàng XNK chúng tôi là Người của Chủ hàng.
Còn trong vai trò là Đại lý khai báo hải quan, phía chúng tôi sẽ dùng CHỮ KÝ SỐ hợp lệ để khai hải quan và chịu trách nhiệm nội dung khai trên tờ khai cùng với Doanh nghiệp XNK; Thay mặt DN làm thủ tục xuất nhập hàng hóa theo Hợp đồng khai hải quan cảng biển ký kết giữa 2 bên; Tên, mã số của Đại lý hải quan Proship được thể hiện trên tờ khai và trên hệ thống hải quan.
Đối tượng khách hàng khai hải quan cảng biển
Proship hướng tới các đối tượng khách hàng sau khi KBHQ hàng Sea xuất/nhập:
- Khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Hải quan Logistics trọn gói;
- Các Công ty xuất, nhập khẩu vào ra các Khu công nghiệp, Khu phi thuế quan;
- Các Công ty xuất, nhập khẩu qua các Cảng biển Việt Nam và Quốc tế.
Proship nhận khai báo hải quan tại cảng biển toàn quốc
Chúng tôi nhận khai hải quan hàng xuất, hàng nhập tại các cảng biển toàn quốc gồm:
- Cảng Cát Lái;
- Cảng Ninh Phúc;
- Cảng Cái Lân;
- Cảng Nghi Sơn;
- Cảng Hải Phòng;
- Cảng Vũng Áng;
- Cảng Cửa Lò;
- Cảng Tiên Sa;
- Cảng Chân Mây;
- Cảng Dung Quất;
- Cảng Kỳ Hà;
- Cảng Ba Ngòi;
- Cảng Quy Nhơn;
- Cảng Vũng Tàu;
- Cảng Nha Trang;
- Cảng Sài Gòn;
- Cảng Phú Mỹ;
- Cảng An Thới;
- Cảng Cần Thơ,…và một số cảng biển khác.
Dịch vụ khác Proship cung cấp khi KBHQ trọn gói
Proship nhận tư vấn, cung cấp dịch vụ khác với mức giá hợp lý, phải chăng như:
- Phân tích phân loại hàng hóa;
- Dịch vụ kiểm dịch thực vật/động vật (khoảng 700.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
- Dịch vụ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Dịch vụ kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa;
- Dịch vụ xin chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin – C/O) (khoảng từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy (khoảng 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
- Dịch vụ xin công bố mỹ phẩm (khoảng 2.500.000 triệu – 3.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
- Dịch vụ xin công bố thực phẩm thông thường (khoảng 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
- Dịch vụ xin giấy phép các bộ ngành;
- Dịch vụ hun trùng (khoảng 350.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường).
Bảng giá dịch vụ khai báo hải quan tại cảng biển quốc tế
Khai báo hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển ghép container LCL
STT |
Luồng tờ khai hải quan |
Giá (vnđ) |
1 |
Tờ khai luồng xanh |
800.000 – 1.300.000 |
2 |
Tờ khai luồng vàng |
1.200.000 – 2.200.000 |
3 |
Tờ khai luồng đỏ |
1.900.000 – 2.900.000 |
Khai báo hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển nguyên container FCL cont 20’
STT |
Luồng tờ khai hải quan |
Giá (vnđ) |
1 |
Tờ khai luồng xanh |
600.000 – 1.000.000 |
2 |
Tờ khai luồng vàng |
1.200.000 – 2.000.000 |
3 |
Tờ khai luồng đỏ |
2.000.000 – 3.000.000 |
Khai báo hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển nguyên container FCL cont 40’
STT |
Luồng tờ khai hải quan |
Giá (vnđ) |
1 |
Tờ khai luồng xanh |
600.000 – 1.000.000 |
2 |
Tờ khai luồng vàng |
1.200.000 – 2.200.000 |
3 |
Tờ khai luồng đỏ |
2.200.000 – 3.200.000 |
Handling fee là gì và những kiến thức liên quan đã được Proship Logistics cập nhật, giải đáp. Mong rằng các Doanh nghiệp sẽ dựa vào đây để ước chừng được tổng chi phí phải bỏ ra để định giá lô hàng một cách chuẩn xác nhằm tránh phát sinh, hao tổn không đáng có trong quá trình XNK, giao thương Quốc tế. Trường hợp quý vị chưa có kinh nghiệm khai báo, thông quan hàng, đóng phí,…vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 0909 344 247 để được hỗ trợ cung cấp dịch vụ.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247