x Bạn đang kinh doanh hàng may mặc và có nhu cầu muốn xuất khẩu mặt hàng này đi nước ngoài, EU,…?
x Bạn mới xuất hàng gia công may mặc nhưng chưa biết thủ tục, quy trình xuất khẩu mặt hàng này đi nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ gì?
x Bạn muốn biết địa điểm làm thủ tục hải quan xuất hàng may mặc ở đâu?
Proship.vn chúng tôi sẽ trình bày chi tiết qui trình xuất khẩu hàng gia công may mặc đi các nước năm 2024 cho các Doanh nghiệp, Xí nghiệp dệt may,…nắm rõ để hoàn thiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc cho đúng theo quy định của từng thị trường.
Có thể bạn quan tâm: Vận chuyển hàng hóa đi Đà Nẵng – Vận chuyển hàng hóa đi Hà Nội – Dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nước – Chuyển phát nhanh trong nước
Giới thiệu thị trường xuất khẩu hàng may mặc
Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật, Hàn và kim ngạch xuất khẩu đạt 29,81 tỷ USD.
Nửa cuối năm 2023, sự quan tâm của các khách hàng đến sản phẩm Dệt may tại Việt Nam từ các khu vực như Châu Âu, Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã đạt mức tăng trưởng đáng kể. Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đang chứng kiến một xu hướng tăng nhanh trong việc thu hút lượng khách hàng quốc tế, hy vọng trong nửa cuối năm giá trị xuất khẩu sẽ được cải thiện.
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn phục vụ cho quy trình sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Các mặt hàng trong lĩnh vực dệt may mà Việt Nam thường xuất khẩu gồm:
- Xuất khẩu hàng dệt may;
- Xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt;
- Xuất khẩu nguyên phụ liệu hàng dệt may;
- Xuất khẩu vải mảnh, vải kỹ thuật;
- Xuất khẩu quần áo, giày da thành phẩm.
Thủ tục, quy trình xuất khẩu hàng gia công may mặc
Giấy phép hàng may mặc xuất khẩu
Căn cứ mục 4 Phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”, khi xuất khẩu các hàng hóa theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Doanh nghiệp phải xin phép xuất khẩu của Bộ Công Thương.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Thuế hàng may mặc xuất khẩu
Để biết mức thuế hàng may mặc xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Đối với vải, quần áo, hàng dệt may, bạn đọc có thể tham khảo Phần XI “Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt.
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt hàng thuộc Phần XI không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”.
Quy trình, thủ tục xuất khẩu hàng may mặc
Quy trình và thủ tục xuất khẩu hàng gia công may mặc khá phức tạp và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo thành công. Gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết
- Xác định loại hàng may mặc;
- Kiểm tra các quy định về xuất khẩu;
- Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu.
Các giấy tờ cần chuẩn bị để xuất hàng đi Châu Âu (EU):
- Invoice (hóa đơn thương mại);
- Packing List (phiếu đóng gói hàng hóa);
- Bill of Lading (vận đơn);
- Certificate of Origin (C/O) (bắt buộc form EVFTA để giảm thuế bên EU);
- Tờ khai hải quan.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu
- Đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký mã số xuất khẩu;
- Đăng ký tại cơ quan hải quan.
Bước 3: Xử lý hải quan và các thủ tục liên quan
- Đăng ký xuất khẩu tại cửa khẩu;
- Khai báo hàng hóa;
- Kiểm tra hải quan và thông quan hàng hóa.
Bước 4: Xử lý vận chuyển và giao hàng
- Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp;
- Chuẩn bị đóng gói và bảo quản hàng hóa;
- Theo dõi và theo kịp quá trình vận chuyển.
Bước 5: Hoàn thành thủ tục xuất khẩu
- Lập hóa đơn xuất khẩu và các chứng từ liên quan;
- Thanh toán chi phí và phí vận chuyển;
- Hoàn tất thủ tục tại cửa khẩu xuất khẩu.
Các yếu tố quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng may mặc
Quy định pháp lý và quyền lợi
Bao gồm quy định về xuất khẩu, thuế và lệ phí, thủ tục hải quan và cam kết quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thanh toán.
Chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia công may mặc cần đánh giá và điều chỉnh các khoản chi phí liên quan đến xuất khẩu, bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, xử lý hải quan và các khoản phí phát sinh.
Quản lý chất lượng, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn
Điều này bao gồm kiểm tra và kiểm soát chất lượng hàng hóa, đảm bảo tuân thủ các quy định về vật liệu, thành phần, kích cỡ và hiệu suất.
Thực hiện kiểm tra và kiểm soát hải quan
Đảm bảo việc khai báo đúng, đầy đủ và chính xác. Đồng thời, việc kiểm tra hải quan sẽ đảm bảo việc xuất khẩu diễn ra theo quy định và tránh các vấn đề phát sinh liên quan đến hải quan.
Quản lý rủi ro và bảo hiểm
Xuất khẩu hàng may mặc có thể đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm mất mát, hư hỏng hoặc trục trặc trong quá trình vận chuyển. Do đó, quản lý rủi ro là một yếu tố quan trọng.
Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng may mặc
Điều 17 Luật Hải quan (Sửa đổi, bổ sung) quy định địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu và trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
- Để thực hiện khai hải quan điện tử, hồ sơ khai hải quan có thể được hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố chấp nhận.
Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác thì do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.
Trên đây là quy trình làm thủ tục xuất khẩu hàng gia công may mặc mà các Doanh nghiệp, xí nghiệp may, xưởng sản xuất,…tại Việt Nam cần nắm rõ để biết được trình tự thực hiện xuất lô hàng này ra sao. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng Proship Logistics để biết thêm các thủ tục xuất khẩu nhiều mặt hàng khác mà không riêng gì qui trình xuất khẩu hàng may mặc. Liên hệ ngay 0909 344 247 để được giải đáp thắc mắc và cung cấp Dịch vụ Vận tải Đa phương thức giá rẻ.
Có thể bạn quan tâm: