Insurance Certificate là gì? Được quy định như thế nào?

x Doanh nghiệp bạn đang xuất, nhập khẩu lô hàng lớn cần tìm hiểu về nhiều thủ tục, giấy tờ, chứng từ,…trong đó có Insurance Certificate?
x Bạn quan tâm và muốn tìm hiểu về các quy định, nội dung, chức năng và các loại chức nhận bảo hiểm Insurance Certificate?
x Bạn muốn biết quy trình cấp Giấy chứng nhận Insurance Certificate thế nào? Giữa Insurance Policy và Insurance Certificate có gì khác nhau?

Trong khuôn khổ bài viết này, Proship.vn chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc Insurance Certificate là gì? Insurance Certificate quy định gì, gồm những nội dung gì?,…Đồng thời qua đây, các Doanh nghiệp cũng nắm quy trình xin cấp Chứng nhận bảo hiểm hàng hóa được tiến hành ra sao.

Insurance Certificate: Định nghĩa, nội dung và các chứng nhận phổ biến

Insurance Certificate là gì và bao gồm những nội dung gì trong Insurance Certificate sẽ được chia sẻ qua nội dung:

Insurance Certificate là gì?

Insurance Certificate là Giấy chứng nhận bảo hiểm, là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

Insurance Certificate là gì? Được quy định như thế nào?
Insurance Certificate là Chứng nhận bảo hiểm do Công ty bảo hiểm phát hành trên cơ sở tờ khai về các chi tiết liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu.

Nội dung của Insurance Certificate

Nội dung của Giấy chứng nhận bảo hiểm Insurance Certificate gồm:

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản của người được bảo hiểm;
  • Tên hàng hóa;
  • Số hợp đồng bảo hiểm;
  • Loại hình bảo hiểm;
  • Đối tượng bảo hiểm;
  • Giá trị hàng hóa, số tiền bảo hiểm;
  • Phạm vi bảo hiểm;
  • Thời hạn bảo hiểm;
  • Phí bảo hiểm;
  • Nơi thanh toán tiền bồi thường;
  • Ngày, tháng, chữ ký của người được bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm  Proship nhận chuyển hàng xuất khẩu đến cảng Cái Mép nhanh chóng, giá rẻ

Các loại chứng nhận phổ biến

Có các loại Giấy chứng nhận bảo hiểm Insurance Certificate phổ biến gồm:

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm vận tải đường bộ: Bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển đường bộ;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm vận tải hàng hóa: Bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển đường biển;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng không: Bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển đường hàng không;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm vận tải: Bảo hiểm cho trách nhiệm của nhà vận chuyển với hàng hư hỏng, mất mát;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm rủi ro toàn diện: Bảo hiểm cho các loại rủi ro có thể xảy ra với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Insurance Certificate có chức năng gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?

Nội dung sau sẽ giúp bạn biết được chức năng của Insurance Certificate là gì và cần lưu ý gì khi dùng Chứng nhận bảo hiểm này:

Chức năng của Insurance Certificate

Chức năng của Chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm:

  • Xác nhận bản hợp đồng bảo hiểm này đã được thiết lập với các điều khoản và điều kiện cụ thể đã được hai bên thống nhất;
  • Chứng minh rằng người được bảo hiểm đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán phí, đảm bảo hợp đồng bảo hiểm chính thức có hiệu lực;
  • Là căn cứ cần thiết để yêu cầu Công ty bảo hiểm bồi thường (nếu có rủi ro xảy ra, gây thiệt hại cho hàng hóa).
Có thể bạn quan tâm  Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận này dành cho sản phẩm nào?

Lưu ý khi sử dụng Insurance Certificate

Khi sử dụng chứng nhận bảo hiểm, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo quyền lợi tốt nhất. Đó là:

  • Liên hệ với Công ty bảo hiểm khi có thay đổi:

Trong thời gian sử dụng chứng nhận bảo hiểm, nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến thông tin cá nhân, tài sản hoặc điều kiện bảo hiểm, cần kịp thời liên hệ với Công ty bảo hiểm để cập nhật kịp thời.

  • Lưu giữ chứng nhận cẩn thận:

Nên sao lưu chứng nhận bằng cách chụp ảnh hoặc lưu trữ trên các thiết bị điện tử. Điều này giúp dễ truy cập khi cần thiết và tránh mất mát tài liệu.

  • Kiểm tra định kỳ quyền lợi bảo hiểm:

Nên kiểm tra định kỳ quyền lợi và mức độ bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm thường xuyên thay đổi và luôn có những sản phẩm mới tốt hơn phù hợp với nhu cầu khách hàng. Việc kiểm tra này sẽ giúp không bỏ lỡ cơ hội tốt và bảo vệ tài chính hiệu quả.

  • Đọc kỹ nội dung chứng nhận:

Trước khi ký kết và sử dụng Chứng nhận bảo hiểm nên đọc từng điều khoản và nội dung trong tài liệu. Việc nắm rõ thông tin trong chứng nhận sẽ giúp đưa ra các quyết định đúng đắn và tránh rắc rối về sau.

Phân biệt giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm

Sự khác nhau giữa Insurance Policy và Insurance Certificate là gì? Giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm là hai loại chứng từ bảo hiểm quan trọng. Đơn bảo hiểm có thể được chấp nhận thay cho Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai theo bảo hiểm bao.

Có thể bạn quan tâm  Proship nhận gửi hàng xuất khẩu đi cảng Vũng Tàu với giá tốt nhất hiện nay
Insurance Certificate là gì? Được quy định như thế nào?
Mẫu Insurance Certificate và mẫu Insurance Policy mới nhất, giữa hai chứng nhận này có sự khác nhau nên cần phân biệt cho đúng.

Song nếu LC yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm thì việc xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao thay cho Đơn bảo hiểm không được chấp nhận:

Tiêu chí

Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm (Insurance Certificate)

Đơn Bảo Hiểm (Insurance Policy)

Khái niệm

Là chứng từ xác nhận hàng hóa đã được bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

Là chứng từ hợp pháp hóa hợp đồng bảo hiểm, bao gồm các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.

Mục đích

Xác nhận việc bảo hiểm hàng hóa đã được thực hiện.

Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

Nội dung

Gồm thông tin về đối tượng bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm và các chi tiết cần thiết để tính phí bảo hiểm.

Ngắn gọn, tập trung vào đối tượng và điều kiện bảo hiểm.

Bao gồm điều khoản chung (trách nhiệm các bên) và điều khoản riêng (đối tượng bảo hiểm, tính phí bảo hiểm).

Chi tiết, bao gồm các điều khoản chung và riêng liên quan đến hợp đồng.

Tính pháp lý

Có tính xác nhận, giá trị pháp lý thấp hơn.

Có giá trị pháp lý cao hơn trong việc bồi thường và xử lý các vấn đề bảo hiểm, tranh chấp tại tòa án.

Phạm vi sử dụng

Sử dụng trong các giao dịch thương mại để xác nhận hàng hóa đã được bảo hiểm.

Sử dụng trong các giao dịch pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

Phát hành

Phát hành khi hợp đồng bảo hiểm chính thức được ký kết.

Phát hành sau khi bảo hiểm hàng hóa được thực hiện.

Ứng dụng

Sử dụng trong các giao dịch pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

Sử dụng trong giao dịch thương mại để xác nhận việc mua bảo hiểm.

Quy trình cấp Giấy chứng nhận hàng hóa Insurance Certificate

Quy trình cấp chứng nhận hàng hóa Insurance Certificate như sau:

Bước 1

Bên mua bảo hiểm (Cá nhân hoặc Tổ chức) nộp hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Điền thông tin vào giấy Yêu cầu bảo hiểm hàng hoá theo mẫu của đơn vị bảo hiểm.

Bước 2

Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho đơn vị bảo hiểm.

Insurance Certificate là gì? Được quy định như thế nào?
Quy trình xin cấp Chứng nhận bảo hiểm Insurance Certificate mà bên mua bảo hiểm cần nắm rõ trình tự từng bước để áp dụng.

Bước 3

Doanh nghiệp bảo hiểm xem xét hồ sơ yêu cầu để:

  • Đánh giá rủi ro liên quan đến đối tượng bảo hiểm;
  • Tính toán phí bảo hiểm dựa trên giá trị hàng hóa, tuyến đường và các điều kiện khác, có thể yêu cầu bên mua bảo hiểm bổ sung thêm thông tin hoặc tài liệu bổ sung (nếu thiếu).

Bước 4

Đơn vị bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm Insurance Certificate.

Insurance Certificate là gì đã được giải đáp, kèm theo đó là các quy định, chức năng, nội dung, quy trình cấp Chứng nhận bảo hiểm,…Mọi thắc mắc, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ 0909 344 247 để được Proship Logistics tư vấn nhanh về các giải pháp vận chuyển hàng hóa nhanh an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn