Thủ tục nhập khẩu camera giám sát ra sao? Cùng tìm hiểu

x Bạn đang có kế hoạch nhập khẩu camera giám sát để phục vụ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam?
x Bạn cần tìm hiểu hồ sơ, giấy tờ, chứng từ bắt buộc trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu camera?
x Bạn đang tìm kiếm một Đơn vị logistics chuyên nghiệp lo từ A-Z cho DN về thủ tục nhập camera?

Proship.vn sẽ thông qua bài chia sẻ này để chuyển tải những kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu camera giám sát về Việt Nam cho Quý Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào đang gặp vướng mắc về vấn đề này có thể lưu lại thông tin và áp dụng khi cần.

Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu Dịch vụ vận chuyển đa dạng mặt hàng (trong đó có camera giám sát), Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói giá rẻ với quy trình chuyên nghiệp, chuẩn xác, uy tín. Quý khách hàng quan tâm nên tham khảo qua dịch vụ của Proship Logistics.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu camera về Việt Nam hiện nay

Camera thực chất là tên gọi chung của các thiết bị ghi hình động và tĩnh. Trong đó, thiết bị ghi hình tĩnh chính là các loại máy ảnh, còn ghi hình động chính là các loại máy quay phim. Ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, 2 loại camera ghi hình động và ghi hình tĩnh đã được kết hợp làm một giống ở camera điện thoại vừa chụp vừa quay. Đặc biệt, các loại máy ảnh chuyên dụng còn được sử dụng để quay phim.

Nhu cầu sử dụng camera quan sát ngày càng cao và hệ thống bảo mật này ở mọi nơi. Từ Siêu thị, Trung tâm thương mại, Công ty, Nhà máy đến các hộ gia đình nhỏ nên thị trường cho sản phẩm này vô cùng sôi động. Với thị trường đang sôi động như vậy nên không ít Doanh nghiệp đã và đang bắt đầu nhập khẩu camera từ nước ngoài về để phục vụ nhu cầu nội địa.

Camera được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhưng thủ tục nhập khẩu camera thì lại giống nhau về quy trình, hồ sơ và mã hs. Thủ tục nhập khẩu camera có hai loại, đó là:

  • Thủ tục nhập khẩu camera có giấy phép nhập khẩu;
  • Thủ tục nhập khẩu camera không phải xin giấy phép.

Một số thương hiệu Camera tốt được ưa chuộng như Hikvision, Dahua, Lilin, AVTech, Yoosee, Xiaomi, Panasonic, Sony,…Số lượng camera nhập khẩu năm 2021 ước tính lên tới 5 triệu chiếc, chỉ đứng sau smartphone. Dự báo, nhu cầu về camera tại thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ trong vài năm tới, đặc biệt khi Chính phủ và các Doanh nghiệp đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số cũng như xu hướng phát triển của đô thị thông minh, nhu cầu giám sát an ninh trong các hộ gia đình.

Thủ tục nhập khẩu camera giám sát ra sao? Cùng tìm hiểu
Camera giám sát là một trong những thiết bị có nhu cầu nhập khẩu từ các nước về Việt Nam rất lớn để phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán, sử dụng tại các hộ gia đình.

Theo thống kê, hiện có hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam là camera xuất xứ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc Camera không rõ nguồn gốc có thể có những lỗ hổng bảo mật do vô tình hoặc cố ý, phần mềm cài trên camera có thể chủ động gửi thông tin ra bên ngoài, hoặc “mở cửa” cho truy nhập từ bên ngoài,…

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Do đó, việc nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam cần có những quy định nghiêm ngặt, chính sách riêng đúng quy định đòi hỏi các đơn vị, Doanh nghiệp phải tuân thủ đúng. Nếu không sẽ gặp nhiều vướng mắc, trở ngại trong quá trình thông quan và nhập hàng. Hiểu được điều ấy, Proship Logistics đã góp nhặt kiến thức từ nhiều nguồn đáng tin cậy để làm rõ quy trình, thủ tục nhập khẩu camera mới chi tiết. Hãy cùng cập nhật, tìm hiểu qua nội dung tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm  Tiêu chuẩn xuất khẩu dưa hấu sang các nước khác hiện nay

Thủ tục nhập khẩu camera giám sát có phức tạp không? Quy trình nhập khẩu ra sao?

Thủ tục nhập khẩu camera giám sát từ nước ngoài về Việt Nam có khó, phức tạp không, có kèm theo quy định gì khắt khe không…là thắc mắc của nhiều Tư nhân, Doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu – kinh doanh thiết bị giám sát. Sau đây, PROSHIP LOGISTICS chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề quan trọng cần thiết để hỗ trợ Doanh nghiệp phần nào trong quá trình nhập khẩu mặt hàng này:

Căn cứ pháp lý khi nhập khẩu camera giám sát

Thủ tục nhập camera được quy định trong những văn bản pháp luật sau:

  • Thông tư 30/2011/TT-BTTTT cấp ngày 31/10/2011;
  • Thông tư 15/2014/TT-BTTTT cấp ngày 15/11/2014;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC cấp ngày 30/01/2015;
  • Công văn 20/BTTTT-CNTT cấp ngày 07/01/2015;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC cấp ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC cấp ngày 20/04/2018;
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP được cấp ngày 15/05/2018;
  • Thông tư 15/2018/TT-BTTTT cấp ngày 15/11/2018.

=> Mặt hàng camera KHÔNG THUỘC danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một số loại camera khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:

  • Webcam;
  • Camera ghi hình ảnh sử dụng cho lĩnh vực phát thanh;
  • Camera số hoặc tương tự;
  • Camera truyền hình;
  • Camera kỹ thuật số khác sử dụng cho truyền hình, camera số, camera quan sát, ghi hình ảnh;
  • Bộ phận dùng cho máy camera số hoặc máy ghi video camera.

Mã HS code nhập khẩu camera

Để nắm rõ được chính sách và nghĩ vụ đóng thuế đối với mặt hàng camera nhập khẩu, Doanh nghiệp cần tra cứu chính xác mã HS code của mặt hàng đó. Theo đó:

  • 8525: Nhóm mã HS code của thiết bị phát dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình.

* Camera truyền hình, camera ghi hình ảnh và camera kỹ thuật số:

  • 8525 6000: Thiết bị thu gắnliền với thiết bị phát.
  • 8525 5000: Mã của thiết bị phát.
  • 8525 8010: Mã HS code của Webcam.
  • 8525 80: Camera truyền hình, camera ghi hình ảnh và camera kỹ thuật số.

* Camera ghi hình ảnh:

  • 8525 8039: Loại khác
  • 8525 8040: Camera truyền hình
  • 8525 8031: Mã của loại camera sử dụng cho cho mục đích phát thanh.

* Mã HS code của các loại camera kỹ thuật số khác:

  • 8525 8051: Loại phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số (DSLR).

* Mã HS của các phụ kiện cho camera:

  • 8529: Bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 8525 đến 8528;
  • 8529 1040: Bộ lọc và tách tín hiệu Anten;
  • 8529 1021: Camera sử dụng cho máy thu truyền hình;
  • 8529 9040: Camera số hoặc camera ghi hình ảnh;
  • 8529 9020: Mã Hs code của bộ giải mã;
  • 8529 1030: Anten vệ tinh, anten lưỡng cực và các loại anten roi sử dụng cho máy thu hình hoặc máy thu thanh.

Các loại thuế khi nhập khẩu camera

Thuế nhập khẩu camera mới và cũ phụ thuộc vào mã HS đã chọn ở trên. Mỗi mã HS sẽ có mức thuế suất cụ thể. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu sau:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%.

Căn cứ quy định tại Văn bản số 4267/TCHQ-TXNK như sau:

  • Camera thu nhận hình ảnh để truyền vào màn hình điều khiển, không trang bị tính năng lưu trữ hình ảnh. Cơ chế hoạt động là sử dụng hình ảnh được thu sẽ được số hóa và truyền vào đầu thu khác. Đối với loại hàng này, mã HS code camera sẽ là 8525 8040. Sản phẩm này sẽ được áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%.
  • Camera có thể lưu trữ được hình ảnh sau khi được ghi lại bằng các phương tiện lưu trữ, thường sẽ có mã HS code là 8525 8039 và 8525 8050. Mặt hàng này sẽ được áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.

Các loại camera khác sẽ áp thuế nhập khẩu như sau:

  • Webcam có mã HS 8525 8010 áp thuế 15%
  • Camera ghi hình ảnh sử dụng cho lĩnh vực phát thanh có mã HS 8525 8031; Camera kỹ thuật số loại phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số (DSLR) mã HS 8525 8051; Camera kỹ thuật số loại khác, mã HS 8525 8059 đều được áp thuế 0%.
  • Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O ).

Hồ sơ hải quan nhập khẩu camera giám sát

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu camera gồm những chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  • Catalog (nếu có).
Thủ tục nhập khẩu camera giám sát ra sao? Cùng tìm hiểu
Việc nắm rõ mã HS Code camera, thuế nhập khẩu, các loại giấy tờ, hồ sơ, chứng từ,…rất quan trọng bởi nó chính là điều kiện để được phép nhập khẩu thiết bị giám sát này về Việt Nam.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu camera

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu camera giám sát về Việt Nam gồm các bước sau:

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện như thế nào? Có phức tạp không?

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu camera ghi hình, quan sát, giám sát bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu, các giấy tờ liên quan khác theo quy định tại thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, được sửa đổi tại điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Cụ thể Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường, bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại;
  • Hóa đơn ngoại thương;
  • Vận tải đơn;
  • Bảng kê danh mục hàng hóa;
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Giấy phép nhập khẩu.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai HQ, nhân viên hải quan sẽ lập tờ khai theo thông tin khai báo trên phần mềm điện tử ECUS5 VNACCS. Hoàn thành xong, hệ thống hải quan sẽ trả kết quả phân luồng tờ khai của bạn như sau:

  • Luồng xanh, mã kiểm tra trên Tờ khai là số 1, lô hàng của bạn được thông quan;
  • Luồng vàng, mã kiểm tra trên Tờ khai là số 2, bạn phải xuất trình chứng từ liên quan để nhân viên kiểm tra, thông quan;
  • Luồng đỏ, mã kiểm tra trên Tờ khai là số 3, bạn cần xuất trình đầy đủ giấy tờ và kiểm tra lô hàng thực tế của bạn.

Bước 3: Thông quan thủ tục khai hải quan

Sau khi kiểm tra hồ sơ nhập khẩu mặt hàng camera ghi hình, giám sát, quan sát xong nếu không có thắc mắc hay vấn đề phát sinh thì Cán bộ, Nhân viên hải quan sẽ thông báo cho bạn chấp nhận tờ khai hải quan được phép thông quan. Lúc này, bạn cần nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai báo hải quan để lô hàng của bạn được thông quan.

Bước 4: Vận chuyển hàng về kho bảo quản, lưu trữ, lưu thông ra thị trường

Tờ khai báo hải quan được phép thông quan sau đó cần tiến hành thanh lý tờ khai và làm các thủ tục khác để vận chuyển lô hàng về kho để lưu trữ, bảo quản, chờ lưu thông ra thị trường.

Dán nhãn khi nhập khẩu camera giám sát

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ nhà sản xuất;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Model, mã hàng hóa (nếu có).
  • Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Một vài điều cần lưu ý khi nhập khẩu camera

Khi làm thủ tục nhập khẩu camera, các Doanh nghiệp cần phải lưu ý một vài điểm sau:

  • Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước;
  • Linh kiện camera đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu. Muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu theo dạng phế liệu;
  • Webcam, Camera Bluetooth, Camera truyền hình,…nói chung là những loại camera có thể truyền tải dữ liệu bằng sóng vô tuyến. Khi nhập khẩu phải có giấy phép và kiểm tra hợp chuẩn hợp quy.

Lưu ý, cần chọn đúng mã HS cho từng loại camera để tránh ảnh hưởng đến việc nộp thuế sau này. Và việc nộp đầy đủ các khoản thuế bắt buộc theo pháp luật thì hàng mới được thông quan.

>>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu cân điện tử

Đơn vị Logistics nào nhận vận tải và ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa Chuyên nghiệp, Uy tín, Giá rẻ nhất?

Proship Logistics tự hào là một trong những Nhà vận chuyển kiêm Đơn vị ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu Uy tín – Chuyên nghiệp – An toàn – Chuẩn xác với các nhóm sản phẩm, mặt hàng như máy móc, sản phẩm linh kiện và điện tử; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng,…và nhiều sản phẩm giá trị cao khác. Chúng tôi có đội ngũ nhân sự lành nghề được đào tạo bài bản về trình độ nghiệp vụ HQ, vận chuyển, lưu kho, làm hàng, đóng hàng, phân loại hàng, cơ sở hạ tầng đầy đủ, phương tiện hỗ trợ vận chuyển hùng hậu,…sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách.

Không chỉ riêng camera quan sát mà mỗi hàng hóa đều có những đặc điểm riêng, tức là thủ tục XNK sẽ dựa trên luật lệ của từng quốc gia. Với các quy trình khó khăn, các vấn đề trong khu vực làm thủ tục HQ không thể giải quyết được thì để tránh gây thêm thiệt hại cho Doanh nghiệp, Dịch vụ hải quan của bên thứ ba lúc này chính là giải pháp cấp thiết hơn cả. Và Dịch vụ ủy thác xuất, nhập khẩu cũng chính là giải pháp an toàn cho các Doanh nghiệp XNK, nhất là những DN chưa có kinh nghiệm đàm phán và làm việc với các Thương nhân nước ngoài.

Thủ tục nhập khẩu camera giám sát ra sao? Cùng tìm hiểu
Proship Logistics không chỉ là Công ty vận chuyển uy tín mà còn là Đơn vị khai báo hải quan, ủy thác XNK hàng hóa chuyên nghiệp và uy tín nhiều năm qua.

Ủy thác xuất nhập khẩu là việc thuê (Outsourcing) một đơn vị kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu để tổ chức và thực hiện các hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu hàng cho Bên bán/Bên mua. Nếu tin chọn Proship làm đơn vị ủy thác XNK kiêm vận chuyển, giao hàng tận nơi, mọi thủ tục nhập khẩu camera giám sát hay bất cứ mặt hàng nào cũng được thông quan mau lẹ.

Có thể bạn quan tâm  Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu pin lithium mới chi tiết nhất từ A-Z

Trong vai trò là Đại lý KBHQ, phía chúng tôi sẽ dùng CHỮ KÝ SỐ hợp lệ để khai hải quan và chịu trách nhiệm nội dung khai trên tờ khai cùng với Doanh nghiệp XNK; Thay mặt DN làm thủ tục xuất nhập hàng theo Hợp đồng KBHQ ký kết giữa 2 bên; Tên, mã số của Đại lý hải quan Proship được thể hiện trên tờ khai và trên hệ thống HQ. Còn trong vai trò là Đơn vị khai thuê HQ, Proship sẽ KHÔNG XUẤT HIỆN trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ khai quan. Nhiệm vụ của chúng tôi là lên tờ khai bằng phần mềm riêng rồi dùng Token Khách hàng để ký tờ khai, dùng giấy giới thiệu của chủ hàng làm thủ tục hải quan.

Proship nhận ủy thác XNK đa dạng mặt hàng

Ngoài camera giám sát, Proship còn nhận khai hải quan trọn gói tại cửa khẩu, sân bay, cảng biển nhiều mặt hàng khác như:

  • Nhóm mặt hàng máy móc ĐÃ QUA SỬ DỤNG (là mặt hàng dễ làm thủ tục hải quan, chứng từ): Máy công nghiệp và dân dụng, xe xúc, đào, ủi, máy tiện, máy phay…;
  • Nhóm hàng thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm;
  • Nhóm hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
  • Nhóm mặt hàng thiết bị chuyên dụng: Thiết bị công nghiệp, Thiết bị ngành hàng không, quốc phòng, Thiết bị máy in màu, ngành in ấn;
  • Linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc công nghiệp;
  • Hàng thủ công mỹ nghệ: mây tre đan…;
  • Mặt hàng phân bón, đồ chơi trẻ em, thang máy, thang cuốn, vât liệu xây dựng, bồn cầu, chén,…

Ưu điểm Dịch vụ ủy thác xuất, nhập khẩu tại Proship

Dưới đây là lý do nên chọn Dịch vụ ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu tại Proship:

  • Khách hàng không cần đứng tên xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
  • Dịch vụ trọn gói, chỉ phải thành toán một lần, không phát sinh chi phí;
  • Uy tín – Trách nhiệm – Bảo mật thông tin khách hàng cũng như lô hàng;
  • Chi phí ủy thác hợp lý với từng mặt hàng, cam kết giá cả cạnh tranh nhất;
  • Doanh nghiệp không gặp phải các vấn đề thủ tục hải quan, thuế,…;
  • Mua bán hàng hóa quốc tế nhưng chỉ thông qua hóa đơn VAT thông thường.

Loại hình xuất nhập khẩu ủy thác tại Proship Logistics

Dưới đây là các loại hình xuất, nhập khẩu ủy thác mà Proship đã, đang và sẽ triển khai thực hiện:

  • Dịch vụ Tạm nhập – Tái xuất, Tạm xuất – Tái nhập;
  • Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu đầu tư có thuế hoặc miễn thuế;
  • Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu đối với hàng gia công;
  • Dịch vụ Nhập Khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
  • Dịch vụ Xuất nhập khẩu phi mậu dịch (hàng cho, tặng, viện trợ, đặc biệt…).

Các dịch vụ vận tải Đa phương thức tại Proship

Các Dịch vụ vận tải, E-Logistics của Proship như sau:

  • Vận tải đường bộ bằng xe container và xe tải;
  • Vận tải container bằng đường sắt;
  • Vận tải đường biển;
  • Vận tải hàng bằng đường hàng không;
  • Vận tải hàng hóa bằng container lạnh;
  • Vận tải hàng lẻ, hàng rời, hàng đặc thù, hàng siêu trường siêu trọng;
  • Vận tải hàng dự án kết hợp đa phương thức.

Các loại hình dịch vụ khác tại Proship khi XNK hàng hóa

Proship Logistics nhận tư vấn, cung cấp các dịch vụ khác như:

  • Phân tích phân loại hàng hóa;
  • Dịch vụ kiểm dịch thực vật/động vật (khoảng 700.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Dịch vụ kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa;
  • Dịch vụ xin chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin – C/O) (khoảng từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy (khoảng 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin công bố mỹ phẩm (khoảng 2.500.000 triệu – 3.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin công bố thực phẩm thông thường (khoảng 2.000.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường);
  • Dịch vụ xin giấy phép các bộ ngành;
  • Dịch vụ hun trùng (khoảng 350.000 VNĐ) (lưu ý: giá sẽ thay đổi theo thời giá thị trường).

Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục nhập khẩu camera mà Proship Logistics muốn cập nhật tới Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này để thuận tiện hơn trong quá trình nhập hàng. Thủ tục nhập khẩu camera giám sát nhìn chung cũng không quá phức tạp, chỉ cần Doanh nghiệp chuẩn bị đúng, đủ hồ sơ rồi thực hiện từng bước như hướng dẫn là cơ bản đã đủ điều kiện nhập camera vào thị trường Việt Nam. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ 0909 344 247 để được giải đáp và tư vấn Dịch vụ vận chuyển, ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói giá tốt nhất.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn