x Các chủ hàng, doanh nghiệp có lô hàng vận chuyển đường biển nhưng lo ngại gặp phải tình trạng rớt tàu hay delay tàu, vậy Rớt tàu là gì?
x Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa biết nên làm gì khi gặp phải tình trạng rớt tàu trong vận tải biển?
x Bạn muốn biết nguyên nhân và cách hạn chế hàng bị rớt tàu như thế nào?
Proship.vn chúng tôi sẽ lý giải rõ hơn về “rớt tàu” là gì? Cách khắc phục tình trạng “rớt tàu” thế nào? Cách hạn chế rủi ro hàng bị “rớt tàu”?…Các bên liên quan trong hoạt động vận tải biển nên tìm hiểu những vấn đề này nhằm đẩy lùi hậu quả của “rớt tàu” như chậm trễ trong lịch trình giao hàng, chi phí phát sinh, gián đoạn chuỗi cung ứng, rủi ro về chất lượng hàng hóa, mất cơ hội kinh doanh,…
Delay tàu, rớt tàu là gì là gì?
Trong lĩnh vực logistics, việc hàng hóa bị rớt tàu hoặc delay tàu không chỉ gây ra sự chậm trễ mà còn tác động đáng kể đến chi phí và uy tín của doanh nghiệp.
Rớt tàu là gì? Hàng bị rớt tàu hay delay tàu là container hàng không được xếp lên đúng con tàu như đã dự định trước đó để vận chuyển đi và lúc này cần phải chờ một con tàu khác đến sau vận chuyển.
Thời gian delay tàu thường từ 3 – 7 ngày (kể từ ngày tàu khởi hành).
Nguyên nhân của tình trạng rớt tàu do đâu?
Delay tàu là tình trạng phổ biến trong vận tải biển, có thể là do:
Do thời tiết xấu
Hàng hóa vận chuyển đường biển thường gặp rủi ro từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, lốc xoáy, sóng thần. Lúc này, tàu có thể phải thay đổi lộ trình, đi đường vòng, hoặc dừng tại các cảng khác ngoài kế hoạch, thậm chí có thể bỏ qua một cảng nhất định.
Do chuyển tải
Để giảm chi phí vận chuyển, một số hàng hóa được tập kết tại các cảng nhỏ bằng tàu nhỏ, sau đó chuyển tải lên tàu lớn. Tuy điều này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa cho chủ hàng nhưng kéo dài thời gian vận chuyển.
CẬP NHẬT MỚI NHẤT HÌNH ẢNH XE ĐẦU KÉO CONTAINER PROSHIP LOGISTICS
Do quá tải, tắc nghẽn tại cảng
Tình trạng này thường xảy ra vào mùa cao điểm khi lượng hàng đổ dồn vào các cảng lớn, gây chậm trễ trong quá trình thông quan và xử lý hàng hóa khiến thời gian chờ đợi lâu hơn và làm ảnh hưởng đến lịch trình của tàu.
Do hãng tàu
Một số hãng tàu có thể hủy chuyến nếu số lượng container không đủ trang trải chi phí vận hành. Ngoài ra, các hãng tàu thường nhận số lượng booking lớn hơn so với khả năng chứa của tàu để phòng khách hủy booking. Nếu lượng hủy không nhiều, hàng hóa có thể bị trượt chuyến.
Do không kịp hoàn thành thủ tục hải quan trước giờ Cut-Off
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không kịp hoàn thành thủ tục hải quan như đơn vị xuất khẩu chậm trễ trong việc chuẩn bị giấy tờ hoặc hàng hóa bị kiểm tra ngẫu nhiên khiến hải quan không thể hoàn thành kiểm hóa trước khi tàu khởi hành, buộc phải booking lại hoặc chuyển sang chuyến sau.
Do Delay chuyến trước
Trong vận tải biển, nếu chuyến tàu trước bị delay vì lý do nào đó thì chuyến sau rất dễ bị ảnh hưởng theo, mặc dù thời gian delay có thể ngắn hơn.
Do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng
Các sự cố như tai nạn trên tàu (cháy nổ), cướp biển, nhầm lẫn trong quá trình xếp container tại cảng, hay dịch bệnh bùng phát đều có thể gây ra tình trạng delay tàu.
Cách xử lý hàng bị “rớt tàu” delay tàu nhanh nhất
Cách xử lý nhanh tình trạng hàng rớt tàu là gì? Khi hàng bị rớt tàu, trước tiên doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân bị rớt tàu từ đâu?
Delay do hãng tàu
Thường lỗi này hay xảy ra và doanh nghiệp XNK cũng khó có thể làm gì để thay đổi việc delay này. Trường hợp hàng hóa bị nhỡ tàu xuất phát từ lỗi của hãng tàu vận tải thường do hãng tàu cắt lại một số lượng hàng nhất định nếu chuyến đó bị quá tải để đảm bảo space và an toàn của tàu.
Trong trường hợp này sẽ có thông báo container bị rớt lại, hãng tàu sẽ chủ động sắp xếp chuyến tàu sớm nhất cho bạn. Mọi chi phí phát sinh liên quan đến: Tờ khai xuất khẩu, chi phí DEM/DET sẽ do hãng tàu sẽ chi trả toàn bộ.
Delay do chủ hàng/OPS
Trên booking của hãng tàu luôn thông báo thời gian phải gửi SI, VGM; thời gian giao/nộp tờ khai hàng xuất khẩu, thời gian giao/hạ container về cảng/bãi.
Tuy nhiên vì một số lý do khác
Chủ hàng không đủ gom hàng để đóng; không gửi SI VGM; tờ khai sai thông tin không kịp sửa; Ops quên đi giao/nộp tờ khai hàng xuất; cont bị hạ nhầm cảng/bãi và không kịp hạ về đúng nơi quy định của hãng tàu trước giờ cắt máng,…khiến chủ hàng bị rớt container lại.
Cần liên hệ ngay với khách hàng
Sau khi biết hàng bị rớt tàu, chủ hàng hoặc Forwarder (FWD) cần liên hệ ngay với khách hàng thông báo về tình trạng đơn hàng bị chậm trễ,
Thông báo với đối tác, sắp xếp chuyến tàu sớm nhất
Chủ hàng cần thông báo với phía đối tác trong chuỗi cung ứng hàng hóa của bạn, sắp xếp lại chuyến tàu sớm nhất, cố gắng hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục sớm nhất có thể.
Làm sao hạn chế rủi ro khi hàng bị rớt tàu?
Cách hạn chế rủi ro khi hàng bị rớt tàu là gì? Đối với việc hàng hóa bị rớt tàu thường là các nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi. Song để hạn chế rủi ro này, CẦN LƯU Ý:
Book tàu sớm nhất có thể
Nên book tàu sớm vì lúc này, bạn sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị chứng từ cần thiết và chắc chắn rằng sẽ không gặp vấn đề gì về thủ tục thông quan.
Hạn chế vận tải mùa cao điểm hoặc các ngày lễ lớn
Thông thường, hàng hóa thường bị “rớt tàu” khi tàu bị thiếu chỗ nên cần tránh vận tải mùa cao điểm hoặc các ngày lễ lớn.
Chọn lịch tàu linh hoạt
Việc chọn lịch tàu linh hoạt sẽ giúp đảm bảo có các lựa chọn thay thế khác kịp thời trong trường hợp hàng của bạn bị “rớt tàu”.
Chia thành nhiều Bill
Hãng tàu sẽ quyết định container nào bị “rớt tàu” dựa trên Bill chứ không phải dựa trên số container. Nếu bạn đang chuẩn bị giao 10 container hàng và sử dụng một Bill duy nhất thì khả năng là được đi hết hoặc bị “rớt tàu” hết.
Tránh chuyển tải
Cont được vận chuyển trên các tàu mà có chuyển tải thì rủi ro bị “rớt tàu” sẽ cao hơn là đi thẳng. Đầu tiên là tại cảng khởi hành, tiếp theo là tại cảng chuyển tải.
Làm việc với một đơn vị Forwarder (FWD) uy tín
Một đơn vị FWD uy tín và có kinh nghiệm như Proship Logistics sẽ có kiến thức tốt hơn về các tuyến vận chuyển, các rủi ro có khả năng phát sinh liên quan và chúng tôi cũng sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên giá trị nhất.
Hơn nữa, chúng tôi có khả năng đàm phán tốt với các Hãng tàu nếu tàu bị dư Booking và container hàng của bạn có nguy cơ nằm trong danh sách bị cho “rớt tàu”.
Delay tàu, rớt tàu là gì, cách xử lý khi gặp tình trạng rớt tàu ra sao, làm sao để hạn chế thấp nhất mọi rủi ro khi hàng bị “rớt tàu”…là những kiến thức chuyên ngành liên quan tới vận tải biển mà Proship Logistics muốn chuyển tải tới Quý doanh nghiệp. Khi có nhu cầu thuê Dịch vụ vận tải container đường biển Nội địa và Quốc tế (Mỹ), liên hệ ngay với chúng tôi qua 0909 344 247.