x Bạn là doanh nghiệp, là chủ hàng, nhà xuất nhập, nhà nhập khẩu,…cần tìm hiểu về thuật ngữ kiểm tra chuyên ngành?
x Bạn thắc mắc loại hàng nào, ngành hàng, nhóm hàng nào phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành?
x Và bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình từng bước kiểm tra chuyên ngành đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu ra sao?
Cùng Proship.vn chúng tôi khám phá xem kiểm tra chuyên ngành hàng xuất nhập khẩu là gì? Thủ tục, quy trình xuất nhập khẩu và thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành thế nào? Ý nghĩa, mục đích kiểm tra chuyên ngành này là gì? Cần chuẩn bị các loại chứng từ, hồ sơ nào liên quan?
Kiểm tra chuyên ngành hàng xuất nhập khẩu: Khái niệm và đối tượng kiểm tra
Tìm đọc nội dung sau để hiểu thế nào là kiểm tra chuyên ngành đối với hàng xuất, nhập khẩu cũng như mặt hàng nào cần phải kiểm tra theo quy định:
Kiểm tra chuyên ngành hàng XNK là gì?
Kiểm tra chuyên ngành hàng xuất nhập khẩu là quá trình các cơ quan chức năng của Việt Nam (hoặc của nước nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu) tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu và phân tích để xác định xem lô hàng đó có đáp ứng các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành theo quy định pháp luật hay không.

Việc kiểm tra chuyên ngành thường được thực hiện trước hoặc trong quá trình thông quan hàng hóa tại cửa khẩu hoặc tại địa điểm kiểm tra được chỉ định.
Đối tượng hàng hóa kiểm tra chuyên ngành
Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành thường là những mặt hàng có khả năng gây ảnh hưởng đến:
- Chất lượng sản phẩm như máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng;
- Văn hóa như các sản phẩm văn hóa phẩm, đồ cổ, di vật;
- Y tế và sức khỏe như thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
- An toàn thực phẩm như các loại thực phẩm, nông sản;
- Kiểm dịch động vật, thực vật như cây trồng, vật nuôi, sản phẩm từ động vật, thực vật;
- An ninh, quốc phòng như các mặt hàng có tính lưỡng dụng, vật liệu nổ.
Ý nghĩa, mục đích của kiểm tra chuyên ngành
Việc kiểm tra chuyên ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nhiều ý nghĩa sau:
Bảo vệ người tiêu dùng và cộng đồng
Ngăn chặn việc nhập khẩu các loại hàng hóa kém chất lượng, không an toàn, có thể gây hại cho sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh quốc gia (như thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại, thiết bị không đạt chuẩn…).
Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
Khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kiểm tra và đạt các tiêu chuẩn quốc tế, uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ được nâng cao trên thị trường thế giới.
Thực hiện các cam kết quốc tế
Đảm bảo tuân thủ các điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến kiểm soát hàng hóa.

Đảm bảo chất lượng và tuân thủ pháp luật
Đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quốc tế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
Phòng chống gian lận thương mại
Phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu
Để hoàn thành thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu (Chứng nhận hợp quy sản phẩm nhập khẩu) cần thực hiện theo các bước:
Tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành
Tại Việt Nam, việc kiểm tra chuyên ngành do các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức được ủy quyền hoặc chỉ định thực hiện như:
- Bộ Y tế: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với mặt hàng thuộc quản lý của Bộ).
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản, an toàn thực phẩm (đối với mặt hàng thuộc quản lý của Bộ).
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn, đo lường.
- Bộ Giao thông vận tải: Đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dùng.
- Bộ Công Thương: Kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với một số mặt hàng công nghiệp, hóa chất.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các loại hồ sơ xuất nhập khẩu bắt buộc phải có với mỗi hàng hoá bất kỳ cần kiểm tra chuyên ngành gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng của hàng hóa (theo mẫu): Gồm 01 bản chính;
- Các chứng chỉ, chứng nhận về chất lượng hàng hóa, sản phẩm: Gồm 01 bản sao công chứng và xác nhận của đơn vị nhập sản phẩm, hàng hóa;
- Hóa đơn;
- Vận đơn;
- Tờ khai của hàng hóa, sản phẩm;
- Giấy chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa;
- Bản mô tả hoặc hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;
- Mẫu mã sản phẩm, hàng hóa có dấu hợp quy hoặc nhãn phụ;
- Bản sao hợp đồng cũng danh mục hàng hóa theo hợp đồng.
Ngoài ra còn có các giấy tờ liên quan đến thông tin của doanh nghiệp như Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế,…
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký của hàng hoá
Nộp hồ sơ cho Cơ quan trực tiếp quản lý để tiến hành kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm bản đăng ký, hợp đồng mua bán, danh mục hàng hóa và các tài liệu liên quan.
Bước 3: Chờ kết quả kiểm tra
Xem xét đủ tiêu chuẩn xuất nhập khẩu hay không. Nếu đạt tiêu chuẩn kiểm tra chuyên ngành, cơ quan thẩm quyền sẽ xác nhận để đơn vị làm thủ tục hải quan cho sản phẩm, hàng hóa lưu thông.
Nếu hàng hóa không đạt, sẽ được báo cáo tới cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp cao và thông báo cho hải quan cũng như đơn vị làm thủ tục để giải quyết.
Quy trình kiểm tra chuyên ngành như thế nào?
Quy trình tiến hành kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu thực hiện như sau:
Quy trình kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu
Với quy trình kiểm tra chuyên ngành hàng hóa nhập khẩu cần lưu ý:
* Lưu ý:
(***): Trường hợp, cơ quan phụ trách lấy mẫu tại nhà máy thì cần làm thủ tục đưa hàng về bảo quản khi đó trạng thái tờ khai nhập (Đưa hàng về bảo quản) và hàng hóa lúc này không được đưa vào sản xuất/ lưu thông.
(****): Tờ khai chỉ được thông quan khi Doanh nghiệp nộp giấy xác nhận lô hàng đáp ứng điều kiện kiểm tra chuyên ngành, lúc này hàng hóa mới được đưa vào sản xuất/ lưu thông.

Quy trình kiểm tra chuyên ngành hàng xuất khẩu
Với quy trình kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu cần lưu ý:
* Lưu ý:
(*): Việc khai báo kiểm tra chuyên ngành sẽ thuộc vào loại mặt hàng. Về danh sách chi tiết, tham khảo ở bảng danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành ở trên.
(**): Việc lấy mẫu kiểm tra sẽ phụ thuộc vào cơ quan quản lý kiểm tra chuyên ngành. Sẽ có 3 trường hợp:
(1) Đem mẫu lên cơ quan kiểm tra;
(2) Kiểm tra tại nhà máy;
(3) Kiểm tra tại cảng.
Như trên, Proship Logistics chúng tôi đã làm rõ định nghĩa kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu là gì, quy trình xuất nhập khẩu và tiến hành kiểm tra chuyên ngành thế nào,…Mọi thắc mắc liên quan tới vận chuyển và làm thủ tục hải quan, khai báo hải quan, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ 0939 999 247 để nhận được tư vấn, báo giá nhanh các loại hình dịch vụ bạn đang quan tâm nhé!