Sales Contract là gì? Có những nội dung quan trọng nào?

x Bạn đang tham gia vào các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế và muốn tìm hiểu về các bản hợp đồng liên quan như Sales Contract?
x Bạn muốn biết Sales Contract đóng vai trò quan trọng ra sao trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa? Nội dung chính quy định gồm những gì?
x Và bạn cần tìm hiểu xem trước khi thực hiện ký kết Hợp đồng ngoại thương Sales Contract, các bên liên quan cần chuẩn bị những gì?

Muốn biết Sales Contract là gì, hãy cùng Proship.vn chúng tôi cập nhật nội dung tin bài chia sẻ kiến thức đầy đủ nhất về Hợp đồng Sales Contract để từ đó giúp các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, thông quan nhanh hợp lệ, hạn chế tối đa mọi tranh chấp không đáng có.

Sales Contract là gì và có vai trò gì trong XNK?

Sales Contract là gì và đóng vai trò quan trọng ra sao trong hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được giải đáp qua nội dung sau:

Sales Contract là gì?

Sales Contract trong hoạt động thương mại quốc tế hay còn gọi là Hợp đồng mua bán quốc tế, Hợp đồng mua bán ngoại thương, Hợp đồng xuất nhập khẩu.

Sales Contract là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở hai nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương). Thông qua việc kí kết, người bán (xuất khẩu) có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa hay quyền sở hữu hàng hóa cho người mua (nhập khẩu).

Có thể bạn quan tâm  Lợi nhuận giữ lại là gì? Công thức tính lợi nhuận giữ lại ra sao?

Bản chất chính của Hợp đồng mua bán quốc tế (Sales Contract) là sự trao đổi hàng hóa giữa hai bên khi đã thống nhất với nhau. Đối tượng chính trong hợp đồng chính là hàng hóa, tài sản được trao đổi.

Sales Contract là gì? Có những nội dung quan trọng nào?
Sales Contract là Hợp đồng mua bán ngoại thương (Hợp đồng xuất nhập khẩu) và là văn bản thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch hàng quốc tế.

Vai trò của Sales Contract trong xuất nhập khẩu

Hợp đồng mua bán quốc tế đóng vai trò là chứng từ pháp lý mà còn đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong giao dịch. Cụ thể:

  • Là cơ sở giải quyết tranh chấp:

Khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn hoặc vi phạm hợp đồng, hợp đồng mua bán là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết.

  • Đảm bảo quyền lợi cho các bên:

Hợp đồng ngoại thương ghi rõ các điều khoản liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và chi phí của cả hai bên. Việc hai bên ký kết hợp đồng giúp đảm bảo mọi điều khoản được thống nhất và tuân thủ.

  • Xác định căn cứ thanh toán:

Hợp đồng ghi rõ số tiền, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán, giúp việc kiểm tra và thực hiện thanh toán dễ dàng hơn.

Các điều kiện đáp ứng hiệu lực của Sales Contract

Điều kiện cần có để đáp ứng hiệu lực của Sales Contract là gì? Khi ký kết hợp đồng Sales Contract cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật hiệu lực của hợp đồng quốc tế này được thực hiện khi có đủ yêu cầu:

  • Khi hai bên đều có đủ khả năng chịu trách nhiệm về những hành vi trao đổi buôn bán của mình trước pháp luật. Các bên kinh doanh phải có đủ giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Sales Contract phải có đủ nội dung theo yêu cầu quy định pháp luật. Các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng như: tên hàng, số lượng, giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm, địa điểm giao nhận hàng, cách thanh toán hàng,…Bên cạnh đó, cũng cần có những thỏa thuận giữa hai bên;
  • Những hàng hóa trong hợp đồng đều phải đảm bảo là những mặt hàng được pháp luật cho phép lưu hành. Doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng cũng cần phải có giấy đăng ký kinh doanh, cũng như những giấy tờ liên quan đến xuất xứ hàng hóa, giấy nhập khẩu từ cục Hải quan;
  • Sales Contract phải được làm thành văn bản rõ ràng, có sự ký kết giữa hai bên đối tác giúp đảm bảo hiệu lực pháp lý của bản hợp đồng này.
Có thể bạn quan tâm  Vận đơn là gì? Có loại nào? Có tác dụng như thế nào?

Nội dung cần có trên Hợp đồng Sales Contract

Nội dung cần có trong Hợp đồng ngoại thương Sales Contract là gì? Một hợp đồng mua bán hoàn chỉnh cần có đủ các phần cơ bản sau:

Phần đầu hợp đồng Sales Contract 

Phần đầu hợp đồng gồm các nội dung:

  • Tiêu đề hợp đồng: “Contract” hoặc “Sale Contract”;
  • Số và ký hiệu hợp đồng: Ví dụ: TPV/VNT-2024;
  • Thời gian ký kết: Ghi rõ ngày, tháng, năm ký hợp đồng;
  • Thông tin bên mua và bên bán: Gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, người đại diện, tài khoản ngân hàng,…

Phần nội dung chính của hợp đồng Sales Contract 

Phần nội dung chính của hợp đồng bao gồm:

  • Thông tin hàng hóa: Tên hàng, mô tả chất lượng, số lượng và đơn giá.
  • Phương thức giao hàng: Cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, thời gian và hình thức giao hàng.
  • Hình thức đóng gói: Quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu thỏa thuận.
Sales Contract là gì? Có những nội dung quan trọng nào?
Nội dung trên bản Hợp đồng ngoại thương Sales Contract hoàn chỉnh sẽ bao gồm phần đầu, phần nội dung chính và phần cuối hợp đồng như mô tả.
  • Phương thức thanh toán: Chuyển khoản (TT) hoặc tín dụng thư (L/C).
  • Điều khoản bảo hành, khiếu nại và bất khả kháng: Xử lý khi hàng hóa không đạt chất lượng hoặc xảy ra sự cố không lường trước.
  • Các chứng từ yêu cầu: Hóa đơn, phiếu đóng gói hàng, giấy chứng nhận xuất xứ,…

Phần cuối hợp đồng Sales Contract

Phần cuối hợp đồng gồm các nội dung:

  • Số lượng bản hợp đồng: Quy định số bản ký kết và bên giữ;
  • Ngôn ngữ hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng (tiếng Anh);
  • Chữ ký hai bên: Đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng.

Các bước cần chuẩn bị khi ký Hợp đồng ngoại thương Sales Contract

Trước khi thực hiện ký kết Hợp đồng ngoại thương Sales Contract, các bên mua bán cần tuân thủ quy trình sau:

Có thể bạn quan tâm  Điều kiện FCA là gì? Tìm hiểu những quy định chi tiết trong điều kiện FCA

Bước 1 – Nắm vững thông tin về đối tác giao kèo

Trước khi ký hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần xác định rõ về đối tác giao kèo để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về lịch sử thành lập của công ty, lĩnh vực kinh doanh, trang web, văn phòng hoạt động.

Ngoài ra, việc tổ chức các cuộc gặp trực tiếp hoặc trực tuyến và thăm quan nhà máy cùng với việc thực hiện giám định năng lực tài chính của đối tác bằng bên thứ ba đều là cần thiết.

Bước 2 – Xem xét các yếu tố pháp lý liên quan

Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên mua bán. Do đó, việc sử dụng luật pháp để soạn thảo Hợp đồng ngoại thương là rất quan trọng.

Cần xác định rõ liệu có áp dụng luật quốc gia hay tập quán thương mại quốc tế và phải quy định cụ thể điều này trong hợp đồng.

Sales Contract là gì? Có những nội dung quan trọng nào?
Trong quá trình xuất nhập khẩu, bên mua cũng như bên bán cần biết phải chuẩn bị những gì trước khi ký kết Hợp đồng Sales Contract.

Bước 3 – Chọn loại hợp đồng ngoại thương phù hợp

Trước khi lập hợp đồng, cần xác định loại hình hợp đồng phù hợp như hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, tư vấn, gia công, chuyển giao công nghệ,…Điều này giúp đảm bảo hợp đồng sẽ phản ánh đúng ý định và mục tiêu của các bên mua bán.

Bước 4 – Quyết định người lập hợp đồng

Trong các hợp đồng quan trọng, việc quyết định ai là người chủ động lập hợp đồng rất quan trọng. Thường thì việc này được giao cho bên muốn giành quyền chủ động, để họ có thể thể hiện đầy đủ mong muốn của mình trong hợp đồng.

Proship Logistics chúng tôi đã giải đáp thắc mắc Sales Contract là gì và đóng vai trò quan trọng ra sao, nội dung chính của Hợp đồng ngoại thương bao gồm những gì. Nếu thấy bài chia sẻ này hữu ích, hãy chia sẻ giúp chúng tôi. Và liên hệ ngay 0909 344 247 để nhận được giải đáp mọi thắc mắc về các loại hợp đồng vận chuyển, vận đơn, chứng từ,…trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 093 9999 247ZaloMessengerkinhdoanh@proship.vn