CO giáp lưng là gì? Điều kiện, thủ tục cấp như thế nào?

x Các doanh nghiệp, các tư nhân, chủ hàng mới tham gia vào lĩnh vực XNK hàng hóa cần tìm hiểu về CO giáp lưng là gì?
x Bạn chưa nắm được để được cấp CO giáp lưng cần đáp ứng điều kiện gì? Chuẩn bị hồ sơ ra sao? Quy trình xin cấp CO giáp lưng thế nào?
x Bạn thắc mắc giữa CO giáp lưng với CO 3 bên có gì giống, khác nhau?

CO giáp lưng là chứng từ quan trọng để hàng hóa có thể thông quan và được phép lưu hành trên thị trường…Proship.vn chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về CO giáp lưng là gì, cần điều kiện gì để được cấp CO giáp lưng, quy trình thủ tục cấp CO giáp lưng thế nào,…ngay sau đây.

C/O giáp lưng là gì? Có đặc trưng gì không?

Định nghĩa CO giáp lưng là gì?

CO giáp lưng là gì? C/O giáp lưng hay còn gọi là Back-To-Back Preferential Certificate of Origin (Movement Certificate hoặc Back-To-Back C/O) là loại C/O được cấp bởi các Cơ quan cấp trong nước Hiệp định thương mại tự do (FTA) trung gian nhằm tái xuất khẩu hàng hóa. C/O giáp lưng được cấp dựa trên C/O ưu đãi cấp bởi nước xuất khẩu đầu tiên.

CO giáp lưng là gì? Điều kiện, thủ tục cấp như thế nào?
CO giáp lưng là chứng từ được cấp bởi các Cơ quan cấp trong nước Hiệp định thương mại tự do (FTA) trung gian nhằm tái xuất khẩu hàng hóa.

Đặc trưng CO giáp lưng

Đặc trưng của C/O giáp lưng gồm:

  • C/O giáp lưng chỉ được cấp trong trường hợp hàng hóa không vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu cuối cùng, mà phải đi qua nước trung gian;
  • Có tham gia FTA: C/O giáp lưng chỉ được áp dụng với các nước thành viên của Hiệp định thương mại tự do FTA;
  • Phải đảm bảo thông tin C/O gốc: Nội dung C/O giáp lưng dựa trên C/O gốc ban đầu, trong đó thông tin phải đảm bảo đầy đủ như trên C/O gốc.
Có thể bạn quan tâm  Măng cụt xuất khẩu sang các nước phải đạt tiêu chuẩn như thế nào?

Điều kiện để được cấp C/O giáp lưng là gì?

Điều kiện được cấp CO giáp lưng là gì? Theo Thông tư 22/2016/TT-BCT Bộ Công thương, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O giáp lưng nếu có đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng của người xuất khẩu với điều kiện:

“1. Người đề nghị cấp C/O giáp lưng xuất trình bản gốc của C/O ban đầu còn hiệu lực. Trong trường hợp không xuất trình được bản gốc C/O, người đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình bản sao chứng thực của C/O đó.

2. C/O giáp lưng được cấp phải gồm một số thông tin như trên C/O gốc. Các ô trong C/O giáp lưng phải được điền đầy đủ. Giá FOB của Nước thành trung gian tại ô số 9 phải được ghi trong C/O giáp lưng.

3. Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho trị giá của cả lô hàng trên C/O ban đầu. Khi cấp C/O giáp lưng cho người xuất khẩu, Nước thành viên trung gian phải đảm bảo tổng số lượng tái xuất khẩu của các lô hàng xuất khẩu từng phần không vượt quá số lượng ghi trên C/O ban đầu nhập khẩu từ nước thành viên đầu tiên.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

4. Trong trường hợp không đầy đủ thông tin và/hoặc nghi ngờ có vi phạm, cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu xuất trình C/O ban đầu.”

Phân biệt giữa C/O giáp lưng và C/O 3 bên

Điểm giống và khác nhau giữa CO 3 bên với CO giáp lưng là gì? C/O giáp lưng và C/O 3 bên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn trong quá trình thực hiện thủ tục XNK. Điểm giống và khác nhau của 2 loại C/O này là:

Điểm giống nhau giữa CO giáp lưng với CO 3 bên

Điểm giống nhau giữa CO 3 bên với CO giáp lưng đó là:

  • Một công ty đặt trụ sở tại một nước thứ 3 sẽ là đơn vị phát hành hóa đơn thương mại;
  • Các giao dịch phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu sẽ có sự tham gia của ba bên  và đặt trụ sở tại 3 nước khác nhau;
  • Cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đặt trụ sở tại các nước tham gia trong cùng một Hiệp định thương mại.
Có thể bạn quan tâm  Hàng mậu dịch và phi mậu dịch là gì? Cách nhận biết chính xác
CO giáp lưng là gì? Điều kiện, thủ tục cấp như thế nào?
Giữa CO 3 bên với CO giáp lưng sẽ có một vài điểm giống và khác nhau mà các doanh nghiệp, chủ hàng cần phải phân biệt sao cho đúng.

Điểm khác nhau giữa CO giáp lưng với CO 3 bên

Bên cạnh điểm giống, giữa CO 3 bên với CO giáp lưng còn có điểm khác đó là:

  • Với C/O giáp lưng, hàng hóa phải được chuyển đến nước thứ 3 trung gian;
  • Với C/O 3 bên thì hàng hóa sẽ được chuyển thẳng từ nước sản xuất đến nước nhập khẩu.

Quy trình, thủ tục cấp C/O giáp lưng thế nào?

Dưới đây là thủ tục xin cấp CO giáp lưng mà Proship cập nhật được:

Hồ sơ xin cấp C/O giáp lưng

Để làm hồ sơ xin cấp C/O giáp lưng, cần chuẩn bị các loại giấy tờ:

  • Đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng (mẫu 04 – Nghị định 31/2018/ ND-CP);
  • Mẫu C/O đã khai đầy đủ thông tin và đóng sẵn dấu “Back to Back C/O”;
  • Bản gốc C/O ban đầu hoặc bản sao chứng thực hợp lệ của nước xuất khẩu đầu tiên;
  • Bản sao B/L hoặc chứng từ tương đương (có đóng dấu sao y bản chính);
  • Bản sao tờ khai hàng hóa xuất – nhập kho ngoại quan (có xác nhận của hải quan và đóng dấu sao y bản chính).

Nơi cấp C/O giáp lưng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền duy nhất thực hiện cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu) là Bộ Công thương. Tuy nhiên, ngoài trực tiếp cấp, Bộ có thể ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng như các tổ chức khác có thẩm quyền tương đương thực hiện việc cấp C/O nói chung và C/O giáp lưng nói riêng.

CO giáp lưng là gì? Điều kiện, thủ tục cấp như thế nào?
Muốn xin cấp phép CO giáp lưng cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, chứng từ,…để tiến hành quy trình xin cấp C/O giáp lưng từng bước.

Quy trình xin cấp C/O giáp lưng

Bên cạnh hiểu được hồ sơ cấp C/O giáp lưng là gì và nơi cấp chứng từ này, bạn cần biết thêm quy trình xin cấp C/O giáp lưng để nắm rõ các thủ tục hành chính. Theo đó, quy trình xin cấp C/O giáp lưng gồm 5 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Tiến hành đăng ký và khai báo hồ sơ thương nhân trên hệ thống quản lý trực tuyến của Bộ Công thương.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp C/O giáp lưng đã chuẩn bị như hướng dẫn bên trên. Bạn có thể nộp hồ sơ online tại ecosys.gov.vn, gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp C/O.
  • Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra hồ sơ, xét duyệt và thông báo kết quả cho người đề nghị.
Có thể bạn quan tâm  Hun trùng là gì? Thủ tục và quy trình thực hiện như thế nào?

Có 4 trường hợp thông báo kết quả như sau:

1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Thông báo chấp thuận cấp C/O giáp lưng theo yêu cầu và đính kèm thời gian cấp cụ thể.

2. Trường hợp hồ sơ thiếu chứng từ: Thông báo hồ sơ chưa đầy đủ và đề nghị bổ sung.

3. Trường hợp hồ sơ chưa minh bạch: Thông báo hồ sơ chưa đạt điều kiện cấp và đề nghị kiểm tra các chứng từ liên quan. Đồng thời yêu cầu giải trình hoặc thực hiện sửa đổi bổ sung nếu cần thiết.

4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo từ chối cấp C/O giáp lưng.

  • Bước 4: Nếu hồ sơ được thông qua, cán bộ thuộc tổ chức cấp C/O tiến hành xác nhận và nhập dữ liệu C/O giáp lưng vào hệ thống quản lý của Bộ Công thương.
  • Bước 5: Tổ chức cấp C/O thực hiện ký xác nhận, đóng dấu và trả C/O về cho người đề nghị.

CO giáp lưng là gì, điều kiện xin cấp ra sao, thủ tục cấp thế nào,…là những nội dung đã được chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết bởi Proship Logistics. Từ đây, các doanh nghiệp, chủ hàng mới tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể hoàn thành quy trình xin cấp C/O giáp lưng theo quy định.

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ 0909 344 247 để được giải đáp và trực tiếp tư vấn các giải pháp vận chuyển hàng Đa phương thức tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho doanh nghiệp bạn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn