Hiệp định EVFTA là gì? Cam kết trong hiệp định ra sao?

x Các Doanh nghiệp XNK cần tìm hiểu rõ hơn về Hiệp định EVFTA là gì? Cam kết ra sao?
x Bạn muốn biết tác động của EVFTA là gì đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay?
x Bạn mong muốn tìm được một đơn vị chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Châu Âu uy tín, giá hợp lý?

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chắc hẳn chúng ta cũng không còn quá xa lạ với các Hiệp định thương mại thế giới, đặc biệt là Hiệp định EVFTA. Vậy thì ngay sau đây, PROSHIP.VN sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan tới Hiệp định EVFTA, song song đó cũng nêu bật nhiều điểm mạnh của mình về Dịch vụ vận tải container đường sắt Liên vận Quốc tế chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu. Cùng với đó là hệ thống mạng lưới Dịch vụ giao hàng tận nơi của Proship cũng trải rộng khắp Châu Âu và năng lực vận tải không hạn chế, sẵn sàng phục vụ cho mọi nhu cầu của Quý khách hàng.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

EVFTA là hiệp định gì?

Hiệp định EVFTA là gì? EVFTA gọi tắt của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam. EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 quốc gia thành viên trong EU. Bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Đảo Síp, Séc (Czech), Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Đức, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Đồng thời, đây cũng là một trong 2 Hiệp định có phạm vi cam kết rộng nhất của Việt Nam từ trước đến nay (trước đó là với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TP).

Trải qua nhiều phiên đàm phán, Hiệp định kết thúc quá trình đàm phán vào ngày 1/12/2015 và đến 1/2/2016 văn bản chính thức của Hiệp định được công bố. Ngày 26/6/2018 đánh dấu một bước đi mới của EVFTA đó là chính thức tách Hiệp định này thành 2 đó là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA). Đồng thời, chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý của cả 2 Hiệp định.

Hiệp định EVFTA là gì? Cam kết trong hiệp định ra sao?
EVFTA là Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam với sự cam kết giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU.

Hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019 và Nghị viện Châu Âu phê chuẩn ngày 12/2/2020. Về phía Việt Nam, Quốc hội chính thức phê chuẩn ngày 8/6/2020. Tiếp đến ngày 30/3/2020, Hội đồng Châu Âu cũng thông qua EVFTA để hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Đồng thời, Hiệp định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Đối với Hiệp định EVIPA cần có sự phê chuẩn từ 27 nước thành viên (sau khi Anh hoàn tất Brexit) trong EU mới chính thức có hiệu lực.

Cam kết trong Hiệp định EVFTA bao gồm những gì?

Khi đã hiểu rõ khái niệm EVFTA là gì thì việc tìm hiểu những cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) cũng rất quan trọng. Các cam kết của Việt Nam và EU trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định EVFTA như sau:

  • Cắt giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu;
  • Hạn ngạch thuế quan;
  • Quy tắc xuất xứ;
  • Dịch vụ – Đầu tư;
  • Mua sắm của Chính phủ;
  • Sở hữu trí tuệ;
  • Thương mại và Phát triển bền vững.

Một số nội dung chính trong cam kết của Hiệp định EVFTA

  • Thương mại hàng hóa:

Đối với xuất khẩu, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).

Sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

  • Thương mại dịch vụ và đầu tư:

Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên.

  • Mua sắm của Chính phủ:

Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định GPA của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu,…Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kĩ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.

  • Sở hữu trí tuệ:

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lí,… Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quiđịnh của pháp luật hiện hành.

  • Các nội dung khác:

Hiệp định EVFTA bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lí – thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lí để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau

  • Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
  • Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
  • Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
  • Các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: Về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ sau

  • Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.
  • Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.
  • Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, ta cho phép EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.
  • Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực nhưng bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Tác động của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam

Với những cam kết mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA sẽ thúc đẩy thị trường thương mại của Việt Nam – EU phát triển mạnh mẽ và mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu. Cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên đến gần 100% biểu thuế làm tăng cơ hội xuất khẩu cho các mặt hàng có lợi thế ở Việt Nam như dệt may, giày da, nông sản, đồ gỗ…

Thông qua Hiệp định EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng khoảng 20% (2020). Trong tương lai sẽ tăng 42,7% (2025) và năm 2030 tăng 44,37% so với khi chưa có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU sang Việt Nam cũng tăng từ 15,28% (năm 2020); 33,06% (năm 2025) và năm 2030 dự kiến là 36,7%.

Hiệp định EVFTA là gì? Cam kết trong hiệp định ra sao?
Việc ký kết EVFTA tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam, hỗ trợ hiệu quả cho Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,…

Những cam kết về dịch vụ, đầu tư mua sắm của Chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường trong Hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận dễ dàng với Việt Nam. Nhờ đó, người tiêu dùng trong nước sẽ được tiếp cận dịch vụ chất lượng cao trong ngành dược phẩm, làm đẹp, hạ tầng công cộng…từ EU. Bên cạnh đó, các cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo môi  trường kinh doanh, pháp lý ổn định, thông thoáng của cả 2 bên và các Doanh nghiệp, Nhà đầu tư của Việt Nam và EU.

Thông quan EVFTA và IPA, các Nhà đầu tư EU không chỉ có cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam, mà còn là cầu nối giúp EU thúc đẩy quan hệ với ASEAN và từng nước trong khối ASEAN. Từ đó, tạo tiền để hướng đến thảo luận Hiệp định FTA có lợi cho cả 2 bên trong tương lai.

>>Xem thêm: Hiệp định RCEP là gì?

Proship.vn – Đơn vị cung cấp Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container đường sắt Việt Nam đi Châu Âu Uy tín, An toàn, Giá rẻ cạnh tranh

Nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu chuyển gửi hàng hóa đi Châu Âu đang tăng cao, PROSHIP.VN chúng tôi cung cấp ra thị trường trọn gói “Dịch vụ vận tải hàng hóa nguyên container đường sắt tuyến Việt Nam – Châu Âu” với những cam kết về tính chuẩn xác, an toàn cao, giá cả cạnh tranh, uy tín hàng đầu và lịch trình linh hoạt giúp việc gửi hàng thuận lợi hơn. Từ đây cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA đã ký kết giữa nước ta với các nước thành viên EU.

Proship luôn có sự kết nối chặt chẽ với các đơn vị liên quan, cơ sở hạ tầng, phương tiện đầy đủ, nhân lực hùng hậu,…giúp kế hoạch vận tải hàng hóa số lượng lớn bằng container đường sắt diễn ra thuận lợi hơn. Hệ thống kho bãi rộng rãi tại khu vực miền Bắc giúp nâng cao khả năng lưu trữ hàng và chủ động về thời gian vận tải hàng số lượng lớn sang thị trường Châu Âu.

Với các chuyến gửi hàng đi Châu Âu, chúng tôi sẽ nhận vận chuyển Container lạnh, Container nóng, khô đa dạng các mặt hàng từ tiêu dùng đến sản xuất, kinh doanh. Áp dụng giải pháp vận chuyển giảm 20-35% chi phí Logistics trong chuỗi cung ứng lạnh của Doanh nghiệp. Công ty tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng container lạnh tự phát tại Việt Nam và chuyên trách kinh doanh vận tải container đường sắt liên vận quốc tế phục vụ cho Doanh nghiệp.

Phương tiện sử dụng để gửi hàng Việt Nam – Châu Âu bằng Container đường sắt Liên vận Quốc tế sẽ được trang bị thêm 170 Toa xe P nhận chở xăng dầu, hàng hóa là chất lỏng, 150 Toa xe Mc chuyên chở các loại Container, 15 Toa xe Mcc chuyên chở Container lạnh. Ngoài ra còn có thêm khoảng 50 Toa xe H thành cao mở nóc chuyên chở các loại hàng linh kiện, Container, 20 Toa xe NR chuyên chở ô tô,…Proship hiện là đối tác đáng tin cậy của không ít các cá nhân, Công ty/Tập đoàn lớn, nhiều Tổ chức quốc tế, nhiều Nhà máy, nhiều Công ty vận tải hàng hóa nội địa khác,…

Hiệp định EVFTA là gì? Cam kết trong hiệp định ra sao?
Proship cung cấp giải pháp vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Liên vận Quốc tế Á – Âu an toàn, nhanh chóng, chất lượng.

Proship nhận hàng tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và giao hàng tại Châu Âu

* Nhận hàng tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng:

  • Tại khu vực TPHCM: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Thủ Đức, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè,…;
  • Tại khu vực Hà Nội: Quận Hoàng Mai, Quận Từ Liêm, Quận Hoàn Kiếm, Quận Long Biên, Quận Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông, Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai,…;
  • Tại khu vực Đà Nẵng: Quận Hải Châu Quận Cẩm Lệ Quận Thanh Khê Quận Liên Chiểu Quận Ngũ Hành Sơn Quận Sơn Trà Huyện Hòa Vang Huyện Hoàng Sa,…
  • Từ các Khu Công nghiệp lớn ở Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội  Bình Định; Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm;  Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hoà, Đông Anh, Sóc Sơn; Ascendas – Protrade, ITAHAN, Ông Kèo, Long Khánh, Dầu Giây; Tân Thành, Tàu thuỷ Soài Rạp, Khai Quang Vĩnh Phúc, Gián Khẩu, KCN Thạnh Đức; KCN Sông Công 2, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Thuận Yên,…

* Giao hàng tại các nước Châu Âu: Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Nga, Anh, Áo, Cộng Hòa Séc, Đan Mạch, Hungary, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan,…

Các mặt hàng nhận vận chuyển từ Việt Nam sang Châu Âu

  • Vật liệu xây dựng nhà ở, công trình, nhà xưởng,…;
  • Mặt hàng thời trang: quần áo, giày dép, túi xách, giày nịt, bóp, ví,…;
  • Đồ thủ công mỹ nghệ: bàn ghế, tủ, bàn thờ, hàng may tre, đan, nứa,…;
  • Thực phẩm khô: cá khô, bánh kẹo, bánh tráng, tiêu hạt, cafe,…;
  • Hàng hóa nông sản, trái cây, hải sản đông lạnh,…;
  • Đồ gỗ, trang thiết bị nội thất,…;
  • Các mặt hàng điện tử, linh kiện điện tử, máy móc, USD, đĩa CD, điện thoại, máy tính;
  • Phụ tùng ô tô, xe máy,…;
  • Thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc;
  • Trà thảo dược; trà khô;…;
  • Thực phẩm chức năng;
  • Mỹ phẩm: kem dưỡng da, son, phấn,…và nhiều mặt hàng khác.

* Lưu ý: Hàng hóa không nhận xuất khẩu sang Châu Âu:

  • Hàng hóa nằm trong danh mục cấm xuất hoặc nhập khẩu tại Châu Âu;
  • Chất kích thích ma túy, cần sa,…;
  • Mặt hàng nguy hiểm dễ cháy nổ;
  • Văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu phản động, tài liệu mật quốc gia,…;
  • Tiền tệ, hiện kim, đồ có giá trị cao như vàng bạc, đá quý;
  • Hàng hóa phi pháp, không rõ nguồn gốc khác,…

Các dịch vụ vận tải hỗ trợ đi kèm khi gửi hàng đi Châu Âu

  • Hỗ trợ đóng gói, đóng kiện hàng;
  • Miễn phí lưu kho (nếu thời gian lưu trữ hàng không quá dài ngày);
  • Hỗ trợ bốc xếp hàng hóa tại kho.

Cách thức nhận và giao hàng Việt Nam đi Châu Âu

  • Vận chuyển hàng Container từ Ga tới Ga;
  • Vận tải hàng hóa bằng Container từ Ga tới Kho;
  • Vận chuyển hàng bằng Container từ Kho tới Kho;
  • Các dịch vụ đi kèm khác nếu khách hàng yêu cầu.

Cước phí chuyển gửi hàng đi Châu Âu (đắt hay rẻ) phụ thuộc các yếu tố

  • Số lượng hàng gửi sang Châu Âu xuất khẩu nhiều hay ít?
  • Khối lượng đóng thùng, kích thước hàng hóa như thế nào?
  • Loại hàng hóa là gì, đặc tính hàng hóa ra sao. Các giấy tờ kèm theo (nếu có)?;
  • Địa chỉ người nhận, số điện thoại và thông tin khác nếu hàng hóa cần thông quan,…?

Với những nền tảng kiến thức căn bản mà Proship đã tổng hợp và trình bày, hi vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu thêm về Hiệp định EVFTA là gì, tầm quan trọng – tác động của EVFTA là gì nhằm hỗ trợ hiệu quả cho mọi hoạt động liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Châu Âu. Các Doanh nghiệp Trong và Ngoài nước khi có nhu cầu chuyển gửi hàng hóa đi giao thương, kinh doanh hoặc tiêu dùng, đừng ngần ngại liên hệ 0909 344 247 để được tư vấn cụ thể về dịch vụ mình đang quan tâm. Proship tự tin là cầu nối giúp đưa sản phẩm/hàng hóa của bạn tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nước bạn.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Ms Tiên: 0909 986 247
Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Ý: 0906 354 247
Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Hoa: 0906 353 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Mục nhập này đã được đăng trong Tin tức và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *