Khó khăn và giải pháp giải quyết vấn đề khi ứng dụng công nghệ vào logistics

Khó khăn, giải pháp giải quyết vấn đề khi ứng dụng công nghệ vào logistics

Mặc dù xu hướng ứng dụng công nghệ đã rất rõ nhưng vấn đề đang nóng hiện nay là có rất ít doanh nghiệp trong nước đầu tư và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của mình. Có ba nhóm vấn đề: Khó khăn và giải pháp giải quyết vấn đề khi ứng dụng công nghệ vào logistics

Tìm kiếm giải pháp kỹ thuật tốt

Các nhà cung cấp giải pháp công nghệ logistics ở Việt Nam còn rất ít do đó các doanh nghiệp khó có thể chọn được nhà cung cấp phù hợp. Nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hiện nay vẫn chưa có phần mềm quản lý giao nhận vận tải quốc tế (FMS) do các phầm mềm lớn cung cấp từ nước ngoài thì giá cao, thường không dưới 100 ngàn USD, trong khi phần mềm FMS trong nước phát triển thì có nhà cung cấp bán giá chỉ 1 ngàn USD, khách hàng lại lo không đủ tính năng và độ tin cậy. Điều này dẫn tới việc các nhà cung cấp nước ngoài và trong nước đều khó tồn tại vì cách nào đi nữa họ cũng không có được doanh số đủ để phát triển trên thị trường hiện tại.

Vốn và yêu cầu đầu tư có hiệu quả vào công nghệ logistics

Có giải pháp kỹ thuật tốt là điều kiện cần nhưng các doanh nghiệp thường phải tính xem họ đầu tư vào công nghệ có đem lại hiệu quả về tài chính hay không? Chính yêu cầu này – ví dụ thời gian hoàn vốn – là thách thức thứ hai và rất khó vượt qua. Đã có một số doanh nghiệp liên tục tìm kiếm giải pháp nhưng sau hơn 1 năm vẫn chưa thể quyết định, chính vì chỉ tiêu kinh tế không đạt. Vốn mua sắm thiết bị thường vẫn là nguồn vay ngân hàng hoặc huy động trong nội bộ nhưng có chi phí và thời gian thu hồi vốn yêu cầu đối với các đầu tư công nghệ là không quá 3 năm. Trong khi việc nâng cao năng suất hay các lợi thế tạo được từ ứng dụng công nghệ là chưa rõ ràng vì doanh nghiệp trong nước chưa có tiền lệ hay kinh nghiệm thì quyết định đầu tư của họ là rất khó khăn.

Nguồn nhân lực quản trị, vận hành, bảo trì

Khó khăn và giải pháp giải quyết vấn đề khi ứng dụng công nghệ vào logistics
Nhiều doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản trị thiếu khả năng cập nhật kiến thức, thông tin về ứng dụng công nghệ nên khó quyết định lựa chọn giải pháp. Đội ngũ vận hành chưa từng trải qua; Đội ngũ bảo trì chưa được huấn luyện còn các nhà cung cấp thường khó có thể hỗ trợ trực tuyến trong công tác bảo trì – xử lý sự cố với hiệu quả như mong muốn.

Thiếu người tư vấn và quản lý các dự án ứng dụng công nghệ

Doanh nghiệp trong nước cũng không có thói quen chi trả các khoản tư vấn thiết kế, quản lý dự án ứng dụng công nghệ, do đó thị trường tư vấn quản lý dự án trong lĩnh vực logistics còn rất nhỏ bé và sơ khai.

  • Các đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ trong logistics 1) Xây dựng các chương trình cụ thể nhằm nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thông qua ứng dụng công nghệ với các chỉ tiêu xác định về năng suất, tốc độ, độ chính xác, chất lượng và mức dịch vụ,… Dùng nguồn quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tài trợ cho các chương trình này.
  • Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ để xây dựng năng lực thiết kế, tích hợp hệ thống, lắp đặt và bảo trì các hệ thống tự động hóa ứng dụng trong quản lý vận tải, kho hàng, trung tâm phân phối,…
  • Hỗ trợ vốn hay các điều kiện làm việc ban đầu cho các start-up về giải pháp nền tảng điện tử logistics và các start-up về ứng dụng liên quan.
  • Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp có sẵn do các đối tác quốc tế/khu vực đã phát triển để tận dụng nguồn lực công nghệ và liên kết phát triển nhanh ra khu vực

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Mục nhập này đã được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *