DWT là đơn vị gì? 1 dwt bằng bao nhiêu tấn? Tính thế nào?

x Các DN khi gửi hàng đường biển cần biết DWT là gì? Tương đương bao nhiêu tấn?
x Doanh nghiệp bạn chưa nắm rõ cách tính DWT như thế nào nhanh chuẩn nhất?
x Bạn muốn tìm kiếm Đơn vị Vận tải đường biển tốt và tiết kiệm chi phí nhất?

Trong hoạt động vận tải đường biển, Deadweight – DWT là thuật ngữ sử dụng khá phổ biến nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ và chi tiết thuật ngữ này thì không phải ai cũng biết. Do đó, Proship.vn chúng tôi sẽ đưa ra những giải đáp xác đáng nhất giúp các Chủ hàng, Doanh nghiệp biết được DWT là đơn vị gì, 1 DWT bằng bao nhiêu tấn, cách tính Deadweight – DWT thế nào chuẩn nhất để có kế hoạch gửi hàng với số lượng, khối lượng, trọng lượng vừa đủ.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container Bắc Nam giá rẻ – Giá vận chuyển Container lạnh tốt nhất

DWT là đơn vị gì?

DWT là đơn vị gì? Deadweight – DWT là từ viết tắt của cụm từ Deadweight Tonnage. Trong tiếng Việt, thuật ngữ này có nghĩa là trọng tải toàn phần, tổng trọng tải hay trọng tải của tàu. Nói theo cách đơn giản, DWT là đơn vị được sử dụng để đo tổng năng lực vận tải của tàu thủy. Tổng năng lực vận tải ở đây chính là tổng khối lượng hàng hóa mà tàu có thể chuyên chở an toàn. Trong đó, khối lượng hàng hóa trên tàu bao gồm cả thuyền viên, nhiên liệu, nước sạch, hành khách, nước dằn, vật phẩm tiếp tế,…Do đó, nếu tàu chở hàng vượt quá mức DWT cho phép thì tàu sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm, có thể bị đắm và bị chìm trong quá trình vận chuyển.

DWT là đơn vị gì? 1 dwt bằng bao nhiêu tấn? Tính thế nào?
Deadweight – DWT là đơn vị sử dụng để đo lường tổng năng lực vận tải của tàu thủy, tàu hàng đường biển.

* Ví dụ: Một tàu chở hàng có tổng trọng tải là 20.000 DWT. Điều này có nghĩa là, con tàu này có thể chuyên chở khối lượng hàng hóa lên đến 20.000 DWT, bao gồm chính trọng lượng của tàu + trọng lượng của những thứ có trên tàu.

1 DWT bằng bao nhiêu tấn? Cách tính ra sao?

Để biết được 1 DWT bằng bao nhiêu tấn, trước tiên cần ghi nhớ công thức khái quát sau:

DWT = (Lượng chiếm nước đầy tải) – (Khối lượng tàu không)

Bên cạnh Deadweight – DWT, GT (Gross Tonnage), NT (Net Tonnage) cũng là hai thuật ngữ được nhiều người quan tâm khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Thực tế, GT và NT là hai loại dung tích thuộc dung tích – Tonnage của một tàu. Cụ thể:

Có thể bạn quan tâm  Hàng tồn kho là gì - Hàng hóa tồn kho bao gồm những gì?

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 

Tổng dung tích GT (Gross Tonnage)

GT, viết tắt của cụm từ Gross Tonnage, trong tiếng Việt thuật ngữ này được gọi tổng dung tích. Thực chất đây là số đo dung tích của toàn bộ các không gian kín trên tàu, bao gồm cả thể tích của ống khói.

Việc xác định GT của tàu chính là căn cứ để tính toán chi phí hàng hải khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Theo đó, khi tính được GT sẽ xác định được các loại phí như phí hoa tiêu, phí đăng ký, phí bảo hiểm. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để các bên áp dụng các công ước hàng hải khác nhau trên tuyến vận tải. Thông thường, 1GT được quy đổi bằng 100 feet khối hay bằng 2,831 mét khối.

Để giúp bạn xác định GT trên một con tàu dễ dàng hơn, bạn có thể nhìn thực tế thiết kế của tàu chở hàng. Theo đó, các bộ phận như hầm hàng, 2 két mũi lái, buồng máy, cabin, két đáy đôi, cột tàu, khoang phía trên mặt boong đều thuộc GT của tàu.

Dung tích thuần NT (Net Tonnage)

NT là từ viết tắt của cụm từ Net Tonnage, có nghĩa là dung tích thuần. Đây thực chất là số đo dung tích của không gian giới hạn trên tàu. Không gian này được tính từ mặt boong chính trở xuống, bao gồm không gian trong các hầm hàng, khu vực buồng máy, toàn bộ các két phía ngoài buồng máy, không gian kín ở đáy đôi tàu.

Thông thường, NT được xác định để tính các phí thuộc quyền hạn của chính quyền cảng (cảng vụ). Do đó, trong hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển, việc xác định NT của tàu cũng là thông tin rất quan trọng. Dựa trên thiết kế tàu, NT bao gồm: hầm hàng, các két đáy đôi, buồng máy và 2 két mũi lá. Tuy nhiên, NT không bao gồm cabin, buồng lái, khu vực khoang phía trên boong tàu chính, cột tàu và các kho mũi.

Công thức tính GT: Tổng dung tích GT (Gross Tonnage) của tàu là dung tích tính dựa trên tòan bộ thể tích bên trong con tàu bao gồm cả phòng sinh hoạt cho thuyền viên, không gian cho buồng máy, trang thiết bị hàng hải…(Còn NT là dung tích các không gian kín để chứa hàng hóa). GT được tính toán trên cơ sở coi nó là “hàm số ánh xạ một-một” (one-to-one function) của dung tích. GT có hai biến số K và V:

GT = KV

* Trong đó:

  • V: Thể tích khép kín (enclosed space) bên trong tàu (m3)
  • K: Là số nhân phụ thuộc thể tích khép kín V bên trong tàu.
DWT là đơn vị gì? 1 dwt bằng bao nhiêu tấn? Tính thế nào?
Trong vận tải đường biển, DWT và GT về cơ bản sẽ có sự khác biệt, mặc dù cũng là những đơn vị đo lường các yếu tố liên quan tới tàu hàng.

Thông qua GT, người ta có thể tính toán được DWT của mỗi loại tàu. Cụ thể có thể áp dụng các công thức đơn giản sau:

  • General Cargo Ship GT= 0.5285DWT;
  • Container Ship GT= 0.8817DWT;
  • Oil Tanker GT= 0.5354DWT;
  • Roll-on/Roll-off Ship GT= 1.7803DWT;
  • Pure Car Carrier GT= 2.7214DWT;
  • LPG Ship GT= 0.8447DWT;
  • LNG Ship GT= 1.3702DWT;
  • Passenger Ship GT= 8.9393DWT.
Có thể bạn quan tâm  Luồng đỏ, luồng xanh hải quan là gì? Được quy định như thế nào?

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Tại sao GT và NT được sử dụng phổ biến hiện nay?

GT và NT là hai thuật ngữ được đưa vào sử dụng thay thế cho GRT và NRT. Cụ thể, trước đây, thay vì sử dụng GT và NT khi xác định dung tích – Tonnage của tàu, mọi người thường dùng hai thuật ngữ GRT (Gross Register Tonnage) và NRT (Net Register Tonnage). Tuy nhiên hiện nay, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã thay thế GRT và NRT bằng GT, NT.

Về cơ bản, hai thuật ngữ này không có quá nhiều sự khác nhau. Theo đó, nó đều được sử dụng để chỉ tổng dung tích và dung tích thuần. Thế nhưng, khi sử dụng các thuật ngữ này, vẫn có những điểm nhất định bạn cần lưu ý. Cụ thể, đơn vị của dung tích theo cách gọi thông thường là tấn nhưng tấn ở đây không phải 1 tấn = 1000kg và cũng khác với tấn được sử dụng trong trọng tải. Khi nói GT của tàu là 1.599 tấn phải hiểu dung tích toàn phần của nó là 1.599 tấn hay 1.599 GT. Và để quy đổi ra mét khối, phải lấy: 1.599 x 2,831 = 4526,77 m3.

>>Xem thêm: Tiểu ngạch là gì?

Proship nhận vận tải, XNK hàng lẻ Chính Ngạch đường biển đi Mỹ, Nhật, Đức, Úc,…giá rẻ an toàn tốt nhất

Công ty Cổ phần Proship chuyên cung cấp Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng lẻ LCL Chính Ngạch đường biển tuyến Việt Nam – Úc, Nhật, Đức, Mỹ,…với cam kết về tính an toàn cao, chuyên nghiệp từng bước. Có hỗ trợ khách hàng về các vấn đề liên quan tới thủ tục thông qua đường biển. Quy trình vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ tại PROSHIP diễn ra rất mau lẹ nhằm đẩy nhanh tiến độ giao thương của khách với đối tác/bạn hàng tại các thị trường tiềm năng. Ở Dịch vụ gửi hàng lẻ đường biển này, mỗi khách là 1 tờ khai container riêng (tức 1 container nhiều tờ khai). Để phục vụ tốt hơn cho dịch vụ đang cung cấp, chúng tôi thuê kho CFS tại Cảng Cát Lái được quản lý bằng hệ thống Camera giám sát 24/24 đảm bảo tính an toàn cao nhất cho hàng hóa.

Proship đã, đang và sẽ là Đại lý hàng hóa của nhiều hãng tàu lớn như: APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, COSCO, HIPPING, EVERGREEN, EMADEPT, GRAND, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, MCC, MELL, MOL, MSC, AMSUNG, NORTH, FREIRHT, NYK, OOCL, ORIMAS, PIL, RCL, SINOKOR, INOTRANS, SITC, TS LINE, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…để nâng tầm dịch vụ hơn nữa ở hiện tại và tương lai.

Với vai trò là người gom hàng (Consolidator), chúng tôi sẽ gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều Chủ hàng tại Kho đóng hàng lẻ (CFS), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích, việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng (Consolidation). Công ty sẽ cung cấp lịch trình đóng hàng lẻ (LCL) cố định hằng tuần tới nhiều điểm đến trên khắp thế giới (cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Úc,…) giúp bạn lên kế hoạch chuyển gửi hàng chính xác trước đó.

Có thể bạn quan tâm  In mã vạch hải quan là gì? Quy trình in như thế nào?
DWT là đơn vị gì? 1 dwt bằng bao nhiêu tấn? Tính thế nào?
Proship đang triển khai mạnh mẽ các tuyến gửi hàng lẻ Chính Ngạch giá rẻ, an toàn từ Việt Nam đi Mỹ, Nhật, Đức, Úc,…bằng container đường biển.

Các cảng biển tại Việt Nam phục vụ nhu cầu gom hàng

  • Cảng Hồ Chí Minh: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước,…;
  • Cảng Vũng Tàu: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo;
  • Cảng Hải Phòng;
  • Cảng Đà Nẵng;
  • Cảng Quy Nhơn;
  • Cảng Vân Phong;
  • Cảng Dung Quất;
  • Cảng Quảng Ninh;
  • Cảng Cửa Lò;
  • Cảng Chân Mây,…

Ngoài cước biển được báo theo tuyến hàng, chi phí khai thác hàng (Local Charges) giữ cố định theo bảng giá

  • Phụ phí lưu huỳnh (LSS hoặc WBS): USD 7/CBM (Là phụ phí mới, theo quy định trong hiệp ước Imo2020 về vận tải biển);
  • Phí vận đơn (Bill fee/Docs fee): USD 40/bộ;
  • Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): USD 8/CBM;
  • Phí EBS/AMS/AFR: USD 35/chuyến;
  • Phí telex release: USD 30/bộ;
  • Phí kho CFS: USD 8/CBM.

Các mặt hàng Proship nhận vận chuyển đường biển Chính Ngạch

  • Vận chuyển rau quả, cà phê, hạt tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn;
  • Vận chuyển thức ăn gia súc và nguyên liệu;
  • Vận chuyển phân bón các loại, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo, cao su,…;
  • Vận chuyển túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, gỗ và sản phẩm gỗ,…;
  • Vận chuyển hàng dệt may, vải mành, vải kỹ thuật khác, giày dép các loại;
  • Vận chuyển nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày;
  • Vận chuyển máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy ảnh,…cùng nhiều mặt hàng theo yêu cầu ghép với nhiều khách khác.

Phương thức vận tải hàng lẻ LCL Chính Ngạch theo khối tại Proship

  • Vận chuyển từ Cảng tới Cảng;
  • Vận chuyển từ Cảng tới Kho;
  • Vận chuyển từ Kho tới Kho;
  • Vận chuyển hàng hóa tận nơi theo yêu cầu;
  • Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Proship tập trung hướng tới đối tượng khách hàng

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Những kiến thức cơ bản mà Proship upadate trên đây, hi vọng các Cá nhân, Doanh nghiệp đã biết DWT là đơn vị gì, 1 DWT bằng bao nhiêu tấn cũng như nắm được cách tính, từ đó có thể tham khảo áp dụng để biết liệu khối lượng hàng mình cần gửi trên tàu biển đã hợp lý hay chưa. Và khi cần sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ Chính Ngạch đường biển theo khối từ Việt Nam sang Nhật, Mỹ, Đức, Úc,…với cam kết về cước phí rẻ, ổn định, chất lượng dịch vụ đảm bảo tốt nhất, vui lòng liên hệ số 0909 344 247 để được hỗ trợ đáp ứng yêu cầu.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Ms Dung: 0939 999 247
Ms Duy: 0902 581 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Bài viết này được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn