Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận này dành cho sản phẩm nào?

x Các DN kinh doanh XNK quan tâm tới chứng nhận hợp quy? Muốn biết nó là gì?
x Bạn thắc mắc không biết Chứng nhận hợp quy dành cho sản phẩm/mặt hàng nào?
x Bạn cần biết có phương thức nào được áp dụng khi làm chứng nhận hợp quy?

Trước khi đưa hàng hóa ra thị trường, Doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố chất lượng hàng hóa sắp bán, sản phẩm đó phải đảm bảo đủ các quy chuẩn kỹ thuật chung. Một trong số đó là phải có chứng nhận hợp quy sản phẩm. PROSHIP.VN với kiến thức sẵn có cùng nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong Ngành vận tải, XNK sẽ chuyển tải thông tin cần biết làm rõ khái niệm chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận này thường áp cho sản phẩm nào?,…cùng một số vấn đề khác liên quan.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Chứng nhận hợp quy là gì?

Hiện nay, với tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng đang tràn ngập trên thị trường. Do đó, để khẳng định chất lượng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, chứng nhận hợp quy là yêu cầu cần thiết giúp tổ chức khẳng định thương hiệu và hàng hóa trên thị trường. Vậy Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng.

Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là những quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật cùng yêu cầu quản lý cho một sản phẩm cụ thể nào đó. Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Đồng thời, bảo vệ cho lợi ích cùng an ninh của quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nói cách khác, việc chứng nhận hợp quy là hình thức, hoạt động đánh giá sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để xem sản phẩm, hàng hóa đó có đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không. Tất cả các sản phẩm hàng hóa trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận hợp quy mới được lưu thông trên thị trường. Việc chứng nhận hợp quy khác với chứng nhận hợp chuẩn ở chỗ đây là thủ tục bắt buộc trước khi hàng hóa được cung cấp ra thị trường tới tay người tiêu dùng/các Nhà phân phối, bán lẻ,…

Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận này dành cho sản phẩm nào?
Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng.

Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cùng ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật, bao gồm:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ký hiệu: QCVN;
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Ký hiệu: QCĐP.

Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11;
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Theo luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại Điều 16 có nêu:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Tổ chức chứng nhận hợp quy được tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy sau khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Các yêu cầu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

b) Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

c) Được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chỉ định là tổ chức thực hiện chứng nhận hợp quy.

Chứng nhận hợp quy áp dụng cho những sản phẩm nào?

Ngày nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi hàng kém chất lượng cơ quan nhà nước đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2), nhằm góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm  MSDS là gì? Viết tắt của từ gì? Sử dụng MSDS như thế nào?

Đối tượng Chứng nhận hợp quy là sản phẩm hàng, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Theo Quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, các sản phẩm, hàng hóa phải gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) phải được công bố hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu. Cụ thể:

Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy về sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 như sau

STT Tên danh mục Văn bản
ban hành
Ghi chú
1 Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thông tư
14/2018/TT-BNNPTNT
2 Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan (đối với nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp) thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải Thông tư
41/2018/TT-BGTVT
– Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi thông quan;– Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận, công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường.
3 Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải Thông tư
41/2018/TT-BGTVT
– Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường;– Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải được chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường.
4 Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông Thông tư 11/2020/TT-BTTTT Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục này có tích hợp chức năng của sản phẩm, hàng hóa khác thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 khác phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được tích hợp.
5 Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông Thông tư 11/2020/TT-BTTTT
6 Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương Thông tư 41/2015/TT-BCTThông tư 29/2016/TT-BCT

Thông tư 33/2017/TT-BCT

Danh mục này không điều chỉnh đối với các sản phẩm, hàng hóa sau đây:– Hàng miễn trừ ngoại giao, hàng trong túi lãnh sự, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu theo Quyết định 31/2015/QĐ-TTg;

– Sản phẩm, hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh;

– Sản phẩm, hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

7 Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an Thông tư
08/2019/TT-BCA
8 Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư
01/2009/TT-BKHCN
9 Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Thông tư
22/2018/TT-BLĐTBXH
Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận này dành cho sản phẩm nào?
Có những quy định liên quan tới nhóm sản phẩm/hàng hóa bắt buộc phải có Chứng nhận hợp quy mà các cá nhân, đơn vị kinh doanh cần nắm chính xác.

Danh mục vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy

Ngày 31/12/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2019/BXD tại Thông tư số 19/2019/TT-BXD.

Qua đó, các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định tại QCVN 16:2019/BXD được sản xuất trong nước, nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

STT

Tên sản phẩm, hàng hóa VLXD

I Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
1 Xi măng poóc lăng
2 Xi măng poóc lăng khác:– Xi măng poóc lăng hỗn hợp

– Xi măng poóc lăng bền sun phát

– Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát

3 Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
4 Xỉ hạt lò cao
5 Tro bay
II Cốt liệu xây dựng
1 Cốt liệu cho bê tông và vữa, gồm:

– Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa;

– Cốt liệu lớn (Đá dăm, sỏi và sỏi dăm) dùng cho bê tông và vữa.

2 Cát nghiền cho bê tông và vữa
III Gạch, đá ốp lát
1 Gạch gốm ốp lát
2 Đá ốp lát tự nhiên
3 Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
IV Vật liệu xây
1 Gạch đất sét nung
2 Gạch bê tông
3 Sản phẩm bê tông khí chưng áp
4 Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép
V Kính xây dựng
1 Kính nổi
2 Kính phẳng tôi nhiệt
3 Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
4 Kính hộp gắn kín cách nhiệt
VI Vật liệu xây dựng khác
1 Tấm sóng amiăng xi măng
2 Amiăng crizôtin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng
3 Tấm thạch cao và Panel thạch cao có sợi gia cường
4 Sơn tường dạng nhũ tương
5 Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm
6 Thanh định hình (profile) poly (vinyl clorua) không hóa dẻo(PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
7 Các loại ống:

– Ống và phụ tùng Polyetylen (PE) dùng cho mục đích cấp nước và thoát nước

– Ống và phụ tùng nhựa Polypropylen (PP) dùng cho mục đích cấp và thoát nước

– Ống và phụ tùng Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho mục đích cấp và thoát nước

– Ống và phụ tùng bằng chất dẻo (PVC-U; PP; PE) thành kết cấu dùng cho mục đích thoát nước chôn ngầm trong điều kiện không chịu áp

– Hệ thống ống nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh trên cơ sở nhựa polyeste không no (GRP) sử dụng trong cấp nước chịu áp và không chịu áp.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Tại sao phải thực hiện việc Chứng nhận hợp quy sản phẩm?

Dưới đây là những lý do mà các Doanh nghiệp cần phải có Chứng nhận hợp quy của sản phẩm:

Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước

Chứng nhận hợp quy giúp Nhà nước thuận lợi trong việc quản lý các loại sản phẩm đang lưu hành trên thị trường nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đối với Doanh nghiệp

Thông qua hoạt động đánh giá, Giấy chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Việc chứng nhận hợp quy sẽ là tăng chất lượng sản phẩm luôn được ổn định và nân cao giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu của quy chuẩn được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp không phải đối diện với những rủi ro do bị thu hồi sản phẩm không phù hợp với chất lượng sản phẩm theo quy định và phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

  • Chứng nhận hợp quy sẽ là văn bản chứng nhận cho doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Chứng nhận hợp quy là một trong những văn bằng pháp lý làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thì trường trong nước và quốc tế do được bên thứ ba chứng nhận.

Đối với người tiêu dùng

Khi sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy doanh nghiệp sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường sinh thái .

>>Xem thêm: Surrendered Bill Of Lading là gì?

Có các phương thức Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nào?

Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp. Proship sẽ liệt kê nhanh các phương thức chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/hàng hóa theo quy định:

  • Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình – Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
  • Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
  • Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận này dành cho sản phẩm nào?
Làm chứng nhận hợp quy dựa trên các phương thức phù hợp để đảm bảo sản phẩm lưu hành trên thị trường là hợp lệ, đúng luật.
  • Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
  • Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Công ty Cổ phần Proship hiện là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực E-Logistics. Với mô hình vận tải đa phương thức chúng tôi đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong từng khâu trong các hoạt động vận hành, kinh doanh. Từ đây đã góp phần giúp chúng tôi tạo ra các giải pháp Vận tải, Logistics chuyên nghiệp, chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Các Dịch vụ vận tải, E-Logistics của Proship như sau:

  • Vận tải container bằng đường sắt;
  • Vận tải đường bộ bằng xe container và xe tải;
  • Vận tải đường biển;
  • Vận tải hàng bằng đường hàng không;
  • Vận tải hàng hóa bằng container lạnh;
  • Vận tải hàng dự án kết hợp đa phương thức;
  • Vận tải hàng lẻ, hàng rời, hàng đặc thù, hàng siêu trường siêu trọng…

Proship nhận vận chuyển đa dạng mặt hàng đi Bắc Nam/Quốc tế

* Các loại hàng lạnh:

  • Thủy hải sản tươi sống: Tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc, hến, thủy hải sản khác;
  • Các loại thịt, chế phẩm từ thịt – tươi sống hoặc đông lạnh;
  • Các loại trái cây, hoa quả – chưa chế biến hoặc đã chế biến;
  • Các sản phẩm chế biến từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, váng sữa, kem sữa;
  • Các loại nước, dung dịch đặc biệt;
  • Vacxin, thuốc y tế, mẫu thử,…

* Các loại hàng thường, hàng khô:

  • Hàng sản xuất, tiêu dùng, mỹ phẩm;
  • Hàng quảng cáo, thủ công mỹ nghệ;
  • Hàng nội thất nhà ở, công trình;
  • Hàng hóa chất các loại;
  • Hàng bao xe, cồng kềnh, tải trọng lớn;
  • Hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng;
  • Hàng sản xuất, tiêu dùng, mỹ phẩm;
  • Mặt hàng phụ tùng ô tô, xe máy;
  • Mặt hàng vải, quần áo, giày da;
  • Các sản phẩm công nghiệp, cơ khí;
  • Các mặt hàng giấy bao bì, Carton,…

Phương thức nhận và giao hàng tại Proship

  • Nhận tận nơi, giao tận nơi (Door to Door): Mọi hoạt động vận chuyển hàng Nội địa/Quốc tế được Proship đảm nhiệm. Chúng tôi sẽ nhận và giao hàng tận nơi tại địa chỉ yêu cầu;
  • Nhận tận nơi, giao tại kho: Proship sẽ điều xe đến nhận hàng tận nơi, tập kết tại kho và vận chuyển đến kho gần địa chỉ giao hàng. Sau đó, khách đến kho Proship để nhận hàng;
  • Nhận tại kho, giao tận nơi: Quý khách sẽ chuyển hàng đến kho Proship. Sau đó, chúng tôi tiến hành giao hàng tận nơi tại các tỉnh thành, KCN theo yêu cầu;
  • Nhận tại kho, giao tại kho: Quý khách sẽ vận chuyển hàng đến kho Proship. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành vận chuyển đến kho hàng Proship tại vị trí gần với địa chỉ giao hàng. Sau đó, khách hàng sẽ đến kho chúng tôi nhận hàng về.

Những kiến thức cần biết về Chứng nhận hợp quy là gì, các sản phẩm phải có chứng nhận hợp quy, tại sao phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/hàng hóa,…đã được PROSHIP giải đáp một cách chi tiết, cụ thể. Các nội dung liên quan tới chứng nhận hợp quy mới nhất trên đây sẽ hỗ trợ phần nào cho quá trình giao thương, buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa của bạn. Khi có nhu cầu tư vấn trực tiếp và cung cấp Dịch vụ vận tải đa phương thức giá rẻ đường sắt, đường bộ, đường biển,…bằng container, xe chuyên dụng, xe tải giá rẻ đi Bắc Nam/Quốc tế, vui lòng liên hệ Hotline bên dưới.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Có thể bạn quan tâm  Lợi nhuận thuần là gì? Được tính toán như thế nào?
Bài viết này được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn