Freight Cost là gì? Những loại Freight Cost trong XNK hiện nay

x Các doanh nghiệp, chủ hàng, các Đơn vị vận tải hàng đường bộ, đường sắt, đường biển,…có nghe qua về Freight Cost – một thuật ngữ khá quen thuộc nhưng với người mới vào ngành chưa hiểu Freight Cost là gì?
x Bạn quan tâm và muốn biết các loại Freight Cost trong XNK hiện nay gồm những gì?
x Bạn muốn biết quy định về cước phí cũng như cách kiểm soát chi phí Freight Cost thế nào?

Sau đây, Proship.vn chúng tôi sẽ góp nhặt kiến thức liên quan nhằm làm rõ freight cost là gì, các loại freight cost thông dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là gì…Song song đó là bàn về các quy định cũng như cách kiểm soát freight cost hiệu quả hiện nay.

Freight cost là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng cước vận tải?

Khái niệm Freight cost

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, người mua và người bán sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho Đơn vị vận chuyển. Khoản phí này được gọi là Freight cost. Vậy, freight cost là gì?

Freight cost còn gọi là phí vận chuyển, là số tiền mà người mua hoặc người bán phải trả cho bên thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa. Dù vận chuyển dưới hình thức nào, đường bộ, đường biển hay đường hàng không thì cước phí này đều bắt buộc người mua hoặc người bán phải đóng.

Freight Cost là gì? Những loại Freight Cost trong XNK hiện nay
Freight cost là cước phí, chi phí vận chuyển, tức nó là khoản tiền mà người mua/người bán phải chi trả cho Đơn vị thực hiện vận chuyển hàng hóa.

Yếu tố ảnh hưởng giá cước vận tải

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cước freight cost là gì? Chi phí cước vận chuyển thường không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Trọng lượng, kích thước: Càng lớn, nặng, chi phí vận chuyển càng cao;
  • Loại hàng hóa: Hàng hóa có giá trị cao, dễ hỏng, hoặc nguy hiểm thường đi kèm với chi phí vận chuyển cao hơn;
  • Khoảng cách vận chuyển: Cước vận chuyển sẽ tăng theo độ dài của tuyến đường từ điểm xuất phát đến điểm đến;
  • Phương thức vận chuyển: Mỗi loại phương thức như đường biển, hàng không, đường bộ đều có mức cước phí khác nhau;
  • Thời gian vận chuyển: Dịch vụ vận chuyển nhanh (express), chi phí cao hơn các phương án vận chuyển tiêu chuẩn;
  • Cung và cầu: Tình hình thị trường vận tải có thể biến động chi phí vận tải;
  • Phụ phí: Các khoản phí bổ sung như phí nhiên liệu, phí an ninh và phí xử lý hàng hóa cũng góp phần làm tăng tổng chi phí vận chuyển.
Có thể bạn quan tâm  Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu rượu, có rắc rối hay khó khăn gì không?

Các loại Freight cost thông dụng phổ biến

Hiện nay, người ta chia Freight cost thành 2 loại chính gồm Freight Prepaid và Freight Collect. Cụ thể:

  • Freight Prepaid (Vận chuyển hàng trả trước):

Là hình thức thanh toán mà người gửi hàng sẽ trả cước phí và có quyền sở hữu hàng hóa đó tới khi người nhận nhận hàng và thanh toán hóa đơn.

  • Freight Collect (Thu thập cước phí):

Là hình thức thanh toán mà người nhận hàng sẽ trả tiền cước phí và có quyền sở hữu khi người vận chuyển nhận hàng.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

 
Freight Cost là gì? Những loại Freight Cost trong XNK hiện nay
Freight Prepaid (Vận chuyển hàng trả trước), Freight Collect (Thu thập cước phí),…là các loại cước phí vận chuyển Freight cost thông dụng.

Trong vận đơn có thể mô tả các khoản phí với với nhiều cách khác nhau như:

  • Người nhận hàng thu hộ:

Người nhận hàng chịu trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển, lo thủ tục hải quan XNK và phải đóng thuế áp dụng hoặc các hình thức khác.

  • Trả trước toàn bộ hoặc một nửa:

Người gửi hàng thanh toán cước phí trước toàn bộ hoặc một nửa.

  • Bên thứ ba:

Thường là một công ty hậu cần, chuyên xử lý việc thanh toán phí vận chuyển.

  • Thu tiền khi giao hàng (COD):

Khi giao hàng, người nhận hàng thanh toán cho người vận chuyển và người vận chuyển sẽ thanh toán lại tiền cho người gửi hàng.

  • Freight-on-Board hoặc Free-on-Board (FOB):
Có thể bạn quan tâm  Tìm hiểu phi thuế quan là gì và khu phi thuế là gì?

Người nhận hàng chịu trách nhiệm về cước phí và thanh toán mọi cước phí khi hàng hóa được giao tới bến của người gửi hàng.

  • FOB Destination:

Tại bến của người nhận hàng, tiêu đề cho hàng hóa được chuyển đi và người ký gửi sẽ lo chi phí vận chuyển.

  • FOB Destination, Freight Collect:

Tại bến của người nhận hàng, tiêu đề cho hàng sẽ được chuyển đi và sau đó người nhận hàng sẽ lo cước phí vận chuyển.

  • FOB đích, thu và cho phép cước:

Tương tự như trên nhưng ngoại trừ việc người nhận hàng khấu trừ phí vận chuyển trong hóa đơn của người gửi hàng.

Quy định về cước phí vận tải hàng cần biết

Quy định về cước phí vận tải freight cost là gì? Thông thường, các Công ty vận tải sẽ quy định cách tính cước phí vận chuyển riêng. Song mức phí từ các Đơn vị vận chuyển phải phù hợp quy định pháp luật.

Theo đó, một số quy định về cước phí vận chuyển có thể kể tới như:

  • Với những hàng hóa vận chuyển là hàng nhẹ như thư từ, quà tặng hay tài liệu cá nhân sẽ được cân trực tiếp tại điểm tiếp nhận. Theo đó quy định về cước vận chuyển như sau:

Chi phí cước vận chuyển = số lượng lượng thực tế của hàng x đơn giá.

  • Với các loại hàng nặng, cồng kềnh, mức giá vận chuyển sẽ cao hơn so với các loại hàng hóa nhẹ. Theo đó, quy định về cước vận chuyển như sau:

Cước phí vận chuyển = trọng lượng hàng hóa đã quy đổi x đơn giá.

  • Với các loại hàng siêu trường siêu trọng có khối lượng lớn hơn 1 tấn, được xuất khẩu ra nước ngoài tại các cảng, container lớn thì quy định về cước vận chuyển như sau:

Cước phí vận chuyển = trọng lượng quy đổi x đơn giá.

Các cách kiểm soát chi phí vận tải Freight Cost

Để kiểm soát cước phí vận chuyển hàng hóa Freight Cost, các chủ hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng:

Có thể bạn quan tâm  Tiêu chuẩn xuất khẩu chôm chôm sang thị trường các nước hiện nay

Hợp nhất các lô hàng

Nên xem xét gộp nhiều lô hàng thành một lô hàng tải trọng một phần hoặc toàn bộ nếu chúng về cùng một hướng thay vì chia nhỏ ra. Đối với các hãng vận chuyển dựa trên giá cước vận chuyển, dựa trên mật độ và loại hàng, vật liệu đóng gói có thể làm thay đổi đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa. Nhớ ghi thêm trọng lượng vật liệu đóng gói vào thông tin của bạn.

Nếu bạn nhập hàng Trung Quốc về với khối lượng nhỏ, nếu muốn tiết kiệm chi phí có thể chọn hình thức ghép Cont. Để tính toán chi phí vận chuyển, một số thông tin quan trọng cần nắm gồm: loại bao bì, loại hàng, kích thước và trọng lượng lô hàng, mã zip giao hàng, có những yêu cầu gì đặc biệt trong quá trình vận chuyển hay không,…

Freight Cost là gì? Những loại Freight Cost trong XNK hiện nay
Bạn có thể kiểm soát chi phí Freight Cost bằng cách hợp nhất các lô hàng; sử dụng vật liệu đóng gói hàng phù hợp, hiệu quả,…

Sử dụng vật liệu đóng gói hiệu quả

Hãy xem xét các phương pháp đóng gói khác nhau và đảm bảo rằng, bạn đang sử dụng phương pháp đóng gói phù hợp cho hàng hóa. Không chỉ đơn giản là thu nhỏ bọc một món đồ mà hãy bọc nó lại.

Khi bạn đóng hoặc đóng thùng hàng hóa, hãy chú ý nhiều đến lớp cách nhiệt như khi làm lớp bên ngoài. Tránh điều chỉnh thanh toán và chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn bằng cách đảm bảo lô hàng không có bất kỳ phần nhô ra nào. Phương pháp đóng gói tốt nhất là sử dụng thùng gỗ vì nó mang lại sự bảo vệ đáng tin cậy nhất.

Như vậy, Proship Logistics đã giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ chuyên ngành freight cost là gì, các yếu tố quyết định cước phí freight cost vận chuyển hàng hóa là gì,…cùng với đó là chia sẻ cách làm sao để có thể dễ dàng kiểm soát được phí freight cost trong quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa. Và nếu bạn có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận tải Đa phương thức trọn gói giá rẻ của chúng tôi, liên hệ ngay 0909 344 247.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn