x Bạn muốn chọn phương thức vận chuyển hàng bằng đường hàng không?
x Bạn đang lăn tăn về các khoản phụ phí đường hàng không, giá cước đắt hay rẻ?
x Bạn muốn biết cách tính cước vận tải hàng không? Ưu nhược điểm của phương thức này là gì?
PROSHIP.VN chúng tôi sẽ chia sẻ những vấn đề mà bạn đang quan tâm, gồm phụ phí đường hàng không, công thức tính phụ phí hàng air, ưu nhược điểm của vận tải đường hàng không,…để từ đó quyết định có nên chọn phương thức vận tải hàng không hay không.
Cước vận tải hàng không là gì? Công thức tính?
Khái niệm cước vận tải hàng không
So với vận chuyển đường biển và vận tải nội địa thì vận chuyển hàng không có mức cước phí, phụ phí hàng air rất cao. Cước vận tải hàng không là số tiền mà các Công ty dịch vụ logistics phải trả cho các hãng hàng không để vận chuyển lô hàng đó bằng máy bay. Trong ngành logistics, cước vận tải hàng không viết tắt là A/F hay AFR (Air Freight).
Công thức tính cước vận tải hàng không
Trong vận tải hàng hóa đường hàng không sẽ có cách tính:
Công thức tính: Đơn giá trên kgs x Trọng lượng tính cước (Charge Weight – CW)
Các phụ phí vận tải đường hàng không phổ biến
Phụ phí đường hàng không áp dụng với tất cả hàng hóa vận chuyển bằng máy bay. Tùy các loại hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu sẽ có các phụ phí hàng Air khác nhau:
Các loại phụ phí tại nước nhập khẩu
Bạn có thể tham khảo các mức phụ phí tại nước nhập khẩu sau (mức phụ phí này có thể thay đổi theo thời gian):
- Phí D/O: Khoảng 31 USD/HAWB;
- Là (Phí lệnh giao hàng) FWD, hãng bay,…khi phát lệnh giao hàng cho người nhận hàng sẽ thu thêm khoản phí cho công việc phát lệnh;
- Phí Import warehouse: Khoảng 15$/set;
- Phí Terminal (facility): Khoảng 0.06 USD/kg trong Gross weight. Là phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải;
- Phí Handling: Khoảng 25 USD/shpt: Là phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận chuyển xuống kho hàng hóa;
- Phí Customs clearance: Khoảng 20 USD/CDS;
- Phí Trucking (VD vận chuyển từ Sân bay Nội Bài về Thành phố HN): Khoảng 25 USD/truck;
- Phí Stronge (Nếu có): at cost;
- Phí customs inspection/duty/VAT (Nếu có): at cost.
Ngoài ra còn có một số loại phụ phí hàng air: Phí SCC (Security Charge); Phí tách Bill: at cost; Phí FHL: at cost.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Các loại phụ phí tại nước xuất khẩu
Bạn có thể tham khảo các mức phụ phí tại nước xuất khẩu sau (mức phụ phí này có thể thay đổi theo thời gian):
- Phí MAWB: Khoảng 3-10 USD/set (Phí chứng từ: AirWays Bill);
- Phí HAWB: Khoảng 15 USD/ set (Phí chứng từ: AirWays Bill);
- Phí chứng từ:
AirWays Bill là biên nhận do hãng vận chuyển hàng không cấp trực tiếp hoặc qua đại lý được ủy quyền, là bằng chứng về hợp đồng vận chuyển nên không thể chuyển nhượng.
- Phí Screening: Khoảng 0.02 USD/kg trong Gross weight;
- Phí AMS/ENS/AFR: Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ/ Châu u/ Nhật Bản;
- Phí AMS: Khoảng 25 USD/set (áp dụng với Mỹ, Canada & Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Brazil, S.Africa);
- Phí ENS: Khoảng 25 USD/set (áp dụng với EU & EU shpt);
- Phí AFR: Khoảng 25 USD/set (áp dụng với Nhật Bản);
- Phí Terminal (facility): Khoảng 0.06 USD/kg trong Gross weight;
- Phí nâng hạ (Lift on/ Lift off at terminal): Khoảng 5 USD/tấn;
- Phí Customs clearance: Khoảng 20 USD/CDS;
- Phí Trucking (VD vận chuyển từ Thành phố HN đến Sân bay Nội Bài): Khoảng 25 USD/truck;
- Phí Stronge (Nếu có): at cost;
- Phí customs inspection/duty/VAT (Nếu có): at cost.
Bảng thống kê cước, các loại phụ phí trong vận tải hàng không
Sau đây là Bảng giá cước và các phụ phí chính trong vận tải hàng không mà Proship đã tổng hợp được:
Tên phí | Ký hiệu | Nội dung | Đơn vị tính |
Air Freight Charge | A/F hay AFR | Cước vận tải hàng không | Kg, theo Charge Weight |
Fuel Charge | FSC/MYC | Phụ phí xăng dầu | Kg, theo Charge Weight |
Security Surcharge/ War risk Surcharge | SSC/SCC/XDC/WRC | Phụ phí chiến tranh | Kg, theo Charge Weight |
Air Waybill Fee | AWB | Phí vận đơn | Vận đơn |
Entry Summary Declaration | ENS | Phí truyền dữ liệu tự động | Vận đơn |
Advanced Manifest Submission/Automated Manifest System | AMS | ||
Electronic Data Processing Fee | CG | ||
Screening Fee | X-ray | Phí soi chiếu | Kg, theo Gross Weight |
Terminal Handling Charge | THC | Phí làm hàng tại các terminal | Kg, theo Gross Weight |
Delivery Order | D/O | Phí lệnh giao hàng | Vận đơn |
Handling Charge | HDL | Phí xử lý hàng | Vận đơn |
Các loại phụ phí hàng Air cho hàng nguy hiểm
Bên cạnh phụ phí đường hàng không cho nước nhập khẩu và xuất khẩu cũng sẽ có phụ phí hàng air cho hàng nguy hiểm:
- Phí xử lý hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Handling Fee):
Phí này áp dụng khi xử lý, đóng gói, và dán nhãn đúng tiêu chuẩn cho hàng nguy hiểm, đảm bảo tuân thủ các quy định của IATA.
- Phí chứng từ hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Documentation Fee):
Phí này gồm việc chuẩn bị và xử lý các chứng từ đặc biệt cần thiết cho vận chuyển hàng nguy hiểm, như MSDS và các tài liệu hướng dẫn an toàn khác.
- Phí kiểm tra an ninh tăng cường (Enhanced Security Screening Fee):
Hàng nguy hiểm đòi hỏi quy trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt hơn, phí này gồm chi phí cho việc soi chiếu, kiểm tra an ninh bổ sung.
- Phí đóng gói đặc biệt (Special Packaging Fee):
Một số loại hàng nguy hiểm cần được đóng gói trong các vật liệu đặc biệt, như thùng chống thấm, hộp chịu nhiệt, hoặc các vật liệu cách điện. Phí này gồm chi phí cho việc đóng gói chuyên biệt đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Phí xử lý tại sân bay (Airport Handling Fee):
Hàng nguy hiểm cần được xử lý đặc biệt tại sân bay gồm quy trình lưu trữ riêng biệt và vận chuyển an toàn từ kho hàng đến máy bay.
- Phí thông quan hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Customs Clearance Fee):
Quá trình thông quan hàng nguy hiểm yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hơn gồm các thủ tục xác nhận tuân thủ quy định an toàn quốc tế.
- Phí bảo hiểm tăng cường (Enhanced Insurance Fee):
Do rủi ro cao hơn khi vận chuyển hàng nguy hiểm, phí bảo hiểm cũng sẽ cao hơn để bảo đảm quyền lợi cho người gửi hàng nếu xảy ra sự cố.
Đánh giá ưu nhược điểm vận tải đường hàng không
Song song với việc tìm hiểu phụ phí đường hàng không, phụ phí hàng air cho từng mặt hàng cũng cần biết ưu nhược điểm của phương thức vận tải hàng không:
Ưu điểm vận tải hàng không
Vận tải hàng không có các ưu điểm nổi bật:
- Không bị cản trở bề mặt địa hình có thể kết nối với nhiều quốc gia trên thế giới;
- Vận chuyển hàng đường hàng không nhanh an toàn, độ rủi ro thấp, hàng hóa không bị mất lạc, hư hỏng,…;
- Phí lưu kho tối thiểu bởi hàng hóa được kiểm tra nghiêm ngặt, thủ tục xử lý nhanh trước khi hàng ra vào sân bay;
- Phí bảo hiểm vận tải thấp do ít xảy ra các rủi ro.
Nhược điểm vận tải hàng không
Bên cạnh ưu điểm thì vận tải hàng không cũng còn nhược điểm:
- Vận chuyển hàng đường hàng không tốn chi phí nhiều hơn các hình thức khác;
- Không thể vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn;
- Thủ tục phức tạp vì liên quan đến các quy định của pháp luật và các yếu tố an toàn bay;
- Các chuyến bay phụ thuộc yếu tố thời tiết, nên có thể bị delay hoặc hủy chuyến ảnh hưởng tiến độ vận chuyển.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về các loại phụ phí đường hàng không. Nếu quý khách có nhu cầu muốn chuyển tải hàng đi xa, cần cập nhật ngay phụ phí hàng air hoặc liên hệ 0909 344 247 để được nhân viên Proship tư vấn tận tình và chi tiết về phương thức vận chuyển này nhé!