Những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa đường sắt

x Bạn có đơn hàng cần vận chuyển đường sắt muốn biết khi nào nên chọn hình thức này?
x Bạn thắc mắc vận chuyển hàng đường sắt có những khó khăn, bất cập nào hay không?
x Bạn muốn biết liệu có định hướng phát triển nào về ngành đường sắt trong tương lai không?

Proship.vn chúng tôi là một trong những Đơn vị vận chuyển hàng hóa đường sắt Bắc Nam và Quốc tế nhiều năm kinh nghiệm sẽ chỉ ra những khó khăn vận chuyển hàng hóa đường sắt bên cạnh ưu điểm của vận tải đường sắt. Từ đây, các cá nhân, doanh nghiệp cũng có sự cân nhắc trên nhiều yếu tố để quyết định có nên chọn phương thức vận chuyển hàng hóa đường sắt hay không.

Khó khăn trong vận tải hàng đường sắt hiện nay

Những khó khăn vận chuyển hàng hóa đường sắt được Proship chỉ ra:

Cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật hạn chế

Ngành đường sắt chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, nhiều tuyến đường xếp dở, đường nhánh dùng riêng ở nhiều ga bị bóc dỡ. Đất đai và hạ tầng đường sắt bị xâm lấn nghiêm trọng làm ách tắc giao thông đô thị khiến giờ tàu chạy cũng bị ảnh hưởng, hạn chế tốc độ và giờ chạy của tàu vận tải đường sắt.

Hạ tầng đường sắt tập trung ở tuyến đường Bắc Nam là chính mà chưa có sự nhìn nhận hoặc mở rộng thêm những tuyến mới để kết nối các vùng, miền khác,…Những nổ lực quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt còn gặp nhiều bất cập, một số hạ tầng còn dang dở.

Máy móc, thiết bị đã xuống cấp, cũ kỹ sau nhiều năm hoạt động không được bảo dưỡng đúng và đầu tư nâng cấp gây tiêu hao nhiều nhiên liệu, trở ngại trong vận dụng, bảo trì, sửa chữa,…nên không thể đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng với khối lượng hàng lớn.

Có thể bạn quan tâm  Cước phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Kon Tum tốt nhất 2025
Những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa đường sắt
Khó khăn trong vận tải hàng đường sắt phải kể đến như tính đồng bộ chưa cao, cơ sở hạ tầng đường sắt còn hạn chế, vốn đầu tư khan hiếm, áp lực cạnh tranh với các phương thức vận tải khác,…

Tính đồng bộ chưa cao

Vận tải đường sắt gặp nhiều khó khăn do tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường thiếu đồng cấp, tính đồng bộ chưa cao giữa các tuyến đường và phương tiện, giữa hệ thống kho bãi và thiết bị xếp dỡ tại các ga dẫn tới vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Hệ thống kho bãi của các ga chưa được quy hoạch, sắp xếp hợp lý dẫn đến có quá nhiều bất cập, gây khó khăn cho vận tải Container theo tuyến đường dài.

Bên cạnh đó, việc thiếu sự liên kết, đồng bộ với các phương thức vận tải khác cũng gây nên rất nhiều khó khăn. Do thiếu tính đồng bộ nên hàng hóa trong quá trình vận chuyển nhiều khi không đảm bảo được chất lượng, hàng hóa phải chờ đợi để được bốc dỡ lên xuống các phương tiện trung gian dễ gây thất thoát và hư hỏng và khó kiểm soát được khối lượng hàng hóa.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Thủ tục phức tạp, chi phí vận tải cao

Do thiếu tính đồng bộ, cơ sở vật chất và hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng, dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa đường sắt đang ở mức khá cao, đặc biệt có những tuyến hành trình có mức giá cước gấp đôi đường biển.

Ngoài ra, lượng hàng hóa vận chuyển hiện chưa nhiều, thủ tục quá cảnh phức tạp tạo nên không ít khó khăn cho Doanh nghiệp.

Áp lực cạnh tranh với các loại hình vận tải khác

Khi các hãng hàng không giá rẻ ra đời cung cấp nhiều đường bay cự li ngắn và trung bình, cùng với đó là đẩy nhanh tốc độ vận chuyển đã đưa đường sắt vào thế cạnh tranh với đường hàng hàng không.

Có thể bạn quan tâm  Các thủ tục qui trình ký gửi hàng hóa

Ngoài ra, sự phát triển của tuyến đường sắt Bắc Nam suốt chiều dọc đất nước lại không thể cạnh tranh lại loại hình vận tải bằng đường bộ do tính linh hoạt và cơ sở hạ tầng có thêm nhiều tuyến đường cao tốc mới đã tạo áp lực cạnh tranh rất lớn và làm giảm thị phần vận tải đường sắt.

Vốn đầu tư khan hiếm

Thị phần vận tải đường sắt ngày càng sụt giảm, không cạnh tranh được so với các loại hình vận tải khác. Trên thực tế, ngành đường sắt vẫn nhận được vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước nhưng con số này quá eo hẹp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển là rất lớn mà lại không đáp ứng được.

Định hướng phát triển ngành đường sắt trong tương lai

Từ năm 2018, Đường sắt Việt Nam cũng đã có chủ trương và thực hiện đầu tư cho hệ thống thông tin tín hiệu hỗ trợ cho hoạt động Logistics. Tập trung khắc phục những khó khăn nội tại, bố trí ngân sách để cải tạo, nâng cấp hệ thống đường sắt hiện hữu; đồng thời, kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào kết cấu hạ tầng đường sắt.

Tối ưu hóa hoạt động vận tải bằng cách nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống điều hành vận tải (OCC), từ đó giúp lập kế hoạch tập trung tự động, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu “động” trong suốt quá trình điều hành vận tải. thông tin trực tiếp giữa lái tàu và các nhân viên trung tâm OCC. Điều này giúp hạn chế được những rủi ro trong quá trình vận tải cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về vận tải hàng hóa trong thời buổi kinh tế hiện nay.

Những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa đường sắt
Định hướng phát triển ngành đường sắt nước ta trong tương lai là nâng cấp hệ thống đường sắt, thay đổi nhận thức của xã hội và DN về vai trò ngành đường sắt, hiện đại hóa hệ thống điều hành vận tải,…

Cần thay đổi nhận thức của xã hội và doanh nghiệp về vai trò của ngành đường sắt, đặc biệt là vận tải đường sắt xuyên quốc gia có thể tăng khối lượng hàng hóa lớn, từ đó giúp nâng cao sức cạnh tranh của ngành trong thị trường vận tải hiện nay. Bên cạnh đó có thể vận dụng mô hình vận chuyển đa phương thức, kết hợp đường biển và đường sắt để tối ưu được lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm bớt áp lực về thủ tục pháp lý.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ vận chuyển gửi hàng từ Đà Nẵng đi vào Bình Dương

>>Xem thêm: Lý do chọn vận chuyển đường biển

Khi nào nên chọn vận tải hàng bằng đường sắt?

Đường sắt có ưu điểm là chi phí thấp, lịch trình cố định, ít gặp sự cố, phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn. Các chuyến tàu chạy theo lịch trình cố định cùng đường chạy ổn định giúp hàng hóa luôn được vận chuyển an toàn, nguyên vẹn và đúng thời hạn như mong muốn. Vận chuyển đường sắt sẽ có các toa tàu chở người và các toa tàu chở hàng hóa riêng, đầu kéo lớn cùng tuyến đường dành riêng nên các Container hàng nặng, lớn dễ dàng được vận chuyển.

Những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa đường sắt
Vận tải đường sắt phù hợp khi cần chuyển hàng khối lượng lớn đi cùng chuyến, hàng hóa cần giao đúng thời gian, vận chuyển mặt hàng giá trị cao cần đảm bảo an toàn,…

Hiện nay, hệ thống đường sắt của nước ta từng bước hoàn thiện với nhiều ga tàu khắp cả nước nên quá trình vận chuyển đường sắt tiện lợi và dễ dàng hơn trước. Song, nếu Doanh nghiệp của bạn cần vận chuyển hàng hóa đến các khu vực chưa được phủ trục đường sắt sẽ còn gặp phải không ít khó khăn, cần thêm công vận chuyển từ kho ga đến bến bãi mình mong muốn.

Hơn nữa, với những khách hàng không có phương tiện vận chuyển hàng cũng sẽ gặp khó khăn khi thuê xe hoặc sử dụng Dịch vụ vận tải hỗ trợ,…Với các ưu nhược điểm trên, khách hàng có thể cân nhắc thật kĩ về việc nên chọn vận chuyển hàng hóa đường sắt hay các hình thức khác.

Trên đây là những khó khăn vận chuyển hàng hóa đường sắt, từ đây các cá nhân/doanh nghiệp gửi hàng nên chủ động tính toán, điều chỉnh sao cho hợp lý và tối ưu nhất. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường sắt giá rẻ tại Proship Logistics, liên hệ ngay 0909 344 247 để cập nhật thông tin chi tiết về lộ trình, cước phí,…

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn