x Doanh nghiệp XNK hàng hóa cần tìm hiểu về hợp đồng ngoại thương, quy định, điều kiện?
x Bạn cần cập nhật mẫu hợp đồng ngoại thương chi tiết mới nhất 2023 để hoàn tất thủ tục?
x Bạn mong muốn tìm được một Công ty xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container rẻ uy tín?
Proship.vn chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề liên quan mà Quý khách hàng, các Doanh nghiệp đặt ra ở trên như hợp đồng ngoại thương là gì, hợp đồng ngoại thương mẫu mới nhất, các lưu ý cần biết khi ký kết hợp đồng cũng như ví dụ về hợp đồng ngoại thương. Bên cạnh đó, Proship cũng liệt kê các thế mạnh nổi bật nhất của đơn vị mình đối với Dịch vụ xuất nhập khẩu, chuyển gửi hàng hóa số lượng lớn bằng container đường sắt liên vận Quốc tế.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Hợp đồng ngoại thương được hiểu thế nào? Đặc điểm?
Hợp đồng ngoại thương là gì? Hợp đồng ngoại thương còn được gọi là Hợp đồng xuất nhập khẩu là thỏa thuận giữa Người bán và Người mua ở 2 quốc gia khác nhau. Trong đó quy định, Người bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa cho Người mua và Người mua phải có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho Người bán.
Trong xuất nhập khẩu, hợp đồng này cũng xác định vai trò và trách nhiệm của 2 bên:
- Bên mua: Nhận hàng và thanh toán số tiền cho bên bán.
- Bên bán: Giao hàng hóa đúng số lượng, chất lượng đúng thời gian quy định.
Hợp đồng ngoại thương có các đặc điểm như sau:
- Chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở kinh doanh đặt tại nhiều nước khác nhau;
- Hợp đồng ngoại thương được ký kết dựa trên sự tự nguyện của 2 bên tham gia;
- Đối tượng của hợp đồng ngoại thương là hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ nước khác hoặc biên giới hải quan của một nước;
- Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên. Thông thường trong quá trình giao dịch, 2 bên tham gia sẽ lựa chọn đồng tiền thanh toán tự do chuyển đổi được, sử dụng phổ biến và có tỷ lệ lạm phát thấp;
- Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, cơ quan giải quyết sẽ là tòa án hoặc trọng tài thương mại;
- Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng phức tạp, đa dạng, bao gồm luật quốc gia và luật quốc tế.
Mẫu và quy định mới nhất trong bản Hợp đồng ngoại thương 2023
Người soạn thảo bản hợp đồng ngoại thương cần chú ý các thông tin sau:
- Hợp đồng có số có ngày (Các chứng từ sau dựa vào thông tin trên hợp đồng để soạn thảo);
- Thông tin công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, chi tiết liên hệ,…);
- Chủ đề hợp đồng bán hàng (Subject );
- Mô tả hàng hóa (Description of the goods);
- Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền hợp đồng;
- Đóng gói hàng và giao hàng (Package and shipment details);
- Discharging & Loading Port (Cảng dỡ hàng & xếp hàng);
- Ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng (Delivery date or delivery period);
- Hình phạt khi giao thiếu, trễ hàng (Penalties of late shipment);
- Các điều khoản giao hàng theo Incoterms. (Cần phải có);
- Phương thức thanh toán (Thông thường là TTR và L/C);
- Chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu (Số bản gốc và bản sao được cung cấp, thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu);
- Bất khả kháng (Chiến tranh, cấm vận, thiên tai, đình công,…);
- Giải quyết tranh chấp (trọng tài hoặc kiện tụng);
- Chữ ký của người có quyền lực cao trong doanh nghiệp. (Thông thường là giám đốc);
- Bản dịch của hợp đồng. (Nên làm song ngữ, có quy định rõ về xử dụng ngôn ngữ nào khi xảy ra tranh chấp).
Hiện nay, đa số các Công ty đều sẽ áp dụng theo mẫu hợp đồng ngoại thương như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Số………/HĐKTXK
Hôm nay, ngày…… tháng….. năm ……tại……………………..chúng tôi gồm:
BÊN MUA: ……………………………………………………………………………………
Trụ sở: ……………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………
Tại Ngân hàng: ……………………………………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………
Đại diện: …………………………………….…… Chức vụ:……………………
BÊN BÁN: ……………………………………………………………………………………
Trụ sở: ……………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………
Tại Ngân hàng: ……………………………………………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………
Đại diện: ………………………………….…… Chức vụ:……………
Vì BÊN BÁN trong phạm vi trách nhiệm cung cấp………………………….. và các dịch vụ có liên quan.
Vì BÊN MUA muốn mua và BÊN BÁN muốn bán những Hàng Cung Cấp và Dịch Vụ và hai bên muốn định nghĩa những cách thức và điều kiện mua bán của Hàng Cung Cấp và Dịch Vụ.
Theo như thỏa thuận của hợp đồng, để đi đến ký kết, hợp tác, dưới sự đồng ý của cả 2 bên, cùng có những thỏa thuận chung như sau:
Nên sau đây, hai bên, dưới sự đồng ý song phương, cùng thỏa thuận với nhau những điều khoản sau:
ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA
Trong hợp đồng này, các khái niệm dưới đây sẽ được định nghĩa như sau, nếu không có các quy định khác:
1.1. “Tài Liệu Liên Quan” được hiểu là sách hướng dẫn vận hành và các tài liệu in khác được liệt kê trong chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm sách chỉ dẫn cho người sử dụng, sách chỉ dẫn lập trình, sách chỉ dẫn sửa đổi, bản vẽ, sơ đồ và bản kê phần mềm dùng để hỗ trợ hoặc bổ sung cho việc hiểu rõ hoặc ứng dụng phần mềm.
1.2. “ Giá Trị Hợp Đồng” Là tổng giá trị Bên Mua phải trả cho Bên Bán hoàn tất nghĩa vụ trong hợp đồng của mình một cách đầy đủ và trọn vẹn, nhưng không bao gồm lãi suất phát sinh do thanh toán chậm (nếu có) và bất cứ hình thức tiền phạt nào.
1.3. “Bảng Giá” là bảng tổng kết giá và bảng giá chi tiết cho “Hàng cung cấp” theo hợp đồng và được định nghĩa dưới đây.
1.4. “ Hàng Cung Cấp” bao gồm thiết bị, hàng hóa, vật tư hoặc phụ kiện hay linh kiện được Bên Bán cung cấp cho Bên Mua hoặc người được ủy quyền của Bên Mua theo hợp đồng.
1.5. “ Giá hàng Cung Cấp” là tổng giá trị của “ Hàng Cung Cấp” ghi trong hợp đồng nhưng không bao gồm lãi suất phát sinh do thanh toán chậm (nếu có) và bất cứ hình thức tiền phạt hay khiếu nại nào.
1.6. “ Last Major Shipment” “ Giao Hàng chủ yếu/chính Cuối Cùng” có nghĩa là 100% thiết bị chủ yếu/chính đã được giao.
…………………………………………………………………………………………………………………
ĐIỀU 2: PHẠM VI HỢP ĐỒNG
2.1 Trách nhiệm của Bên Bán
Bên Bán sẽ cung cấp và giao vật tư thiết bị bao gồm:……………………….như đã liệt kê ở Danh mục vật tư Hợp Đồng này (Phụ lục….) CIF………………..cảng theo INCOTERMS 2010.
– Tên hàng: …………………………………………………….
– Nhà sản xuất: …………………………………………………
– Nhà cung cấp: ……………………………………………….
– Số lượng và số chế tạo hàng hóa: …………………………
– Chất lượng: ………………………………………………….
– Xuất xứ nguồn gốc: ………………………………………….
– Đóng gói: …………………………………………………….
– Giá cả: ………………………………………………………..
– Mã hiệu: ………………………………………………………
2.2. Trách nhiệm của bên Mua:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Tổng giá trị hợp đồng là:……………..CIF Hải Phòng (Bằng chữ…………………………………), trong đó:
Giá trị (vật tư) thiết bị:……………………………………….
Giá dịch vụ:……………………………………………………
Tổng giá trị của hợp đồng được áp dụng cho các chủng loại và số lượng vật tư/ thiết bị và dịch vụ được liệt kê trong bản tổng kết Giá ở phụ lục … và danh mục vật tư ở Phụ lục …..
1 ………………………………………………………………..………………………………………………
2 ………………………………………………………………..………………………………………………
ĐIỀU 4: ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG
– Cảng xếp hàng: ………………………………………………
– Cảng đích: ……………………………………………………
– Thời gian giao hàng: …. ngày kể từ ngày bên bán nhận được L/C
– Giao hàng từng phần: Được phép
– Chuyển tải: Không được phép
– Thông báo trước khi giao hàng: Trong vòng ( ngày) trước ngày tầu rời Cảng xếp hàng theo dự kiến, Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng hàng, giá trị hàng, thời gian dự kiến tầu dời cảng.
– Thông báo giao hàng: Trong vòng ………… ngày làm việc tính từ khi tầu dời cảng (được hiểu là ngày ký phát vận đơn), Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng, số kiện, trọng lượng và kích thước từng kiện. Tổng trọng lượng, giá trị hóa đơn, Tên tầu, cơ và quốc tịch tầu, số vận đơn, thời gian dự kiến tầu tới đích.
ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Phương thức thanh toán cụ thể như sau:
5.1 Thanh toán đặt cọc
Toàn bộ giá trị hợp đồng được thanh toán bằng một thư tín dụng trả ngay, không hủy ngang cho bên bán………………..
L/C bao gồm tổng giá trị của hợp đồng được mở trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên Mua nhận được Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định tại điều trong hợp đồng này. L/C có hiệu lực và hết hiệu lực cao nhất là …. ngày kể từ ngày phát hành.
L/C thông báo qua ngân hàng…………………………………
Xuất trình chứng từ trong thời gian chậm nhất 21 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn.
5.2 Toàn bộ việc thanh toán sẽ được tiến hành dưới sự xuất trình những chứng từ sau:
3/3 bản gốc vận đơn đường biển hoàn hảo, đã xếp hàng, lập theo lệnh Ngân hàng mở, ghi rõ “ cước phí đã trả trước”,
Hóa đơn thương mại: ………….. bản chính
Phiếu đóng gói: …………………. bản chính
Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng do Nhà sản xuất cấp: ……………………bản chính
Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp ………………………….……cấp.
Chứng nhận bảo hiểm ……………………….……….bằng ……. giá trị hợp đồng theo quy định tại điều …. của bản hợp đồng này..
5.3 Chấp nhận một bộ chứng từ không có giá trị thanh toán bao gồm cả bản sao hợp đồng thuê tầu gửi qua DHL cho bên Mua chậm nhất 7 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn đến địa chỉ (địa chỉ của bên mua).Mọi chi phí phát sinh do việc giao chứng từ không đúng, không đầy đủ hoặc giao chậm của bên Bán do bên bán chịu.
ĐIỀU 6: THUÊ TÀU
Bên bán cam kết rằng ký hợp đồng thuê tầu của các chủ tầu có uy tín trên thị trường, đối với tầu biển đủ tiêu chuẩn đi biển Quốc tế, tuổi tầu không quá……….. Trong hợp đồng thuê tầu thể hiện rõ cước phí đã trả trước, chủ tầu (người chuyên chở) chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng được bốc qua lan can tàu.
ĐIỀU 7: BẢO HIỂM
Hàng hóa phải được bảo hiểm bởi một công ty bảo hiểm được thành lập một cách hợp pháp và có khả năng bảo hiểm mọi rủi ro đối với hàng hóa.
Rủi ro được bảo hiểm: Mọi rủi ro mất mát vật chất hoặc thiệt hại do các yếu tố bên ngoài gây ra và bao gồm cả rủi ro chiến tranh bạo động, bạo loạn và nổi loại dân sự (đối với các nước có nguy cơ xảy ra chiến tranh, bạo động, bạo loạn cao cần yêu cầu các loại bảo hiểm này)
Thời gian bảo hiểm: …………………………………………nhưng bao gồm cả chuyển tải (nếu có)
Các điều kiện bảo hiểm sẽ tuân theo:……………………………………………………………………..
Người hưởng lợi từ Bảo hiểm: ……………………………………………… Khi rủi ro xảy ra khiếu nại được thanh toán tại ………….
…………………………………….
ĐIỀU 8: KIỂM TRA HÀNG HÓA
8.1 Bên bán phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Kiểm tra lần 1). Toàn bộ chi phí do Bên bán chịu,
8.2 Kiểm tra lần hai do …………………………………………….., chi phí kiểm tra do bên mua chịu.
8.3 Sự khác biệt giữa kết quả kiểm tra lần đầu và kết quả kiểm tra lần 2 thì kết quả kiểm tra lận 2 có tính quyết định. Trong trường hợp có sự khác biệt về số lượng hoặc chất lượng (chi tiết của phụ tùng), Bên mua có quyền đòi bên bán:
+ Gửi ngay lập tức hàng hóa với chất như đã cam kết trong hợp đồng này trong vòng …. ngày làm việc sau khi nhận được khiếu nại.
+ Thay thế những phần hoặc toàn bộ hàng hóa không đảm bảo bằng những phần hoặc hàng hóa mới, đảm bảo chất lượng theo đúng quy định trong hợp đồng. Các chi phí liên quan do bên bán chịu.
Bên bán phải giải quyết khiếu nại của bên mua trong vòng … ngày kể từ khi nhận được khiếu nại.
Bên mua có quyền từ chối không nhận hàng nếu xét thấy có sự khác biệt nói ở điều 8.3 của hàng hóa không thể khắc phục được.
ĐIỀU 9: BẢO HÀNH
9.1. Thời gian bảo hành cho Hàng Cung Cấp là ………… tháng kể từ ngày ký vận đơn đường biển hoặc ………….. giờ hoạt động tùy theo điều kiện nào đến tước.
9.2. Bên Bán bảo đảm rằng vật tư/thiết bị cung cấp theo hợp đồng này là mới, không bị lỗi và theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật
9.3. Trong suốt thời gian bảo hành Bên Bán sẽ sửa chữa, thay thế, miễn phí cho những thiếu sót, hỏng hóc của Công Việc mà những thiếu sót, hỏng hóc này do sự cẩu thả của Bên Mua hay do sự hao mòn tự nhiên gây nên.
9.4. Trong thời gian bảo hành Bên Mua phải thông báo cho Bên Bán về mọi hư hỏng bằng văn bản. Bên bán, ngay sau khi nhận tin bán này, phải sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận hư hỏng bằng thiết bị mới. Dự đoán về thời gian sửa chữa hoặc thay thế phải được thông báo cho Bên Mua. Tất cả các chi phí liên quan đến việc sửa chữa, thay thế thiết bị sẽ do người bán chịu.
9.5. Bên Bán đảm bảo rằng tất cả phần sửa chữa và thay thế trong quá trình bảo hành cũng được bảo hành hết thời gian bảo hành gốc của thiết bị khiếm khuyết ban đầu hoặc là ……… ngày kể từ ngày thay thế hoặc sửa chữa, tùy theo ngày nào tới trễ hơn.
9.6. Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hư hỏng nào do lỗi hoặc vận hành không đúng qui cách của Bên Mua.
9.7. Bất cứ lúc nào Bên Bán cũng có thể đưa thiết bị những sửa đổi về kỹ thuật nếu việc đó cần thiết do sự thay đổi về công nghệ và/ hoặc do sự sẵn có của linh kiện miễn là thiết bị được thay đổi có chức năng tương đương hoặc tốt hơn thiết bị ghi trong hợp đồng và tương thích với nó. Trong những trường hợp này Bên Bán sẽ thông báo trước kịp thời cho Bên Mua về những thay đổi đó.
ĐIỀU 10: BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
10.1. Trong vòng …………ngày sau khi ký hợp đồng, Bên bán phải mở bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị là ……………….tổng giá trị hợp đồng ( tức là…………..) ghi trong điều khoản 3.
10.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giá trị đến ……………… ngày sau ngày kết thúc thời hạn bảo hành sẽ được trả cho bên bán sau khi hết hạn
10.3 Bảo lãnh sẽ được phát hành bởi một Ngân hàng được chấp nhận bởi người mua bằng một bảo lãnh không hủy ngang và vô điều kiện theo mẫu được người mua chấp nhận.
Tất cả các chi phí phát sinh khi mở bảo lãnh đều do Bên Bán chịu và Bên Bán phải bồi thường và bảo đảm việc bồi thường cho Bên Mua khỏi những chi phí này.
ĐIỀU 11: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
11.1. Bất kỳ Bên Bán hay Bên Mua đều không được phép chấm dứt hay trì hoãn việc thực hiện toàn bộ hay từng phần hợp đồng nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia, với điều kiện là bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng phải cho phía đối tác một thời hạn hợp lý để khắc phục những khó khăn dẫn đến việc không thực hiện hợp đồng. Nếu như sau thời hạn đó, bên vi phạm vẫn không hoàn thành được nghĩa vụ của mình, bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng sẽ thông báo chấm dứt hợp đồng bằng văn bản.
11.1.a. Trong trường hợp do lỗi của Bên Bán, Bên Mua có quyền đòi một khoản đền bù thiệt hại nhưng không quá bảo lãnh thực hiện hợp đồng quy định trong điều khoản 10. Bên Mua sẽ trả lại các sản phẩm không đáp ứng dúng các chỉ tiêu kỹ thuật như đã thỏa thuận và thống nhất tại Phụ Lục ……………………….. ( Danh mục vật tư) cho Bên Bán mà không phải bồi thường cho Bên bán những chi phí do bên Bán chịu khi cung cấp các sản phẩm này. Bên Bán sẽ phải hoàn trả cho Bên Mua tất cả các khoản tiền đã trả cho sản phẩm hỏng nói trên vào ngày chấm dứt hợp đồng. Bên bán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên quan đến việc trả lại sản phẩm. Không tính bất kỳ khoản khiếu nại hay thanh toán bồi thường thiệt hại nào khác.
11.1.b.Trong trường hợp do lỗi của Bên Mua, Hai bên sẽ thỏa thuận và xác nhận những phần việc mà Bên Bán đã thực hiện đến ngày chấm dứt hợp đồng. Bên Mua sẽ phải thanh toán cho Bên Bán giá trị của những phần việc đã hoàn thành nói trên.
11.2. Trong trường hợp một bên bị vỡ nợ, phải chuyển nhượng tất cả quyền lợi cho chủ nợ, buộc phải chấp nhận hoặc cho phép người tiếp nhận tài sản hoặc các hoạt động kinh doanh, phải tuân theo các thủ tục của Luật phá sản trong nước hoặc nước ngoài theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc. Bên vỡ nợ phải thông báo nay lập tức cho bên kia bằng văn bản và cả hai bên sẽ cố gắng tìm giải pháp thích hợp nhất cho vụ việc.
11.3. Sẽ không bên nào có lỗi nếu sự không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng xảy ra vì trường hợp bất khả kháng. Nếu trong trường hợp bất khả kháng kéo dài hơn …………. tháng, hai bên sẽ gặp gỡ và cố gắng tìm giải pháp thích hợp chung cho trường hợp này.
ĐIỀU 12: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ/ PHẠT GIAO HÀNG HÀNG CHẬM
Nếu bất kỳ một khoản tiền nào mà được xác định là nợ phải trả cho Bên Mua dưới dạng trách nhiệm pháp lý hoặc phạt giao hàng chậm, số tiền này sẽ được thanh toán riêng, không tính chung với các thanh toán khác cho Bên Bán theo hợp đồng này.
Trách nhiệm pháp lý của Bên Bán liên quan tới bất cứ hành động hay sự thiếu sót, liên quan đến sản phẩm đã bán, đã thực hiện dịch vụ hay đã cung cấp, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp theo hợp đồng này, dù là quy định trong hợp đồng, trong bảo hành, do sai sót hoặc thất bại khi thực hiện mục đích cần thiết về lầm lỗi( bao gồm cả do cẩu thả hay trách nhiệm tuyệt đối)_,thì sự bồi thường hay những đền bù tương tự khác đều không vượt quá tổng giá trị hợp đồng ( hoặc…………..USD trong trường hợp giá trị hợp đồng nhiều hơn………………USD) cho mọi trách nhiệm trong toàn thể các điều khoản của hợp đồng.
Trong trường hợp việc giao thiết bị/ vật tư, hay thực hiện Dịch Vụ ( căn cứ theo ngày của Biên Bản Nghiệm Thu) bị chậm trễ vì bất cứ lý do nào thuộc trách nhiệm Bên Bán, Bên Mua có thể khiếu nại đòi thanh toán các khoản thiệt hại từ …….% một tuần đến mức tối đa …….% tính trên trị giá thiết bị/ vật tư giao chậm hoặc Công việc chậm triển khai.
Ngoại trừ được đề cập đến một cách cụ thể, không bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt bại gián tiếp, ngẫu nhiên, những thiệt hại đặc biệt hay những hậu quả kể cả nhưng sẽ không chỉ giới hạn bởi các tổn thất về lợi nhuận hay doanh thu, tổn thất về đầu tư, về uy tín của công ty hoặc chi phí vốn.
ĐIỀU 13: TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG
13.1. Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời gian quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện mà (sau đây gọi là “Bất Khả Kháng”) bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
13.2. Thiên tai bao gồm: Bão, động đất, lũ lụt hay bất kỳ hình thức nào khác do thiên nhiên gây ra mà sức mạnh và sự tàn phá của nó không thể lường trước hoặc chống lại được.
13.3. Chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố), chiến sự, xâm lược, hoạt động của kẻ thù bên ngoài, đe dọa hoặc chuẩn bị chiến tranh, bạo động, khởi nghĩa, xáo trộn công cộng, nổi loạn, cách mạng, nội chiến, các đình công, phá hoại của công nhân.
13.4. Mặc dù đã đề cập ở trên, không bên nào được miễn trách nhiệm thanh toán các khoản đáo hạn cho nghĩa vụ của mình vì bất cứ lý do Bất khả kháng.
13.5. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên sẽ thông báo cho nhau về các biến cố của trường hợp này, và cả những hậu quả có thể xảy ra cho việc thực hiện hợp đồng này trong vòng 20 ngày kể từ khi xảy ra biến cố. Thời gian giao hàng trong trường hợp này sẽ được kéo dài với sự nhất trí của hai bên.
13.6. Nếu các tình huống do bất khả kháng gây ra kéo dài hơn 6 tháng, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng sẽ được xem xét một cách hợp lý và thống nhất hòa thuận giữa hai bên.
ĐIỀU 14: SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG
Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng.Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên.
ĐIỀU 15: TRỌNG TÀI KINH TẾ
15.1. Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải giữa các bên.
15.2. Bất kỳ tranh chấp hay khác biệt có liên quan đến hợp đồng mà không thể giải quyết trên cơ sở hòa giải thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ở Việt Nam( Gọi tắt là luật) với ba trọng tài bổ nhiệm theo quy định của Luật.
Địa điểm phân xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế của Việt Nam đặt ở văn phòng thương mại và công nghiệp nước Việt Nam. Luật tố tụng của Việt Nam sẽ được áp dụng trong trường hợp Luật trọng tài không đề cập đến.
Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác.
15.3. Phán quyết của trọng tài sẽ được ghi bằng văn bản, là quyết định cuối cùng và sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên.
15.4. Chi phí trọng tài và/ hay những chi phí khác sẽ do bên thu kiện thanh toán.
15.5. Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng trong phân xử.
ĐIỀU 16: LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ĐIỀU 17: KHÔNG CHUYỂN NHƯỢNG
Bên Bán không được phép chuyển nhượng một phần hay toàn bộ hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Mua. Trong trường hợp có sự đồng ý của hai bên, từng điểm, hay nhiều điểm, của hợp đồng sẽ được chuyển nhượng một cách hợp pháp, phần còn lại không thay đổi.
ĐIỀU 18: NGÔN NGỮ VÀ HỆ THỐNG ĐO
18.1. Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tất cả các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay các tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng được lập bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Việt làm chuẩn.
18.2. Tất cả các tài liệu kèm theo hợp đồng sẽ theo hệ thống ……….. và ngày là ngày dương lịch, ngoại trừ có các quy định khác.
ĐIỀU 19: TOÀN BỘ HỢP ĐỒNG
Hợp đồng giữa hai bên bao gồm các điều khoản được ghi trong bản hợp đồng này và các phụ lục đính kèm theo sau đây:
– Phụ lục ……………………………………………………
Các điều khoản và điều kiện cùng tất cả các phụ lục đính kèm tạo nên một bộ hợp đồng giữa Bên Mua và Bên Bán
Dưới đây, Bên Mua và bên bán thảo ra ………..bản hợp đồng gốc được ký bởi đại diện sau. Mỗi bên sẽ giữ……….bản gốc ……..
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
* Ví dụ về hợp đồng ngoại thương:
Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam xuất khẩu bán cho Công ty B ở Mỹ là 1 tấn quả sầu riêng. Khi thực hiện việc thỏa thuận về mua bán loại quả này họ đã lập ra Hợp đồng ngoại thương để ghi nhận các điều khoản trong giao dịch, cụ thể bản hợp đồng này được lập làm hai bản Tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau.
* Quy định về điều kiện hiệu lực của Hợp đồng ngoại thương:
Các chủ thể, điều khoản hợp đồng và nội dung trong hợp đồng ngoại thương đều phải đảm bảo tính hợp pháp:
Điều kiện thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp – Nếu là pháp nhân
Chủ thể phải có giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận ĐKKD, Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp…Người ký hợp đồng ngoại thương phải là những người có thẩm quyền ký. Cụ thể:
Đại diện theo pháp luật:
- Là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là Tổng giám đốc, giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị (Trong Điều lệ quy định).
Đại diện theo ủy quyền:
- Là người được ủy quyền bởi Tổng giám đốc và Giám đốc doanh nghiệp.
- Là chi nhánh (GĐ) trong trường hợp được ủy quyền khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Người đại diện chỉ được phép ký kết hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền từ cấp trên.
Khi ký kết hợp đồng, người đại diện sẽ phải thông báo cho người thứ 3 trong giao dịch hợp đồng về phạm vi đại diện của mình.
Điều kiện hiệu lực thứ 2: Mọi điều khoản có trong hợp đồng ngoại thương phải là những nội dung hợp pháp. Mục đích của hợp đồng ngoại thương là không vi phạm những điều trái với pháp luật và xã hội như:
- Điều cấm của pháp luật là những quy định không cho phép chủ thể hợp đồng thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa trong danh mục cấm.
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử giữa người với người trong đời sống của xã hội và được cộng đồng thừa nhận, tôn trọng.
Trong trường hợp hợp đồng ngoại thương có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội thì bản hợp đồng sẽ bị vô hiệu hóa.
Điều kiện hiệu lực thứ 3: Các hình thức của bản hợp đồng ngoại thương phải mang tính hợp pháp. Đối với bản hợp đồng ngoại thương phải, sẽ nhắc đến 2 quan điểm cơ bản như:
- Quan điểm đầu thứ nhất: Hợp đồng ngoại thương được ký kết bằng văn bản, lời nói, hành vi hay bất cứ hình thức nào khác do các bên tự thỏa thuận với nhau (Anh, Mỹ…).
- Quan điểm thứ hai: Hợp đồng ngoại thương phải được ký kết chính thức dưới dạng văn bản (Việt Nam, Trung Quốc…).
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247
Lưu ý gì khi soạn thảo và ký kết Hợp đồng ngoại thương?
Để việc soạn thảo, ký kết hợp đồng ngoại thương được thuận lợi, tránh những rủi ro, tranh chấp về sau, các bên cần lưu ý:
Chọn luật áp dụng: Thông thường, các bên sẽ có một điều khoản riêng để chọn luật điều chỉnh, tuy nhiên, do Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên trường hợp 02 bên ký kết hợp đồng đến từ 02 nước thành viên của Công ước thì mặc định Công ước sẽ có giá trị áp dụng nếu 02 bên không có điều khoản thỏa thuận khác về chọn luật.
Trong đó, để loại trừ việc áp dụng Công ước này, các bên phải ghi nhận rõ trong hợp đồng hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng và các bên thống nhất không sử dụng Công ước này làm luật điều chỉnh. Giải quyết tranh chấp: Các bên cần thỏa thuận và xác định rõ sẽ chọn Tòa án hay Trung tâm trọng tài để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải, thương lượng trong đó ghi rõ cách thức, thời hạn thực hiện. Nếu thương lượng, hòa giải không đạt kết quả mới đưa tranh chấp ra Trung tâm tài phán.
>>Xem thêm: Chuỗi cung ứng là gì?
Proship.vn – Đơn vị vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Quốc tế bằng container đường sắt liên vận Giá rẻ, Chuyên nghiệp tốt nhất
Nhận thấy nhu cầu gửi hàng tiêu dùng, sản xuất – kinh doanh từ Việt Nam – Quốc tế, Châu Âu (2 chiều) ngày càng nhiều cho các mặt hàng Cafe, Dệt may, Nông sản, Da giày, Linh kiện điện tử, Phụ tùng cơ khí, Dầu thực phẩm,…PROSHIP.VN cung cấp ra thị trường trọn gói “Dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường sắt” giá rẻ cạnh tranh, an toàn và chuyên nghiệp nhất. Hỗ trợ các Dịch vụ Logistics như Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, Dịch vụ kho bãi,…nhằm gia tăng tiện ích và đáp ứng nhu cầu dịch vụ đa dạng cho khách hàng.
Proship cũng tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng container lạnh tự phát tại Việt Nam và chuyên trách kinh doanh vận tải container đường sắt liên vận Quốc tế phục vụ cho Doanh nghiệp. Chúng tôi hiện là đối tác đáng tin cậy của không ít các cá nhân, Công ty/Tập đoàn lớn, nhiều Tổ chức quốc tế, nhiều Nhà máy, nhiều Công ty vận tải hàng hóa nội địa khác,…
Quý khách có thể an tâm bởi toàn bộ lô hàng xuất sang các nước được đóng gói bao bọc một cách kĩ lưỡng, chuyển đi bằng đường sắt an toàn, không tháo seal, không tách rời và hạn chế tối đa tình trạng mất mát, hư hỏng. Các thùng Container chứa hàng xuất khẩu Quốc tế được sản xuất theo công nghệ mới nhất, xử lý lớp cách nhiệt khoa học, cấu tạo được làm bằng chất liệu tốt đảm bảo nhiệt độ luôn được duy trì ở mức ổn định, phù hợp với từng mặt hàng. Tuyến đường vận tải của Proship:
- Từ Miền Trung, Miền Bắc: Hàng hóa được vận chuyến về Ga Yên Viên, hoặc Ga Đông Anh, Hà Nội vận chuyển đến Ga Đồng Đăng, Lạng Sơn.
- Từ Miền Nam: Hàng hóa tập kết và xuất phát từ Ga Sóng Thần, Bình Dương hoặc từ Ga Trảng Bom, Đồng Nai vận chuyển đường sắt đến Ga Yên Viên, Hà Nội.
Các mặt hàng Proship nhận vận chuyển, xuất nhập khẩu
- Hàng nông sản, trái cây, rau củ quả, hải sản đông lạnh,…;
- Thực phẩm khô: cá khô, bánh kẹo, bánh tráng, tiêu hạt, cafe,…;
- Đồ gỗ, trang thiết bị nội thất,…;
- Mặt hàng thời trang: quần áo, giày dép, túi xách, giày nịt, bóp, ví,…;
- Các mặt hàng điện tử, linh kiện điện tử, máy móc, USD, đĩa CD, điện thoại, máy tính;
- Đồ thủ công mỹ nghệ: bàn ghế, tủ, bàn thờ, hàng may tre, đan, nứa,…;
- Phụ tùng ô tô, xe máy,…;
- Thực phẩm chức năng;
- Trà thảo dược; trà khô;…;
- Thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc;
- Mỹ phẩm: kem dưỡng da, son, phấn,…;
- Thiết bị điện công nghiệp (nhỏ gọn), Thiết bị cơ khí công nghiệp (nhỏ gọn), Máy thiết bị y tế(nhỏ gọn);
- Thiết bị văn phòng: máy in, scan, fax, photo, máy chiếu, camera, chống trộm, chấm công,..(nhỏ gọn);
- Xe mô hình, máy bay đồ chơi (nhỏ gọn), trang sức, sách,…;
- Vật liệu xây dựng nhà ở, công trình, nhà xưởng,…và nhiều mặt hàng khác (trừ hàng cấm).
Proship nhận hoặc giao hàng tận nơi tại các tỉnh, thành Việt Nam
- Miền Bắc: Hoà Bình; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu; Lào Cai; Yên Bái; Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Giang; Quảng Ninh; Hà Nội; Hải Phòng; Bắc Ninh; Hà Nam; Hải Dương; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Vĩnh Phúc;
- Miền Trung: Thanh Hoá; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; Tp Đà Đẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà; Ninh Thuận; Bình Thuận; Kon Tum; Gia Lai; Đắc Lắc; Đắc Nông và Lâm Đồng;
- Miền Nam: Bình Phước; Bình Dương; Đồng Nai; Tây Ninh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh; Long An; Đồng Tháp; Tiền Giang; An Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Kiên Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau và Thành phố Cần Thơ;
- Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột,…;
- Các KCN lớn ở Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Đông Anh, Sóc Sơn; Ascendas – Protrade, ITAHAN, Ông Kèo, Long Khánh, Dầu Giây,…
* Giao hàng tại các nước Châu Âu, Trung Á: Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Trung Quốc, Đức, Nga, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Anh, Áo, Cộng Hòa Séc, Đan Mạch, Hungary,…và nhiều nước khác.
Cách thức nhận và giao hàng hóa Việt Nam đi Châu Âu
- Vận chuyển Container từ Ga tới Ga;
- Vận chuyển hàng nguyên Container từ Ga tới Kho;
- Vận chuyển hàng số lượng lớn từ Kho tới Kho;
- Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.
Đối tượng khách hàng Proship muốn hướng đến
- Đại lý giao nhận hàng Forwarding;
- Đơn vị nhập hàng;
- Đơn vị cung cấp hàng.
Quy trình vận tải hàng hóa bằng container đường sắt Proship
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin hàng hóa từ quý khách hàng qua Hotline hoặc Email;
- Bước 2: Tiến hành khảo sát đơn hàng của khách;
- Bước 3: Gửi báo giá nhanh, chi tiết cho khách hàng tham khảo;
- Bước 4: Khi đôi bên thỏa thuận, ký hợp đồng chính thức và tiến hành quá trình vận chuyển;
- Bước 5: Theo dõi và cập nhật cho khách hàng lộ trình di chuyển của đơn hàng;
- Bước 6: Cuối cùng giao hàng cho khách, thanh toán và kết thúc hợp đồng.
Tóm lại, hợp đồng ngoại thương được xem là tài liệu quan trọng trong giao dịch mua bán của các Doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi khoảng cách địa lý, giá trị hàng hóa cao nên các giao dịch Quốc tế cần có hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý. Hợp đồng ngoại thương là gì và chi tiết mẫu hợp đồng ngoại thương hay ví dụ về hợp đồng ngoại thương,…quý vị cũng đã nắm rõ nên nếu là bên bán hay bên mua đều cần tuân thủ cam kết trong hợp đồng để tránh tranh chấp không đáng có. Liên hệ 0909 344 247 để được tư vấn, báo giá tốt nhất Dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường sắt liên vận Quốc tế.
Hotline liên hệ vận chuyển:
Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247