Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?

x Nhiều chủ hàng, doanh nghiệp thắc mắc hàng tạm nhập tái xuất là gì? Hàng tạm nhập, tái xuất quy định thế nào?
x Bạn chưa nắm rõ mặt hàng nào được phép và không được phép làm tạm nhập tái xuất?
x Bạn cần biết các bước quy trình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa ra sao?

Tạm nhập tái xuất là thuật ngữ quen thuộc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa…Sau đây, Proship.vn chúng tôi sẽ làm rõ hơn khái niệm tạm nhập tái xuất là gì cùng những kiến thức liên quan giúp giải đáp nhanh mọi thắc mắc đặt ra ở trên.

Tạm nhập tái xuất, hàng tạm nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập tái xuất là quy trình quan trọng trong hoạt động XNK. Bởi đây là quy trình pháp lý, cho phép hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia với mục đích sẽ được tái xuất ra nước ngoài mà không phải chịu các loại thuế nhập khẩu theo quy định.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập nghĩa là đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định và có tính chất tạm thời. Điều này khác với việc nhập khẩu thông thường, nơi hàng hóa thường được giữ lại trong nước để phân phối hoặc sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và được bán ra thị trường Việt Nam.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?
Tạm nhập tái xuất là quy trình pháp lý cho phép hàng nhập khẩu vào một quốc gia để tái xuất ra nước ngoài mà không phải chịu các loại thuế nhập khẩu.

Tái xuất là bước tiếp theo của quá trình tạm nhập. Khi hàng hóa đã hoàn tất các thủ tục hải quan và nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tiếp tục được gửi đến quốc gia thứ ba.

Có thể bạn quan tâm  Trị giá hải quan là gì? Được xác định như thế nào?

Loại hàng nào được phép và không được phép tạm nhập, tái xuất?

Loại hàng ĐƯỢC PHÉP tạm nhập tái xuất là gì và KHÔNG ĐƯỢC PHÉP tạm nhập tái xuất bao gồm những gì?

Hàng hóa nào ĐƯỢC PHÉP tạm nhập, tái xuất?

Theo quy định tại Điều 48 Luật Hải quan số 54/2014/QH13, các loại hàng hóa được tạm nhập, tái xuất gồm:

  • Phương tiện quay vòng dùng để chứa hàng hóa;
  • Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong một thời hạn nhất định;
  • Máy móc, thiết bị và các phương tiện thi công, các khuôn, mẫu theo hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;
  • Linh kiện, phụ tùng chủ tàu nhập khẩu nhằm mục đích thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;
  • Hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
  • Hàng hóa khác.
Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?
Với hàng tạm nhập tái xuất sẽ có quy định riêng cho những mặt hàng được phép và không được phép thực hiện tạm nhập, tái xuất.

Hàng hóa nào KHÔNG ĐƯỢC PHÉP tạm nhập tái xuất?

Tại Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu như sau:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

1. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau:

a) Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;

d) Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Chính phủ quy định chi tiết Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

3. Trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định, công bố công khai hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

Quy trình các bước thực hiện tạm nhập tái xuất

Quy trình tạm nhập tái xuất khá phức tạp với trình tự các bước:

Có thể bạn quan tâm  Chargeable Weight là gì? Được tính như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tài liệu cần thiết cho quá trình tạm nhập tái xuất gồm:

  • Đơn đề nghị tạm nhập tái xuất;
  • Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng tạm nhập tái xuất (nếu có);
  • Hóa đơn thương mại;
  • Bảng kê hàng hóa;
  • Chứng từ vận tải (Bill of Lading/Lading Airway Bill);
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép);
  • Các tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của cơ quan hải quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ, đăng ký tạm nhập

Việc nộp hồ sơ và đăng ký tạm nhập như sau:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan hải quan có thẩm quyền;
  • Thực hiện đăng ký tạm nhập cho hàng hóa, bao gồm việc khai báo thông tin hàng hóa, mục đích tạm nhập, và thời hạn tái xuất.

Bước 3. Kiểm tra hải quan, phê duyệt

Bước kiểm tra hải quan và phê duyệt như sau:

  • Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và hàng hóa để xác minh tính xác thực và đúng đắn của chúng;
  • Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, hải quan sẽ cấp phép được tạm nhập hàng hóa.

Bước 4: Nhập khẩu tạm thời, lưu kho

Cách thức nhập khẩu tạm thời và lưu kho như sau:

  • Hàng hóa được nhập khẩu tạm thời và có thể được lưu trữ tại kho bãi đặc biệt dưới sự giám sát của hải quan;
  • Trong quá trình này, doanh nghiệp có thể tiến hành chế biến, lắp ráp, tu sửa hàng hóa (nếu cần) trước khi tái xuất.
Có thể bạn quan tâm  Kho bảo thuế là gì? Điều kiện và quy định như thế nào?
Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?
Quy trình tạm nhập tái xuất yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các bước làm thủ tục HQ để đảm bảo hàng nhập khẩu và xuất khẩu hợp lệ.

Bước 5: Tái xuất hàng hóa

Tái xuất hàng hóa được thực hiện như sau:

  • Khi đến thời hạn tái xuất, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ tái xuất và nộp lên cơ quan hải quan;
  • Hồ sơ tái xuất gồm: Đơn đề nghị tái xuất, hóa đơn thương mại, bảng kê hàng hóa, chứng từ vận chuyển, và các giấy tờ khác tương tự nhập khẩu;
  • Sau khi hồ sơ được hải quan xem xét và phê duyệt, hàng hóa sẽ được tái xuất khỏi Việt Nam.

Bước 6: Đóng hồ sơ tạm nhập tái xuất

Việc đóng hồ sơ tạm nhập tái xuất được tiến hành như sau:

  • Khi quá trình tái xuất hoàn tất, doanh nghiệp cần thông báo cho cơ quan hải quan để đóng hồ sơ tạm nhập tái xuất;
  • Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và xác nhận việc tái xuất hoàn tất, đồng thời đóng hồ sơ tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp;
  • Quy trình tạm nhập tái xuất yêu cầu sự chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các yêu cầu cụ thể của cơ quan hải quan và quy định pháp luật để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.

Tạm nhập tái xuất là gì, các quy định về hàng tạm nhập tái xuất là gì, quy trình thực hiện tạm nhập tái xuất thế nào, mặt hàng nào BỊ CẤM và KHÔNG BỊ CẤM làm tạm nhập tái xuất,…đã được chia sẻ bởi Proship. Quý doanh nghiệp có thắc mắc nào liên quan, liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp hoặc tư vấn các giải pháp vận chuyển Đa phương thức an toàn, giá rẻ tiết kiệm chi phí.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn