Chủng loại là gì và chủng loại hàng hóa là gì?

x Bạn là nhà bán hàng, là doanh nghiệp, là đơn vị chuyên cung ứng hàng hóa cho đại lý/nhà phân phối nhưng còn mơ hồ khái niệm chủng loại là gì?
x Bạn thắc mắc tại sao phải phân ra chủng loại hàng hóa, chủng loại sản phẩm trong kinh doanh bất cứ mặt hàng gì?
x Và bạn được biết, chủng loại sản phẩm, hàng hóa sẽ có quy luật, chiến lược riêng. Vậy thực tế nó là gì?

PROSHIP.VN chúng tôi sẽ thông qua bài viết này để làm rõ tất tần tật kiến thức cần biết về chủng loại hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh buôn bán của nhiều doanh nghiệp, tư nhân. Đồng thời, ví dụ điển hình cũng được đưa ra giúp bạn dễ hình dung chủng loại hàng hóa là gì, có ý nghĩa ra sao, mục đích phân ra chủng loại sản phẩm/hàng hóa để làm gì.

>>Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển Container uy tín, giá rẻ – Bảng giá cho thuê xe tải chở hàng tốt nhất TPHCM năm 2022 – Khai báo hải quan trọn gói

Chủng loại là gì? Chủng loại hàng hóa là gì? Phân chủng loại hàng làm gì?

Chủng loại là gì?

Trong một hệ thống để phân chia mọi thứ theo ngoại hình, chất lượng,…một loại hoặc một nhóm những thứ có một số tính năng giống nhau thì gọi là chủng loại. Vậy, chủng loại là gì?

Chủng loại là từ Hán Việt được sử dụng rất phổ biến trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của người Việt Nam từ rất lâu.  Từ “chủng loại” có 2 thành tố, bao gồm “chủng” là nguồn gốc, “loại” là phân loại. Ngày nay, thuật ngữ “chủng loại” được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Điển hình là khái niệm chủng loại hàng hóa là gì.

Chủng loại hàng hóa là gì?

Chủng loại hàng hóa hay chủng loại sản phẩm là gì? Đó chính là khái niệm dùng để chỉ tập hợp những sản phẩm có nét tương đồng hoặc liên quan chặt chẽ đến nhau. Các yếu tố đánh giá để xếp các sản phẩm vào một chủng loại hàng hoá:

  • Có cùng đối tượng khách hàng;
  • Có tính năng giống nhau;
  • Có cùng một phân khúc giá;
  • Được đưa vào thị trường qua cùng một kênh phân phối.
Có thể bạn quan tâm  3PL là gì? Tìm hiểu chiến lược 3PL trong Logistics hiện nay

Hiểu đơn giản, chủng loại sản phẩm là tập hợp gồm nhiều sản phẩm tương tự nhau về mặt đặc tính vật lý, mục đích sử dụng,…Chủng loại hàng hóa được phân theo bề rộng hoặc bề sâu. Cụ thể:

  • Bề rộng của chủng loại hàng hóa được tính bằng số loại sản phẩm trong danh mục sản phẩm;
  • Bề sâu của chủng loại sản phẩm được xác định bằng đặc điểm như kích thước, màu sắc, mẫu mã,…của mỗi dòng sản phẩm.
Chủng loại là gì và chủng loại hàng hóa là gì?
Chủng loại hàng hóa là tập hợp các mặt hàng, sản phẩm có đặc tính tương đồng hoặc liên quan với nhau về tính năng, giá cả, phân khúc khách hàng hướng tới,…

Mục đích phân ra chủng loại hàng hóa

Mục đích của việc phân ra chủng loại hàng hóa là gì? Đó chính là:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

  • Là cơ sở để tính thuế hàng hóa, sản phẩm;
  • Giúp tổ chức thông tin và tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng hơn;
  • Xác định mã hàng hóa để dễ dàng quản lý hơn;
  • Dễ đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là gì?

Như trên, bạn đã hiểu được chủng loại là gì, chủng loại sản phẩm là gì, chủng loại hàng hóa là gì. Vậy, hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là những hàng hóa có cùng xuất xứ, nằm trong cùng một nhóm hoặc một tập hợp nhóm hàng hóa do cùng một ngành hay một lĩnh vực cụ thể sản xuất ra. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa cùng chủng loại.

Có thể bạn quan tâm  Packaging là gì? Hình thức và Quy trình thực hiện thế nào?
Chủng loại là gì và chủng loại hàng hóa là gì?
Với những loại hàng nhập khẩu giống và tương tự nhau về nhiều mặt thì đều được xếp vào hàng hóa cùng chủng loại.

* Ví dụ: Chủng loại thép xây dựng như thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U, I, V) do ngành sản xuất thép sản xuất ra, là những hàng hóa cùng chủng loại:

  • Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá khấu trừ “hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nước vào Việt Nam, không phân biệt xuất xứ;
  • Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá tính toán “hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” phải là những hàng hóa nhập khẩu có cùng xuất xứ với hàng hóa đang xác định trị giá hải quan.

Quy luật về chủng loại sản phẩm và ví dụ điển hình

Bất kỳ một Công ty sản xuất nào đều có những chiến lược về chủng loại hàng hóa, sản phẩm để cạnh tranh và chiếm ưu thế trên thị trường. Những Doanh nghiệp sản xuất cùng ngành nghề như ô tô, mỹ phẩm,…thường đưa ra những chủng loại sản phẩm tương tự nhau để cạnh tranh lẫn nhau. Trên thực tế, thay vì tạo ra một sản phẩm mới ưu việt hơn thì đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra chủng loại sản phẩm mới khác biệt hơn để chiếm thị phần.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu Doanh nghiệp của bạn không phải là người tiên phong đưa ra một chủng loại sản phẩm nào đó thì tốt nhất hãy tạo ra chủng loại mới khác biệt hơn. Việc tạo ra liên tục nhiều chủng loại sản phẩm là để Doanh nghiệp phân khúc thị trường và tập trung chiếm lĩnh một ngách nhỏ của thị trường đó. Từ đó giúp Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi đối đầu trực diện vào thị trường lớn.

* Ví dụ 1: Kia morning là điển hình của sự thành công phân khúc thị trường đánh vào tệp khách hàng muốn nhỏ gọn và di chuyển linh hoạt. Kia morning đã chiếm lĩnh thị trường này cả tệp khách hàng tiêu dùng cá nhân và các doanh nghiệp taxi. Tiếp đến là Hyundai i10 đã xuất hiện và có thị phần trong phân khúc thị trường này.

* Ví dụ 2: Tại Việt Nam, Xmen là một dòng sản phẩm rất thành công khi sử dụng quy tắc tiếp thị này. Với thị trường dầu gội đầu cạnh tranh vô cùng gay gắt cùng với các thương hiệu hàng đầu thế giới như Sunsilk, Header & Shoulder, Clear, liệu nếu sử dụng tư duy thông thường để tạo ra 1 sản phẩm dầu gội đầu có tính năng tương tự giá rẽ hơn hay sản phẩm ưu việt hơn để cạnh tranh liệu Xmen có thành công như ngày hôm nay? Câu trả lời có lẽ là KHÔNG vì Xmen đã thành công khi tạo ra một chủng loại sản phẩm mới và dần trở thành nhãn hiệu tiên phong trên thị trường dầu gội dành cho “đàn ông”.

Chủng loại là gì và chủng loại hàng hóa là gì?
Đối với mỗi doanh nghiệp, kinh doanh bất cứ mặt hàng/ngành hàng nào cũng đều phải nắm rõ quy luật chung về chủng loại sản phẩm, hàng hóa thì mới cạnh tranh được với các Brand khác.

Tuy nhiên để ra một chủng loại sản phẩm mới là vừa rủi ro và tiềm năng. Doanh nghiệp cần phải hiểu thị trường đó mà đối thủ đã sẵn sàng ở đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tự tin chủng loại mới của mình có sự khác biệt để tệp khách hàng này chuyển hướng từ chủng loại hiện tại.

Có thể bạn quan tâm  Cảng cạn hay ICD là gì? Ở Việt Nam có cảng Cạn không?

Một yếu tố nữa rất quan trọng là phân khúc thị trường này phải đủ lớn. Chủng loại có khác biệt mấy nhưng thị trường đó quá nhỏ thì cũng sẻ rủi ro cho Doanh nghiệp.

Proship Logistics đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm chủng loại là gì, chủng loại hàng hóa là gì, chủng loại sản phẩm là gì. Cùng với đó là một số ví dụ điển hình về quy luật chủng loại hàng hóa mà bất cứ doanh nghiệp, nhà bán hàng nào cũng đều phải nắm rõ và hiểu đúng để có những định hướng sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa đúng đắn.

Mọi thắc mắc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ vận tải Đa phương thức giá rẻ, Cho thuê kho giá rẻ,…liên hệ ngay 0909 344 247.

Đọc thêm: Dịch vụ vận chuyển xe ô tô Bắc Nam – Bảng giá dịch vụ vận chuyển xe máy giá rẻ nhất 2022

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn