Qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

x Doanh nghiệp bạn đang có kế hoạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các nước EU, Châu Á,…?
x Bạn đang gặp vướng mắc, khó khăn khi làm thủ tục xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam?
x Bạn cần tìm hiểu chính sách pháp lý, quy trình xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ,…và các lưu ý, quy định liên quan?

Proship.vn chúng tôi sẽ tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn để nêu bật qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mã HS Code, những lưu ý khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,…để các Doanh nghiệp có hàng thủ công mỹ nghệ đi giao thương, xuất khẩu có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả.

Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể những năm gần đây, và nó đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam năm 2022 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2021. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 35% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản, EU, Úc và Hàn Quốc.

Qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Đồ thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đi các nước với nhiều mặt hàng gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ,…

Các mặt hàng TCMN xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm:

  • Đồ gỗ mỹ nghệ;
  • Hàng dệt may thủ công;
  • Đồ thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan;
  • Đồ gốm sứ;
  • Điêu khắc đá;
  • Trang sức mỹ nghệ.
Có thể bạn quan tâm  Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô ra sao? có dễ không?

Quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chi tiết 2024

Quy định chính sách xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ

Theo quy định hiện hành, hàng thủ công mỹ nghệ KHÔNG PHẢI là mặt hàng thuộc Danh mục cấm xuất khẩu đi nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất khẩu tương tự như hàng hóa thông thường theo hướng dẫn.

Mặt hàng này cũng không có chính sách đặc biệt khi xuất khẩu. Vì thế, doanh nghiệp chỉ cần tiến hành các bước nhập khẩu theo quy định Nhà nước, pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp không thể tự thực hiện được các thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan do một số Công ty Logistics cung cấp (như PROSHIP LOGISTICS).

CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS

Mã HS Code hàng thủ công mỹ nghệ

Mã HS Code của hàng thủ công mỹ nghệ được xác định cụ thể như sau:

Mã HS

Sản Phẩm

Thuế xuất khẩu (%)

4602

Hàng mây tre, liễu gai và các mặt hàng khác, làm trực tiếp từ vật liệu tết bện hoặc từ các mặt hàng thuộc nhóm 46.01; các sản phẩm từ cây họ mướp.

0

460290

Bằng vật liệu thực vật

0

46029090

Loại khác

0

Bộ hồ sơ xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ

Bộ hồ sơ xuất khẩu cần có cần chuẩn bị gồm:

  • Tờ khai hàng xuất khẩu theo mẫu đã được quy định;
  • Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu thì doanh nghiệp cần có, nhưng nếu đã xuất khẩu nhiều lần thì không cần);
  • Chứng nhận MST (chỉ nộp với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu hàng hóa);
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing List (Phiếu đóng gói);
  • Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu);
  • Phytosanitary certificate (Chứng nhận kiểm dịch);
  • Certificate of Origin (C/O nếu có).
Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ Ủy thác xuất nhập khẩu uy tín, nhanh chóng, an toàn
Qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Trước khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Doanh nghiệp cần lưu ý các chính sách pháp lý liên quan, mã HS Code, hồ sơ, chứng từ cần thiết theo quy định.

Quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Các bước qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà Doanh nghiệp cần nắm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Chuẩn bị hồ sơ hải quan theo quy định (gồm giấy tờ như Proship đã liệt kê ở trên).

Bước 2: Đăng ký khai hải quan tại

  • Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở/CSSX;
  • Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu;
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan

  • Nếu sản phẩm/lô hàng không đáp ứng các điều kiện, cơ quan hải quan sẽ từ chối đăng ký tờ khai hải quan và cung cấp lý do cho người khai hải quan.
  • Nếu khai trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra kỹ điều kiện đăng ký trong tờ khai và các giấy tờ khác trong hồ sơ HQ.

Bước 4: Phân luồng tờ khai

Với tờ khai hải quan điện tử, quyết định về việc phân luồng tờ khai và thông báo được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức:

  • Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (Luồng Xanh)

Hồ sơ tờ khai hải quan được chấp nhận mà không yêu cầu thêm thông tin hoặc kiểm tra ngoại trừ các điều kiện thông thường.

  • Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan (Luồng Vàng):

Các chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan, do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình, sẽ được kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

  • Kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra chứng từ (Luồng Đỏ):

Quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện dựa trên việc kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình, trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bước 5: Thông quan hàng thủ công mỹ nghệ

Các thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ cơ bản tương tự như các mặt hàng thương mại khác.

Có thể bạn quan tâm  Tìm hiểu thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào?

>>Xem thêm: Cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ

Những lưu ý khi xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ

Muốn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, cần lưu ý gì? Đây là thắc mắc của không ít Doanh nghiệp, Tư nhân, cơ sở sản xuất,…Proship Logistics chia sẻ như sau:

Lưu ý về nhãn dãn hàng hóa

Nhãn dán hàng hóa – Shipping Mark được khuyến khích dán lên kiện hàng. Việc này sẽ giúp cho quá trình vận chuyển, làm thủ tục thông quan hàng xuất diễn ra một cách dễ dàng. Nội dung trên nhãn dán cần được thể hiện các thông tin:

  • Tên hàng bằng tiếng Anh;
  • Tên nhà sản xuất/ xuất khẩu;
  • Tên đơn vị nhập khẩu hàng;
  • Dòng chữ MADE IN VIETNAM – thể hiện nguồn gốc xuất xứ hàng hóa;
  • Số thứ tự kiện/ tổng số bao nhiêu kiện.

Ngoài ra, có thể cần thêm các thông tin như số hợp đồng (Commercial Invoice).

Qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Cùng với các thủ tục, hồ sơ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp cũng cần lưu tâm về nhãn dán hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Mặc dù theo quy định hiện hành, Chính phủ Việt Nam và tổng cục Hải quan không yêu cầu bắt buộc người xuất khẩu làm xuất xứ hàng hóa “MADE IN VIET NAM”. Song nhiều trường hợp, người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu cần phải làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Tùy thuộc người nhập khẩu ở các nước có ký Hiệp định thương mại với Việt Nam. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Form tương ứng thì người mua sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Vì vậy, Doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần trao đổi vấn đề này với người nhập khẩu để chuẩn bị giấy tờ cho lô hàng một cách đầy đủ.

Trên đây là qui trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam. Các Doanh nghiệp có kế hoạch đưa mặt hàng này đi giao thương nước ngoài nhưng chưa rành thủ tục pháp lý, giấy tờ, chứng từ,…nên tham khảo bài chia sẻ quy trình làm thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nêu trên và liên hệ 0909 344 247 khi có nhu cầu gửi hàng đi Bắc Nam giá rẻ tại Proship.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn