Cảng cạn hay ICD là gì? Ở Việt Nam có cảng Cạn không?

x Doanh nghiệp bạn đang quan tâm tới những kiến thức về Cảng cạn ICD?
x Bạn thắc mắc ICD là gì? Có chức năng gì? Ở Việt Nam có cảng cạn không?
x Bạn cần gửi hàng đường biển dưới sự hỗ trợ bởi Nhà vận chuyển đáng tin cậy?

Hiện các cảng cạn ICD đang có xu hướng phát triển mạnh. Các cảng cạn là trung tâm kiểm hóa tập trung, tập kết container, điểm thông quan loại hàng hóa xuất nhập khẩu cho các tỉnh, thành trong khu vực. Proship.vn sẽ cập nhật nhanh kiến thức cần biết về CẢNG CẠN LÀ GÌ, liệt kê các cảng cạn ICD chính tại Việt Nam, chỉ ra các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng ICD. Và nếu bạn quan tâm Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ, mời tìm đọc nội dung bên dưới.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Cảng cạn ICD là gì? Thực trạng phát triển cảng cạn tại Việt Nam

ICD là gì?

Hiện nay, nhiều hệ thống cảng cạn được phát triển nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ Logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn. Phát triển cảng cạn đang ngày càng bức thiết. Vậy, CẢNG CẠN LÀ GÌ? ICD là viết tắt của Inland Container Depot, được hiểu là cảng cạn hay cảng nội địa, cảng khô.

Luật pháp nước ta cũng đã đưa ra khái niệm rõ ràng cho cảng cạn như sau: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đấu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biến, cảng đường thuỷ nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt. Đồng thời, nó còn giữ chức năng tương tự như cửa khẩu đối với các lô hàng đượ xuát khẩu và nhập khẩu bằng đường biển.

Nói một cách khác, bạn có thể hiểu cảng cạn là phần mở rộng của cảng biển thông thường, nó được xây dựng trong nội địa để có thể đáp ứng nhu cầu thông quan của các lô hàng. Sự hình thành của ICD giúp cho các cảng biển thoát khỏi tình trạng ùn ứ hàng hoá, việc thông quan nhanh hơn, dễ kiểm soát hơn và hiệu quả được nâng lên rất nhiều. Bên cạnh những chức năng chính nói trên, các cảng cạn có thể sử dụng để:

  • Đóng, ghép hàng hóa tại bãi;
  • Lắp đặt trang thiết bị;
  • Đóng gói hàng hóa;
  • Sửa chữa, vệ sinh container;
  • Điểm trung chuyển hàng hóa vận tải.
Cảng cạn hay ICD là gì? Ở Việt Nam có cảng Cạn không?
ICD được hiểu là cảng cạn hay cảng nội địa, cảng khô. Nó chính là phần mở rộng của cảng biển thông thường.

Thực trạng phát triển cảng cạn Việt Nam

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt trong Quyết định số 2223/QĐ-TTg vào tháng 12-2011 (Quy hoạch 2223). Đây là quy hoạch chính thức đầu tiên liên quan đến hoạt động của loại hình này nhưng do nhiều nguyên nhân, nó chưa phát huy được vai trò của mình và có thể đánh giá là thất bại.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống cảng biển. Song hiệu quả lại chưa cao khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, một phần do ngành logistics chưa có chiến lược phát triển hợp lý.

Tiềm năng phát triển hệ thống cảng cạn tại Việt Nam là khả quan, nhất là tại 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có khối lượng hàng container thông quan chiếm gần 80% tổng lượng hàng cả nước. Hiện khu vực này có các cảng cạn hoạt động là Sotrans, Tanamexco, Phước Long, Transimex, Long Bình, Tân Tạo, Phúc Long, Sóng Thần, Trường Thọ và Biên Hòa. Chức năng chủ yếu là tập kết và chuyển tiếp hàng hóa XNK cho cảng biển, đồng thời là điểm thông quan nội địa.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

>>Xem thêm: DWT là đơn vị gì?

Ở Việt Nam hiện có Cảng cạn không? Chức năng ICD là gì?

Sau khi đã giải đáp ICD là gì, cảng cạn ICD là gì, PROSHIP sẽ tiếp tục liệt kê các cảng cạn chính tại Việt Nam cũng như chức năng của ICD góp phần hỗ trợ việc gửi hàng, giao thương hàng hóa/sản phẩm giữa các Doanh nghiệp, Tập đoàn với nhau theo phương thức vận tải đường biển.

Theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 mới được Bộ GTVT phê duyệt, giai đoạn đến năm 2025 nhiều cụm cảng cạn với công suất khoảng 5,7 – 8,6 triệu TEU/năm sẽ được hình thành. Việc kết nối cảng cạn với đường sắt còn gặp nhiều thách thức do việc triển khai đầu tư các dự án đường sắt chậm chạp, không huy động được nguồn vốn đầu tư.

* Miền Bắc:

Miền Bắc có các cảng cạn, cụm cảng cạn có công suất khoảng 1,3 – 2,2 triệu TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 3,8 – 5,2 triệu TEU/năm. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất xấp xỉ 124.000 – 322.000 TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 510.000 – 911.000 TEU/năm. Đáng nói, các cảng cạn, cảng thông quan nội địa khu vực phía Bắc quy mô khai thác còn nhỏ (chủ yếu dưới 10ha), đa phần kết nối bằng đường bộ, chỉ có một khu vực kết nối đường sắt (Lào Cai) và một cảng cạn kết nối đường sông (ICD Phúc Lộc).

* Miền Nam:

Miền Nam sẽ có nhiều cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất chạm ngưỡng 4,2 – 6,1 triệu TEU/năm. Giai đoạn đến năm 2030, khu vực này sẽ có các cảng lên đến khoảng 9,5 – 13 triệu TEU/năm.

Danh mục cảng cạn Việt Nam hiện có nhiều cảng, bao gồm

  • ICD Hải Linh (Quảng Ninh);
  • Cảng cạn Km3+4 Móng Cái (Quảng Ninh);
  • Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng;
  • Cảng cạn Đình Vũ (Quảng Bình);
  • Cảng cạn Hoàng Thành (Hải Phòng);
  • Cảng cạn Long Biên (Hà Nội);
  • Cảng cạn Tân Cảng (Hà Nam);
  • Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc (Ninh Bình);
  • Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai);
  • Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh);
  • Cảng cạn ICD Mỹ Đình (Hà Nội) Cảng cạn lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam.
Cảng cạn hay ICD là gì? Ở Việt Nam có cảng Cạn không?
Các cảng cạn ICD tại 2 miền Nam Bắc với quy mô và năng suất vận tải lớn, là nơi tập kết số lượng khổng lồ container hàng hóa từ khắp nơi.

Các chức năng của một cảng cạn ICD

Có thể chỉ ra một số vai trò quan trọng nhất của cảng cạn trong hoạt động vận chuyển container, đó là:

  • Là địa điểm tập kết container:

Sự hạn chế không gian của cảng biển là trở ngại rất lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Trong quá tình chờ đợi làm thủ tục hải quan, các container hàng cần được sắp xếp ở nơi có đủ điều kiện để chất lượng hàng hoá không bị ảnh hưởng. Đó chính là cảng cạn ICD.

  • Cảng cạn ICD là trung tâm phân phối hàng hóa:

Với những tiện ích mà cảng cạn mang lại, việc luận chuyển hàng hoá sẽ diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhờ đó mà công ty xuất nhập khẩu cũng tiết kiệm được tương đối thời gian và chi phí đi kèm.

  • Giảm tải cho cảng khi làm thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa:

Thời gian làm thủ tục hải quan tương đối lâu, bạn phải chờ kết quả giám định, bốc xếp hàng hoá, kiểm tra chuyên ngành. Sau khi hoàn tất quá trình đó, hàng mới được xếp lên tàu. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp không ngừng tăng cao. Chính vì thế sự xuất hiện của cảng cạn giúp cảng biển tránh khỏi tình trạng quá tải.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ICD cần đáp ứng gì?

Một ICD cần đạt được những yêu cầu kĩ thuật cơ bản sau:

  • Có đủ thiết bị cho việc dỡ container;
  • Đủ diện tích mặt bằng cho việc bố trí các khu vực chức năng: khu giao nhận, xếp dỡ hàng hóa, khu vực làm thủ tục hải quan, khu lưu kho hàng hóa, khu tái chế, đóng gói,…
  • Văn phòng làm việc cho các Hãng tàu, Hải quan, Công ty giao nhận, Công ty vận tải nội địa,…
  • Hệ thống thong tin đảm bảo tin cậy và hiệu quả;
  • Khu vực cảng phải có tường rào bảo vệ, đảm bảo an ninh và ngăn cách với khu vực xung quanh;
  • Có trạm hàng lẻ (CFS) với dịch vụ đóng/rút container.

Proship có cung cấp Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch đường biển đi các nước không?

Nhằm đáp ứng hiệu quả tốt nhất cho nhu cầu gửi hàng lẻ LCL Chính Ngạch từ Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản,…Đơn vị vận tải, logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa nhiều năm kinh nghiệm của PROSHIP sẽ tiếp nhận và cung cấp tới quý khách “Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch”, đáp ứng tốt nhất cho mọi yêu cầu mà người gửi hàng đặt ra để mang lại nhiều trải nghiệm dịch vụ đáng giá nhất từ trước tới nay. Cam kết: “LỊCH TRÌNH THƯỜNG XUYÊN – LUÔN CÓ BOOKING – GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN RẺ – GIAO HÀNG NHANH ĐÚNG HẸN”.

Với Dịch vụ gửi hàng lẻ Consol Việt Nam đi các nước, chúng tôi sẽ hoạt động tích cực với vai trò là người gom hàng (Consolidator) sẽ gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều Chủ hàng tại Kho đóng hàng lẻ (CFS), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích. Proship cũng thông tin cho bạn là mỗi khách sẽ có một tờ khai container (tức một container sẽ có nhiều tờ khai), như vậy sẽ đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, thuận tiện hơn cho quá trình ghép hàng từ nhiều khách lại với nhau. Cách thức ghép hàng như này hoàn toàn phù hợp với những Cá nhân, DN kinh doanh nhỏ lẻ và số lượng hàng cần gửi đi không quá nhiều.

Cảng cạn hay ICD là gì? Ở Việt Nam có cảng Cạn không?
Năng lực vận tải biển lớn cùng sự kết nối chặt chẽ với các hãng tàu biển có tiếng, sự chuyên nghiệp trong khâu ghép hàng, Proship tự tin XNK hàng lẻ Việt Nam đi Nhật, Úc, Mỹ,…

Dịch vụ gửi hàng lẻ bằng container và chuyển hàng LCL từ Việt Nam đi các nước, Proship đảm nhận

  • Với hàng xuất từ Cảng tại TPHCM – Mỹ, Đức, Úc, Nhật,…: Proship vận chuyển giao Door Door – Lấy tận xưởng tại Việt Nam và giao tận tay người nhận và ngược lại, bao gồm toàn bộ chi phí đường biển…
  • Với hàng nhập từ Mỹ, Đức, Úc, Nhật,…– TPHCM (Cát Lái): Proship sẽ thu xếp liên hệ shipper để kiểm tra thông tin ngày dự kiến giao hàng để thu xếp lịch tàu phù hợp, book chuyến tàu sớm nhất vận chuyển về Việt Nam giao cho khách.

Phương thức giao nhận, vận chuyển hàng LCL Việt Nam đi các nước

  • Vận chuyển hàng LCL Chính Ngạch từ Cảng tới Cảng;
  • Vận chuyển container hàng lẻ Consol từ Cảng tới Kho;
  • Vận chuyển hàng lẻ từ Kho tới Kho;
  • Vận chuyển hàng lẻ LCL tận nơi theo yêu cầu;
  • Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng…

Cước phí xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch phụ thuộc

  • Nơi xuất xứ và điểm đến của các lô hàng?
  • Kích thước, trọng lượng và chi tiết hàng hóa?…
  • Khi nào lô hàng đã sẵn sàng – hoặc khi nào bạn cần nó ở đích đến?…
  • Đâu là những dịch vụ bạn yêu cầu (ngoài việc vận chuyển từ cảng đến cảng)?

Ngoài cước biển được báo theo tuyến hàng, chi phí khai thác hàng (Local Charges) được giữ cố định theo bảng giá

  • Phụ phí lưu huỳnh (LSS hoặc WBS): USD 7/CBM. Là phụ phí mới, theo quy định trong hiệp ước Imo2020 về vận tải biển;
  • Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): USD 8/CBM;
  • Phí kho CFS: USD 8/CBM;
  • Phí telex release: USD 30/bộ;
  • Phí vận đơn (Bill fee/Docs fee): USD 40/bộ;
  • Phí EBS/AMS/AFR: USD 35/chuyến.

Các dịch vụ cung cấp tại đây, bao gồm

  • Cung cấp cước vận chuyển từ Cảng HCM, Đà Nẵng, Quy Nhơn,…đến cảng các nước Mỹ, Úc, Nhật, Đức…(CY-CY);
  • Dịch vụ vận chuyển hàng FCL/LCL;
  • Cung cấp Dịch vụ Door to Door, CY – Door, Door to CY, Ex-work, DDU, DD,…;
  • Cung cấp Dịch vụ khai báo hải quan;
  • Cung cấp Dịch vụ vận chuyển đường bộ;
  • Cung cấp Dịch vụ hun trùng;
  • Cung cấp Dịch vụ làm giấy kiểm dịch thực vật;
  • Cung cấp Dịch vụ làm giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ,…

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ ICD là gì, CẢNG CẠN LÀ GÌ, lý do tại sao phải phát triển mô hình cảng cạn này, thực trạng phát triển cảng cạn ICD tại Việt Nam, chức năng, cơ sở vật chất của cảng cạn cũng như thông tin cần biết về Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch giá rẻ tại PROSHIP. Quý DN nào đang quan tâm tới Dịch vụ gửi hàng LCL bằng container đường biển, hãy liên hệ ngay số 0909 344 247 để được báo giá và tư vấn cách thức gửi hàng, chọn giải pháp vận chuyển tối ưu tiết kiệm nhất.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn